Trắc nghiệm âm nhạc 9 kết nối tri thức

Trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối tri thức. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Âm nhạc 9 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm âm nhạc 9 kết nối tri thức
Trắc nghiệm âm nhạc 9 kết nối tri thức
Trắc nghiệm âm nhạc 9 kết nối tri thức
Trắc nghiệm âm nhạc 9 kết nối tri thức
Trắc nghiệm âm nhạc 9 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


CHỦ ĐỀ 1: NỐI VÒNG TAY LỚN

BÀI 1

(17 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1: Ai là tác giả bài hát Nối vòng tay lớn?

A. Phan Huỳnh Điểu.

B. Trịnh Công Sơn.

C. Văn Cao.

D. Phạm Tuyên.

Câu 2: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn quê ở:

A. Thừa Thiên Huế.

B. Hà Nội.

C. Quảng Bình.

D. Nam Định.

Câu 3: Bài hát Nối vòng tay lớn có nội dung gì?

  1. Mô tả cảnh làng quê Việt Nam đang sống trong yên vui, thanh bình thì giặc Pháp tràn đến đốt phá, tàn sát người dân lành. Với lòng căm thù giặc, quân và nhân dân đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ quê hương, tin tưởng mãnh liệt vào ngày mai chiến thắng.
  2. Là khúc ca hùng hồn tràn ngập niềm hân hoan tột cùng của cả dân tộc mừng vui chiến thắng, khí thế hoành tráng, tưng bừng, sống động của ngày đất nước ca khúc khải hoàn.
  3. Kêu gọi nhân dân Nam Trung Bộ và Nam bộ trực tiếp đứng lên đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ tay sai của đế quốc Mỹ.
  4. Thể hiện tình cảm của người dân Việt Nam yêu nước và mong muốn cùng nhau đoàn kết xây dựng cuộc sống an vui, hòa bình vì một đất nước Việt Nam thống nhất.

Câu 4: Bài hát Nối vòng tay lớn được chia thành mấy đoạn?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 5: Nối vòng tay lớn được viết ở nhịp:

A. 2/4.

B. 3/4.

C. 4/4.

D. 6/8.

Câu 6: Bài hát Nối vòng tay lớn được viết ở giọng:

A. Son trưởng.

B. Mi thứ.

C. Rê thứ.

D. Đô trưởng.

Câu 7: Bài hát Nối vòng tay lớn có các kí hiệu âm nhạc nào?

  1. Móc giật, dấu luyến.
  2. Khung thay đổi.
  3. Dấu nối, dấu luyến.
  4. Dấu nối, móc giật, dấu luyến và khung thay đổi.

Câu 8: Đoạn 1 của bài hát Nối vòng tay lớn là:

  1. Cờ nối gió….nụ cười nở trên môi.
  2. Rừng núi dang tay…một vòng Việt Nam.
  3. Từ Bắc vô Nam…một vòng tử sinh.
  4. Ta đi vòng tay lớn mãi…dựng tình người trong ngày mới.

 

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là một sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?

  1. Người con gái Việt Nam da vàng.
  2. Diễm xưa.
  3. Cát bụi.
  4. Đất nước trọn niềm vui.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về bài hát Nối vòng tay lớn (Trịnh Công Sơn)?

  1. Bài hát được sáng tác sau sự kiện ngày 30/4/1975.
  2. Ca khúc trở nên quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam, thường được hát trong những sinh hoạt tập thể, đêm nhạc cộng đồng và nhiều chương trình âm nhạc lớn nhỏ ở trong nước, hải ngoại.
  3. Bài hát được viết ở nhịp 2/4, giọng Son trưởng.
  4. Ca khúc đã thực hiện sứ mệnh lan tỏa tình đoàn kết dân tộc.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?

  1. Trịnh Công Sơn (1939 – 2001) quê ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  2. Một số sáng tác tiêu biểu của Trịnh Công Sơn là Cát bụi, Diễm xưa, Hãy yêu nhau đi, Người con gái Việt Nam da vàng, Đất nước trọn niềm vui.
  3. Là Hội viên Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nguyên Phó Tổng biên tập phụ san Thế giới Âm Nhạc.
  4. Ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1958, đã sáng tác trên 600 tác phẩm, phần lớn là tình ca.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về bài hát Nối vòng tay lớn?

  1. Là khúc ca hùng hồn tràn ngập niềm hân hoan tột cùng của cả dân tộc mừng vui chiến thắng, khí thế hoành tráng, tưng bừng, sống động của ngày đất nước ca khúc khải hoàn.
  2. Bài hát được viết ở nhịp 2/4, giọng Mi thứ.
  3. Các kí hiệu âm nhạc trong bài hát là dấu nối, móc giật, dấu luyến và khung thay đổi.
  4. Bài hát được sáng tác sau sự kiện ngày 30/4/1975.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Trong bài hát Nối vòng tay lớn, có thể hát theo hình thức lĩnh xướng ở đoạn:

  1. Rừng núi dang tay…một vòng Việt Nam.
  2. Cờ nối gió…nụ cười nối trên môi.
  3. Từ Bắc vô Nam…một vòng tử sinh.
  4. Ta đi vòng tay lớn mãi…dựng tình người trong ngày mới.

Câu 2: Ngày này, ca khúc Nối vòng tay lớn thường được hát ở:

  1. Những sinh hoạt tập thể, đêm nhạc cộng đồng và nhiều chương trình âm nhạc lớn nhỏ ở trong nước, hải ngoại.
  2. Chương trình âm nhạc ở hải ngoại.
  3. Dịp kỉ niệm ngày sinh – ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
  4. Các hội thi, hội diễn văn nghệ.

Câu 3: Nối vòng tay lớn đã được chuyển ngữ sang:

A. Tiếng Nhật.

B. Tiếng Trung.

C. Tiếng Nga.

D. Tiếng Anh.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1. Ngày nay, bài hát Nối vòng tay lớn có ý nghĩa gì?

  1. Là tiếng đồng vọng của lịch sử, là mạch đập của đất nước và dân tộc.
  2. Nhắc chúng ta không bao giờ được quên mình là người Việt Nam, hãy cùng nhau đoàn kết, thương yêu lấy nhau, nhất là trong khó khăn, hoạn nạn.
  3. Khúc ca ngày giải phóng còn vang mãi, để nhắc nhở chúng ta về một chân lý - dù cho bất kì biến cố nào xảy ra, non sông Việt Nam vẫn sẽ liền một dải, dân tộc Việt Nam vẫn sẽ là một dân tộc đoàn kết và thống nhất.
  4. Gợi lên lòng biết ơn thành kính đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, lời tri ân sâu sắc đến những chiến sĩ đã anh dũng hi sinh vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân và dân tộc.

Câu 2: Ca sĩ nào thể hiện thành công nhất các sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?

A. Khánh Ly.

B. Ánh Tuyết.

C. Sơn Ca.

D. Phương Dung.

 

 

Trắc nghiệm âm nhạc 9 kết nối tri thức
Trắc nghiệm âm nhạc 9 kết nối tri thức

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm âm nhạc 9 kết nối tri thức, đề trắc nghiệm âm nhạc 9 kết nối tri thức có đáp án, trắc nghiệm âm nhạc 9 kết nối tri thức trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập âm nhạc 9 KNTT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay