Giáo án kì 2 Âm nhạc 9 kết nối tri thức
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Âm nhạc 9 kết nối tri thức. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 ÂM NHẠC 9 KẾT NỐI TRI THỨC
- Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 19: Hát Bài hát Ngôi nhà của chúng ta, Nghe nhạc Tác phẩm Mùa xuân
- Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 20: Lí thuyết âm nhạc Sơ lược về hợp âm, Đọc nhạc Bài đọc nhạc số 3
- Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 21: Ôn bài hát Ngôi nhà của chúng ta, Ôn tập Bài đọc nhạc số 3
- Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 22: Vận dụng – Sáng tạo
- Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 23: Hát Bài hát Nụ cười
- Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 24: Nghe nhạc Bài hát Chúng em cần hoà bình, Ôn bài hát Nụ cười
- Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 25: Nhạc cụ Recorder hoặc kèn phím, Thường thức âm nhạc Đàn đá và đàn đáy
- Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 26: Vận dụng – Sáng tạo
- Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 27: Ôn tập và kiểm tra giữa Học kì II
- Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 28: Hát Bài hát Donna Donna
- Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 29: Thường thức âm nhạc Nhạc sĩ Franz Peter Schubert và khúc nhạc Serenade, Ôn bài hát Donna Donna
- Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 30: Lí thuyết âm nhạc Một số hợp âm của giọng Đô trưởng và giọng La thứ, Đọc nhạc Bài đọc nhạc số 4
- Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 31: Vận dụng – Sáng tạo
- Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 32: Hát Bài hát Một thời để nhớ, Nghe nhạc Bài hát Khi tóc thầy bạc trắng
- Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 33: Nhạc cụ Recorder hoặc kèn phím
- Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 34: Vận dụng – Sáng tạo
- Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 35: Ôn tập và kiểm tra cuối Học kì II
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 6: TIẾNG HÁT HÒA BÌNH
BÀI 11 – TIẾT 23:
HÁT: BÀI HÁT NỤ CƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Hát: hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Nụ cười; biết biểu diễn bài hát với các hình thức khác nhau.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Cảm thụ: cảm nhận được tính chất trong sáng, vui tươi của bài hát Nụ cười.
Thể hiện: thể hiện được bài hát ở các hình thức nối tiếp, hòa giọng kết hợp vận động phụ họa và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát Nụ cười.
3. Phẩm chất
Giàu tình yêu thường, lòng nhân ái hướng đến cuộc sống tươi đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
Nhạc cụ gõ (thanh phách, tambourine, maracas), phương tiện nghe nhìn.
Tư liệu/file âm thanh bài hát Nụ cười.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Âm nhạc 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 9 và internet.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS cảm nhận tính chất vui tươi của bài hát và vận động theo nhịp.
d. Nội dung: GV tổ chức cho HS lắng nghe bài hát Nụ cười và vận động theo nhịp.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe, vận động nhẹ nhàng theo bài hát Nụ cười.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS cả lớp lắng nghe bài hát Nụ cười kết hợp vận động theo nhịp:
https://youtu.be/lX8Sn9pAFLo?si=gEuCH1klzeTQJXTd
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe bài hát kết hợp vận động theo nhịp.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS lắng nghe bài hát Nụ cười kết hợp vận động theo nhịp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài hát “Nụ cười” là một ca khúc nổi tiếng của Nga được dịch sang tiếng Việt. Bài hát này mang thông điệp về niềm vui và hạnh phúc, khuyến khích mọi người hãy luôn giữ nụ cười trên môi để cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Nụ cười không chỉ mang lại niềm vui cho bản thân mà còn có thể lan tỏa niềm vui đến những người xung quanh. Để hiểu rõ hơn về bài hát, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Bài 11 – Tiết 23: Hát – Bài hát Nụ cười.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Hát – Bài hát Nụ cười – Học hát từng câu kết hợp vỗ tay theo nhạc
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Lắng nghe GV hát mẫu/ nghe bài hát Nụ cười.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và biết cách chia đoạn, chia câu hát bài Nụ cười.
- Khởi động giọng theo mẫu tự chọn và học hát bài hát Nụ cười theo sự hướng dẫn của GV.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS học bài hát Nụ cười theo các nội dung:
- Hát mẫu/nghe bài hát, cảm thụ âm nhạc.
- Tìm hiểu bài hát.
- Khởi động giọng.
- Dạy hát.
c. Sản phẩm: HS hát từng câu bài hát Nụ cười kết hợp vỗ tay theo phách.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hát mẫu cho HS nghe một lần bài hát Nụ cười. https://www.youtube.com/watch?v=lX8Sn9pAFLo - GV hướng dẫn HS lắng nghe, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe bài hát Nụ cười, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu. - GV khuyến khích HS thể hiện được nội dung bài hát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS lắng nghe bài hát Nụ cười. - HS có những cảm nhận ban đầu lời ca, giai điệu bài hát. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét hoạt động nghe nhạc của HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | Hát – Bài hát Nụ cười – Học hát từng câu kết hợp vỗ tay theo nhạc 1. Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc - HS lắng nghe bài hát Nụ cười. - Có những cảm thụ ban đầu về lời ca, giai điệu bài hát. |
Nhiệm vụ 2: Giới thiệu tác giả và bài hát Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cung cấp một số hình ảnh, video về nhạc sĩ V. Shainsky: Nhạc sĩ V. Shainsky - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ: + Trình bày nguồn gốc bài hát Nụ cười. + Lời Việt của bài hát do ai đặt? Bước 2: HS tiếp thu, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh về nhạc sĩ V. Shainsky. - HS thảo luận cặp đôi, sưu tầm thông tin để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS cặp đôi nêu một số thông tin về tác giả và bài hát Nụ cười. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Giới thiệu tác giả và bài hát - Bài hát Nụ cười nhạc của Vladimir Jakovlevich Shainsky, lời của Mikhail Spartakovich Pljatskovskij. - Bài hát được sử dụng trong bộ phim hoạt hình Gấu mèo nhỏ. - Bài hát được nhạc sĩ Phạm Tuyên phỏng dịch lời Việt.
|
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu bài hát Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, đọc lời ca bài hát Nụ cười: - GV chia HS thành các nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Chia câu hát, chia đoạn và tính chất âm nhạc của từng đoạn. - GV nhận xét và khái quát về tính chất, ý nghĩa nội dung bài hát: Bài hát có 2 đoạn: + Đoạn 1 được viết ở giọng Đô trưởng có tính chất tươi sáng, sôi nổi, linh hoạt. + Đoạn 2 chuyển sang giọng Đô thứ, giai điệu mềm mại, tình cảm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục kết hợp quan sát bản nhạc và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS tìm hiểu bài hát Nụ cười. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 3. Tìm hiểu bài hát - Nội dung, ý nghĩa: thể hiện niềm mong ước của các em được sống trong một thế giới đầm ấm, yên vui và đầy tình thân ái. - Giai điệu: vui tươi, trong sáng. - Hình thức: gồm 2 đoạn + Đoạn 1:
+ Đoạn 2:
|
Nhiệm vụ 4: Khởi động giọng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS khởi động giọng theo lớp, theo nhóm, cá nhân. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 4. Khởi động giọng HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn dưới sự hướng dẫn của GV.
|
Nhiệm vụ 5: Dạy hát Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hát mẫu và hướng dẫn HS tập hát từng câu kết hợp vỗ tay theo nhịp. - GV hướng dẫn và bắt nhịp cho HS hát các từ có trường độ dài để ngân đủ phách (dấu miễn nhịp). - GV lưu ý HS: chỗ chuyển từ giọng Đô trưởng sang giọng Đô thứ (từ đoạn 1 sang đoạn 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tập hát bài Nụ cười theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, kịp thời hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV yêu cầu HS hát từng câu, hát ghép nối các câu và hoàn thiện cả bài. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách hoặc theo nhịp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). - GV khích lệ những HS hát tốt. | 5. Dạy hát - Kí hiệu: dấu hóa, dấu miễn nhịp. - Giọng: Đô trưởng, Đô thứ. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 12 – TIẾT 25:
NHẠC CỤ: RECORDER HOẶC KÈN PHÍM
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: ĐÀN ĐÁ VÀ ĐÀN ĐÁY
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhạc cụ: thể hiện đúng cao độ nốt Pha thăng trong bài Donna Donna trên recorder hoặc trong bài Deck the Halls trên kèn phím.
Thường thức âm nhạc: nêu được một số đặc điểm của đàn đá, đàn đáy; cảm nhận và phân biệt được âm sắc của hai nhạc cụ; nhận biết được nhạc cụ khi nghe hoặc xem biểu diễn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Cảm thụ:
+ Cảm nhận được tính chất trữ tình, thiết tha, sâu lắng và màu sắc âm thanh của recorder khi thực hiện bài Donna Donna.
+ Cảm nhận được tính chất vui tươi, trong sáng bài Deck the Halls thực hiện trên kèn phím.
+ Cảm nhận và phân biệt được màu sắc, âm thanh của đàn đá và đàn đáy khi nghe và xem biểu diễn.
+ Cảm nhận và phân biệt được màu sắc, âm thanh của đàn đá và đàn đáy khi nghe và xem biểu diễn.
Thể hiện:
+ Biết điều chỉnh thế bấm khi thực hành nhạc cụ recorder và kèn phím.
+ Biết kết hợp các loại nhạc cụ thể hiện tiết tấu đệm cho recorder và kèn phím.
+ Trình bày được một số đặc điểm của đàn đá và đàn đáy.
3. Phẩm chất
Rèn luyện tinh thần đoàn kết.
Giáo dục giá trị của nhạc cụ dân tộc và có ý thức bảo tồn âm nhạc truyền thống của Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
Recorder và kèn phím, nhạc cụ gõ.
Tư liệu/file âm thanh bài hát Donna Donna, Deck the Halls.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Âm nhạc 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 9 và internet.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NHẠC CỤ - RECORDER HOẶC KÈN PHÍM
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS làm quen với hình tiết tấu và cảm nhận tính chất trữ tình thiết tha trong bài Donna Donna/ tính chất vui tươi của bài Deck the Halls.
d. Nội dung: GV tổ chức cho HS gõ đệm tiết tấu theo nhịp điệu bài Donna Donna hoặc Deck the Halls.
c. Sản phẩm: HS thực hiện gõ đệm theo hướng dẫn của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia HS thành 2 nhóm và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Thực hiện gõ tiết tấu bài Donna Donna bằng nhạc cụ maracas:
+ Nhóm 2: Thực hiện vỗ tay theo tiết tấu bài Deck the Halls:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chia nhóm và thực hiện gõ đệm theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện các nhóm thực hiện gõ đệm theo hướng dẫn của GV.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 12 – Tiết 25: Nhạc cụ - Recorder hoặc kèn phím.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Thực hành với Recorder
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách thế bấm nốt Pha thăng bằng nhạc cụ recorder.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành thế bấm nốt Pha thăng bằng nhạc cụ recorder.
c. Sản phẩm: HS thực hành với recorder.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mở file âm thanh bài Donna Donna: https://www.youtube.com/watch?v=_slwZuCz-ag - GV yêu cầu HS đọc nốt, gõ phách theo giai điệu bài luyện tập. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Cho biết thế bấm chưa học trên recorder? - GV giới thiệu thế bấm trên recorder và thổi mẫu. - GV yêu cầu HS thực hành bấm kín các lỗ bấm trên sáo, kiểm tra ngón bấm thật cẩn thận. - GV bắt nhịp để HS thổi và ngắt âm Pha thăng cùng lớp. - GV nhắc HS thả lỏng cơ thể và ngón tay. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hành thế bấm nốt Pha thăng theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Thế bấm chưa học trên recorder là nốt Pha thăng. - GV mời đại diện HS thực hành trước lớp. - GV yêu cầu HS khác quan sát, sửa thế tay đúng số ngón kĩ thuật của HS. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 1. Recorder: Thực hành thế bấm nốt Pha thăng - Tay trái: bấm kín các lỗ bấm 0, 1, 2, 3. - Tay phải: ngón giữa bấm lỗ 5, ngón áp út bấm lỗ 6.
|
Hoạt động 2. Thực hành với Kèn phím
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách thế bấm hợp âm bằng nhạc cụ kèn phím.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành thế bấm hợp âm bằng nhạc cụ kèn phím.
c. Sản phẩm: HS thực hành với kèn phím.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu các thế bấm trên khuông nhạc, số ngón bấm của mỗi nốt. - GV hướng dẫn HS thực hành từng thế bấm: + Hợp âm Son trưởng: + Hợp âm Rê trưởng: - GV yêu cầu HS thực hiện thế bấm hợp âm cùng máy đánh nhịp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hành thế bấm hợp âm theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện HS thực hành trước lớp. - GV yêu cầu HS khác quan sát, sửa sai cho HS. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 2. Kèn phím: Thực hành thế bấm hợp âm HS thực hành thế bấm hợp âm theo hướng dẫn của GV. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hành Donna Donna bằng nhạc cụ recorder và hòa tấu Deck the Halls bằng nhạc cụ kèn phím.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hành Donna Donna bằng nhạc cụ recorder và hòa tấu Deck the Halls bằng nhạc cụ kèn phím.
c. Sản phẩm: Phần trình bày Donna Donna bằng nhạc cụ recorder và hòa tấu Deck the Halls bằng nhạc cụ kèn phím của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Thực hành Donna Donna
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát bản nhạc bài hát Donna Donna:
- GV bắt nhịp cho HS đọc cao độ kết hợp vỗ tay theo phách.
- GV hướng dẫn HS luyện tập thành những nét nhạc ngắn.
- GV đọc nhạc kết hợp ngón bấm từng nét nhạc và yêu cầu HS thực hiện lại.
- GV bắt nhịp cho HS thực hành thổi và ngắt cùng lúc trên recorder ở tốc độ chậm, sau đó nâng dần tốc độ theo bản nhạc.
- GV bắt nhịp cho HS thực hành cả bài với máy đánh nhịp.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chia nhóm và thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả luyện tập trước lớp.
- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 2: Hòa tấu Deck the Halls
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV thổi mẫu giai điệu bài Deck the Halls:
https://www.youtube.com/watch?v=UqItlHUSN-4
- GV cho HS đọc nốt nhạc và gõ theo phách để nhớ vị trí nốt nhạc và duy trì nhịp độ.
- GV hướng dẫn HS thổi từng nét nhạc ngắn (2 ô nhịp) rồi ghép cả câu, cả đoạn hoàn chỉnh.
- GV tiếp tục yêu cầu HS sáng tạo các hình thức biểu diễn kèn phím và recorder theo ý thích.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 ÂM NHẠC 9 KẾT NỐI TRI THỨC
- Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối Bài 7: Bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ); Bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Trung Bộ)
- Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối Bài 8: Nhã nhạc Cung đình Huế; Recorder hoặc kèn phím
- Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối Bài 9: Bài hát Ngôi nhà của chúng ta; Tác phẩm Mùa xuân
- Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối Bài 10: Sơ lược về hợp âm; Bài đọc nhạc số 3
- Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối Bài 11: Bài hát Nụ cười; Bài hát Chúng em cần hoà bình
- Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối Bài 12: Recorder hoặc kèn phím; Đàn đá và đàn đáy
- Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối Bài 13: Bài hát Donna Donna; Nhạc sĩ Franz Peter Schubert và khúc nhạc Serenade
- Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối Bài 14: Một số hợp âm của giọng Đô trưởng và giọng La thứ; Bài đọc nhạc số 4
- Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối Bài 15: Bài hát Một thời để nhớ; Bài hát Khi tóc thầy bạc trắng
- Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối Bài 16: Recorder hoặc kèn phím
BÀI 14: LÍ THUYẾT ÂM NHẠC – MỘT SỐ HỢP ÂM CỦA GIỌNG ĐÔ TRƯỞNG VÀ GIỌNG LA THỨ
(15 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Trên mỗi bậc của giọng Đô trưởng có thể thành lập được
A. một hợp âm bốn.
B. hai hợp âm ba.
C. hai hợp âm một.
D. một hợp âm ba.
Câu 2: Các hợp âm ba trên bậc nào là quan trọng của giọng Đô trưởng?
A. bậc II, IV, V. | B. bậc I, III, IV. |
C. bậc I, V, VI. | D. bậc I, IV, V. |
Câu 3: Kí hiệu của hợp âm Đô trưởng là
A. F. | B. C. |
C. G. | D. E. |
Câu 4: Kí hiệu của hợp âm Pha trưởng là
A. F. | B. C. |
C. G. | D. E. |
Câu 5: Kí hiệu của hợp âm Son trưởng là
A. F. | B. C. |
C. G. | D. E. |
Câu 6: Trên mỗi bậc của giọng La thứ có thể thành lập được
A. một hợp âm ba.
B. hai hợp âm một.
C. một hợp âm hai.
D. ba hợp âm một.
Câu 7: Các hợp âm ba trên bậc nào là quan trọng của giọng La thứ?
A. bậc II, IV, V. | B. bậc I, III, IV. |
C. bậc I, IV, V. | D. bậc I, V, VII. |
Câu 8: Kí hiệu của hợp âm La thứ là
A. Em. | B. Am. |
C. Gm. | D. Dm. |
Câu 9: Kí hiệu của hợp âm Rê thứ là
A. Em. | B. Am. |
C. Gm. | D. Dm. |
Câu 10: Kí hiệu của hợp âm Mi thứ là
A. Em. | B. Am. |
C. Gm. | D. Dm. |
2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)
Câu 1: Điểm giống nhau của giọng Đô trưởng và giọng La thứ về hợp âm ba trên bậc là
A. đều có hợp âm La thứ.
B. đều có hợp âm Đô trưởng.
C. đều có hợp âm trên bậc I, IV, V là quan trọng.
D. đều có thể thành lập được một hợp âm hai.
Câu 2: Hợp âm bậc 1 của giọng Đô trưởng có các âm
A. Fa, La, Đô.
B. Đô, Mi, Sol.
C. Sol, Si, Rê.
D. Mi, Sol, Rê.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
CHỦ ĐỀ 8: MỘT THỜI ĐỂ NHỚ
BÀI 15: HÁT – BÀI HÁT MỘT THỜI ĐỂ NHỚ
NGHE NHẠC – BÀI HÁT KHI TÓC THẦY BẠC TRẮNG
(13 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Ai là tác giả bài hát Một thời để nhớ?
A. Nguyễn Văn Hiên. | B. Vũ Xuân Hùng. |
C. Phó Đức Phương. | D. Hoàng Vân. |
Câu 2: Bài hát Một thời để nhớ có nhịp
A. . | B. . | C. . | D. . |
Câu 3: Bài hát Một thời để nhớ có giai điệu
A. sôi động.
B. tình cảm.
C. trong trẻo.
D. náo nhiệt.
Câu 4: Bài hát Một thời để nhớ có nội dung gì?
A. mong muốn cùng nhau đoàn kết xây dựng cuộc sống yên vui, hòa bình.
B. sự đoàn kết, khát vọng xây dựng tương lai tươi sáng.
C. tình cảm của học sinh đối với thầy cô và mái trường.
D. lời tâm sự về nỗi nhớ trường lớp, nhớ thầy cô, bạn bè.
Câu 5: Bài hát Một thời để nhớ được chia làm mấy đoạn?
A. 1 đoạn. | B. 4 | C. 2 đoạn. | D. 3 đoạn. |
Câu 6: Đoạn 1 của bài hát Một thời để nhớ từ
A. Hỡi cánh chim ... ai nhớ ai!.
B. Về thăm trường ... bao ước mơ.
C. Những tháng năm bây giờ ... sao không nhớ!.
D. Những bóng cây ... lúc bên nhau.
Câu 7: Đoạn 2 của bài hát Một thời để nhớ từ
A. Hỡi cánh chim ... ai nhớ ai!.
B. Về thăm trường ... bao ước mơ.
C. Những tháng năm bây giờ ... sao không nhớ!.
D. Những bóng cây ... lúc bên nhau.
Câu 8: Ai là tác giả bài hát Khi tóc thầy bạc trắng?
A. Phan Huỳnh Điểu. | B. Trần Đức. |
C. Xuân Phương. | D. Bùi Quang Minh. |
Câu 9: Bài hát Khi tóc thầy bạc trắng có tính chất âm nhạc
A. sôi động, náo nhiệt.
B. vui tươi, khỏe khoắn.
C. lãng mạn, ấm áp.
D. trữ tình, trong sáng.
2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải nội dung của bài hát Khi tóc thầy bạc trắng?
A. nỗi nhớ của người thầy khi về hưu.
B. Giàu hình tượng hình ảnh người thầy trên bục giảng.
C. Thể hiện cảm xúc về người thầy qua những tháng năm miệt mài với công việc dạy học.
D. Cảm xúc của người thầy khi dìu dắt các thế hệ học sinh đến bến bờ tươi đẹp của cuộc sống.
Câu 2: Đâu không phải là sáng tác của nhạc sĩ Trần Đức?
A. Mơ ước ngày mai.
B. Bài thơ trên cát.
C. Khi tóc thầy bạc trắng.
D. Khi tình yêu đến.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: giáo án kì 2 Âm nhạc 9 kết nối tri thức, bài giảng kì 2 môn Âm nhạc 9 kết nối tri thức, tài liệu giảng dạy Âm nhạc 9 kết nối tri thức