Kênh giáo viên » Âm nhạc 9 » Giáo án kì 2 Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo

Giáo án kì 2 Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo

Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 ÂM NHẠC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 15: 

NHẠC CỤ THỂ HIỆN GIAI ĐIỆU: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 

(SÁO RECORDER HOẶC KÈN PHÍM)

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhạc cụ thể hiện giai điệu: thực hiện được nốt Pha 2 và Bài thực hành số 4 trên sáo recorder hoặc kèn phím.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Thực hiện được nốt Pha 2 trên sáo recorder; thổi được Bài thực hành số 4 trên sáo recorder hoặc trên kèn phím với nhịp độ vừa phải, tính chất nhẹ nhàng, uyển chuyển.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa, tích cực tham gia các HĐ bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa.

  • Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo. 

  • File âm thanh và nhạc đệm Bài thực hành số 4.

  • Đàn phím điện tử sáo recorder hoặc kèn phím.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.

  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 9 và internet. 

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

  • Thực hành luyện tập, làm mẫu, giải quyết vấn đề,...

2. Kĩ thuật dạy học

  • Chia nhóm, mảnh ghép,...

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS nhớ lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS ôn tập Bài thực hành số 3.

c. Sản phẩm: HS thổi Bài thực hành số 3 theo nhạc đệm.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Ôn lại nốt Pha thăng và Bài thực hành số 3

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS ôn lại cách bấm và thổi nốt Pha thăng (đối với kè phím).

BÀI 16: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ(17 CÂU)

- GV hướng dẫn HS ôn tập Bài thực hành số 3 với tính chất nhẹ nhàng, trong sáng theo nhịp độ hơi nhanh.

BÀI 16: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ(17 CÂU)

- GV lưu ý HS: Giữ hơi thở nhẹ nhàng và đều đặn khi thổi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS ôn tập lại cách bấm và thổi nốt Pha thăng (đối với kè phím) và Bài thực hành số 3.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS bấm và thổi nốt Pha thăng (đối với kè phím) và Bài thực hành số 3.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Nghe nhạc và gõ đệm hoặc vận động theo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghe video/ âm thanh và vỗ tay theo:

+ Bài Bóng em (dân ca Chăm): 

https://www.youtube.com/watch?v=cdupNeBKwiU 

+ Tác phẩm múa Chàm rông (nhạc của Nguyễn Văn Thương):

https://www.youtube.com/watch?v=QWWILRfP7lM 

- GV cung cấp kiến thức cho HS: Nhạc múa Chàm rông của Nguyễn Văn Thương có sử dụng bài Bóng em dân ca Chăm. Đây là một trong những tác phẩm nhạc múa Việt Nam rất nổi tiếng ở những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, được trình diễn rất nhiều trong các chương trình biểu diễn chuyên nghiệp cũng như hội diễn ca múa nhạc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe nhạc và thực hiện gõ đệm hoặc vận động theo.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS thực hiện gõ đệm hoặc vận động theo.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Nghe bài mẫu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS lắng nghe Bài thực hành số 4.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nhận xét giai điệu của Bài thực hành số 4 với bài Bóng em hoặc múa Chàm rông.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát, vận dụng hiểu biết bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Bài thực hành số 4 được trích từ giai điệu bài Bóng em, một bài dân ca Chăm rất đặc sắc.

à Giai điệu của dân ca Chăm thường mang tính chất trữ tình, nhẹ nhàng và sâu lắng. Các bài dân ca Chăm thường sử dụng nhiều loại nhạc cụ truyền thống như đàn Kanhi, trống Ghi-năng, kèn Saranai, đàn Rabap. Dân ca Chăm không chỉ là âm nhạc mà còn là phương tiện truyền tải tình cảm, tâm tư và bản sắc văn hóa của người Chăm qua nhiều thế hệ.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 15: Nhạc cụ thể hiện giai điệu – Bài thực hành số 4 (sáo recorder hoặc kèn phím).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận biết cách bấm nốt Pha 2

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách bấm nốt Pha 2.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS cách bấm nốt Pha 2.

c. Sản phẩm: HS thực hiện bấm nốt Pha 2.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS nhận biết cách bấm nốt Pha 2 trên sáo recorder.

- GV lưu ý HS: giữ hơi thở nhẹ nhàng và đều đặn khi thổi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện bấm nốt Pha 2 theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS thực hiện bấm nốt Pha 2 trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về thực hiện bấm nốt Pha 2.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Nhận biết cách bấm nốt Pha 2

- Đối với sáo Baroque: bấm 2/3 lỗ 0, lỗ 1, lỗ 2, lỗ 3 ở tay trái và bấm lỗ 4, lỗ 6, lỗ ở tay phải.

- Đối với sáo German: bấm 2/3 lỗ 0, lỗ 1, lỗ 2, lỗ 3 ở tay trái và bấm lỗ 4 ở tay phải.

 

Hoạt động 2: Quan sát Bài thực hành số 4

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu Bài thực hành số 4.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS phân tích, nhận xét Bài thực hành số 4.

c. Sản phẩm: HS tìm hiểu Bài thực hành số 4.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát Bài thực hành số 4:

BÀI 16: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ(17 CÂU)

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Chỉ ra các kí hiệu đã học (loại nhịp, nhịp điệu, cao độ, trường độ, các kí hiệu khác,...).

- GV lưu ý HS: kèn phím cần chú ý số ngón tay ghi trên bài thực hành.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về Bài thực hành số 4.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

2. Quan sát Bài thực hành số 4

- Nhịp 2/4

- Nhịp điệu vừa phải nhẹ nhàng.

- Cao độ: Đô, Rê, Fa, Son, La.

- Trường độ: đơn, đen, đen chấm dôi, trắng, lặng đơn.k

- Kí hiệu: dấu nối.

Hoạt động 3: Thực hiện thang âm

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách thực hiện thang âm trên sáo recorder hoặc kèn phím.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện thang âm trên sáo recorder hoặc kèn phím.

c. Sản phẩm: HS thực hiện thang âm trên sáo recorder hoặc kèn phím.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thực hiện thang âm trên sáo recorder hoặc kèn phím:

BÀI 16: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ(17 CÂU)

- GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm theo.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện thang âm theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS thực hiện thang âm trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về thực hiện thang âm.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

3. Thực hiện thang âm

HS thực hiện thang âm theo hướng dẫn của GV.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 16: 

- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC:

MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

- NGHE NHẠC: MÓ CÁ (HÁT XOAN PHÚ THỌ)

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thường thức âm nhạc: nêu được những nét chính về Hát xoan Phú Thọ, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn ca tài tử Nam Bộ.

  • Nghe nhạc: nêu được cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài Mó cá (Hát xoan Phú Thọ).

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Nêu được những nét chính về Hát xoan Phú Thọ, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn ca tài tử Nam Bộ.

  • Nêu được cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài Mó cá (Hát xoan Phú Thọ).

3. Phẩm chất

  • Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của quê hương.

  • Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa, tích cực tham gia các HĐ bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa.

  • Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo. 

  • File âm thanh hoặc video trình diễn bài Mó cá (Hát xoan Phú Thọ).

  • Hình ảnh, video trình diễn Hát xoan Phú Thọ, Cồng chiêng Tây Nguyên và Đờn ca tài tử Nam Bộ.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.

  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 8 và internet. 

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

  • Dùng lời, giải quyết vấn đề, thảo luận,...

2. Kĩ thuật dạy học

  • Chia nhóm, mảnh ghép, khăn trải bàn, sơ đồ tư duy,...

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

 

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: 

MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS ôn lại bài hát Lí ngựa ô kết hợp gõ đệm.

c. Sản phẩm: HS biểu diễn bài hát Lí ngựa ô kết hợp gõ đệm.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm, hát và gõ đệm cho bài hát Lí ngựa ô:

https://youtu.be/rn9k8vFJuCA?si=ewH-n3zZE8eT5wGw 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo nhóm, ôn bài hát Lí ngựa ô kết hợp gõ đệm.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS biểu diễn bài hát Lí ngựa ô kết hợp gõ đệm.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 16: Thường thức âm nhạc – Một số di sản văn hóa phi vật thể.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Một số di sản văn hóa phi vật thể

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về Hát xoan Phú Thọ, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn ca tài tử Nam Bộ.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về Hát xoan Phú Thọ, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn ca tài tử Nam Bộ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về Hát xoan Phú Thọ, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn ca tài tử Nam Bộ và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Việt Nam là nước đa dân tộc với một nền văn hóa truyền thống phong phú. Rất nhiều thể loại âm nhạc, nghệ thuật diễn xướng của ông cha để lại đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại như: Ca trù, Hát xoan Phú Thọ, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Nhã nhạc Cung đình Huế, Đờn ca tài từ Nam Bộ, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên,...

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm đọc nội dung trong SGK tr.49 – 51 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu nội dung về Hát xoan Phú Thọ.

+ Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu nội dung về Không gian văn hóa Cồng Chiêng.

+ Nhóm 5 + 6: Tìm hiểu nội dung về Đờn ca tài tử Nam Bộ.

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số tư liệu, hình ảnh, video về một số di sản văn hóa phi vật thể (Đính kèm dưới Hoạt động).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về Hát xoan Phú Thọ, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn ca tài tử Nam Bộ trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về Hát xoan Phú Thọ, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn ca tài tử Nam Bộ.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

Một số di sản văn hóa phi vật thể

Đính kèm dưới Hoạt động.

TƯ LIỆU HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ

MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

BÀI 16: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ(17 CÂU)

Bánh chưng, bánh dày - được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ngày 08/05/2023

BÀI 16: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ(17 CÂU)

Phở - được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia ngày 09/08/2024

BÀI 16: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ(17 CÂU)

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh - được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 27/11/2014

BÀI 16: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ(17 CÂU)

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 06/12/2012

BÀI 16: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ(17 CÂU)

Nghệ thuật Xòe Thái - Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 16 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 13 đến 18/12/2021) tại Paris (Pháp), hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại

BÀI 16: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ(17 CÂU)

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm - được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại ngày 29/11/2022

BÀI 16: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ(17 CÂU)

Ca trù - được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại ngày 01/10/2009

BÀI 16: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ(17 CÂU)

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - ược UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 25/11/2005

+ Một số Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia về ẩm thực:

https://www.youtube.com/watch?v=GjBazuj_DYo 

+ 15 Di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam:

https://www.youtube.com/watch?v=EhoGIDzysAo 

Nhóm 1 + 2: Hát xoan Phú Thọ

- Nguồn gốc: Hát xoan là một thể loại dân ca nghi lễ phong tục, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương - Phú Thọ.

- Đặc điểm: 

+ Diễn xướng tổng hợp bao gồm hát, múa, nhạc và trò diễn.

+ Được tổ chức vào mùa xuân trong các lễ hội, nghi lễ thờ thần. 

- Cách thức biểu diễn: Hệ thống bài bản phong phú, được trình diễn theo lề lối quy định gồm 3 chặng:

+ Chặng hát nghi lễ: hát múa theo nghi thức cầu cúng, tế lễ.

+ Chặng hát quả cách (quả là bài, cách là hình thức hát): hát các bài văn thơ, nội dung miêu tả về cảnh đẹp thiên nhiên, lao động sản xuất,... 

+ Chặng hát hội là nam nữ hát đối đáp, giao duyên gồm nhiều bài hát, múa kết hợp trò diễn, được kết nối với nhau theo kiểu liên khúc.

- Hình thức biểu diễn: 

+ Đồng ca, tốp ca, hát đuổi, hát đan xen, hát có lĩnh xướng, hát đối đáp. 

+ Cách hát cũng khá đa dạng theo các chặng hát: hát nói, hát ngâm, hát diễn cảm,... 

- Tác phẩm tiêu biểu: Giáo trống, Giáo pháo, Bỏ bộ, Đố hoa, Trống quân, Mó cá,...

- Ý nghĩa: 

+ Hát xoan không chỉ có giá trị là nghệ thuật với hình thức diễn xướng hát múa tập thể dân gian mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hoá của người Việt trên vùng đất Văn Lang. 

+ Hát xoan Phú Thọ được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2017.

Nhóm 3 + 4: Không gian văn hóa Cồng Chiêng

- Nguồn gốc: Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh, gồm: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng và bao gồm nhiều yếu tố: cồng chiêng, chơi cồng chiêng, các bài bản hoà tấu, các nghi thức lễ hội sử dụng cồng chiêng và địa điểm tổ chức lễ hội. 

- Đặc điểm: 

+ Cồng chiêng có thể được dùng đơn chiếc hoặc theo bộ nhiều chiếc. 

+ Dù diễn tấu Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên nhiều hay ít trong nghi lễ, lễ hội thì âm nhạc cồng chiêng vẫn là yếu tố chính tạo nên không gian văn hoá. 

- Hình thức biểu diễn: sân khấu hay trong các lễ hội đương đại.

- Tác phẩm tiêu biểu: 

+ Juan, Vang, Trum (hay còn gọi là Krum),.. của người Gia Rai.

+ Xa Trăng, Sakapo, Atâu, Tơrơi,... của người Ba Na.

+ Đón khách, Cúng mừng lúa mới,.. của người Ê Đê.

- Ý nghĩa: 

+ Cồng chiêng là hồn thiêng, là biểu tượng của ý chí và sức mạnh. Thanh âm của Cồng chiêng như tiếng vọng của đại ngàn hùng vĩ, lan tỏa khắp buôn làng, như mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. 

+ Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2005.

Nhóm 5 + 6: Đờn ca tài tử Nam Bộ

- Nguồn gốc: 

+ Đờn ca tài tử Nam Bộ, còn được gọi là âm nhạc tài tử Nam Bộ.

+ Bắt nguồn từ dân ca, nhạc lễ, nhạc sân khấu hát bội của Nam Bộ và nhạc cung đình, thính phòng Huế. 

+ Đờn ca tài tử hình thành rõ nét vào khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Đây là thể loại âm nhạc kết hợp giữa nhạc đàn và nhạc hát.

- Đặc điểm: 

+ Những bài bản chính của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được thống nhất một cách tương đối thành hệ thống 20 bài bản tổ và những bài bản nhỏ. 

+ Các bài ca trong nhạc tài tử Nam Bộ có lối văn chương trau chuốt nhưng gần gũi. 

- Tác phẩm tiêu biểu: 

+ Lưu thuỷ trường, Bình bán chấn, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ,...

+ Lưu thuỷ đoản, Bình bán vắn, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ hội,... 

+ Hiệp điệp xuyên hoa (Bây bướm hút nhụy hoa), Tước dược (Chim sẻ nhảy)  của ông Trần Quang Quờn; Nguyễn Trãi Bình Ngô của ông Nhị Tấn, Dạ cổ hoài lang của ông Cao Văn Lầu,...

- Ý nghĩa: 

+ Đờn ca tài tử Nam Bộ mang đầy đủ những đặc điểm của nghệ thuật cổ truyền bác học, chuyên nghiệp trong trình diễn và hình thức biểu hiện.

+ Diễn tả được nhiều cung bậc cảm xúc của con người; thể hiện những nội dung và hình tượng âm nhạc đặc trưng Nam Bộ. 

+ Nhiều bài bản của đờn ca tài tử được sử dụng trong âm nhạc sân khấu cải lương. 

+ Năm 2013, Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

 

II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 ÂM NHẠC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ 6: HƯỚNG VỀ NGUỒN CỘI

BÀI 16: 

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

(17 CÂU)

 

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Nền văn hóa truyền thống của Việt Nam được đánh giá là: 

A. phong phú. 

B. đa sắc màu. 

C. phát triển. 

D. đặc sắc.  

Câu 2: Đâu là một loại hình văn hóa nước ta được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại?

A. Cải lương. 

B. Hát giao duyên. 

B. Hát xẩm. 

D. Hát xoan. 

Câu 3:  Hát xoan thường được thể hiện trong những dịp nào?

A. Vào mùa xuân trong các dịp hội làng. 

B. Vào mùa xuân trong các lễ hội, nghi lễ thờ thần. 

C. Vào lễ hội tạ ơn thần linh của người dân trong vùng.

D. Vào lễ hội mùa màng của người dân. 

Câu 4: Hát Xoan là nghệ hình của tỉnh nào? 

A. Phú Thọ. 

B. Vĩnh Phúc. 

C. Hải Dương.

D. Thanh Hóa. 

Câu 5: Hát xoan được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể vào năm nào?

A.2018

B. 2017

C.2015

D. 2014

Câu 6: Hát xoan gồm có mấy chặng? 

A. 5

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 7:Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên những tỉnh nào?

A. Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Phú Yên. 

B. Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Quảng Trị. 

C. Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Quảng Bình.

D. Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng. 

Câu 8: Cồng chiêng được dùng như thế nào?

A. theo chiếc. 

B. theo chiếc, bộ. 

C. theo bộ. 

D. theo cặp.  

Câu 9:Cồng chiêng được coi là biểu tượng của:

A. thần linh.  

B. khát vọng

C. sức mạnh, niềm tin. 

D. ý chí, sức mạnh. 

 

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về các chặng trong hát xoan?

A. Hát nghi lễ. 

B. Hát tế lễ. 

C. Hát quả cách. 

D. Hát hội. 

Câu 2: Đâu không phải là bắt nguồn của đờn ca tài tử Nam Bộ?

A. Dân ca. 

B. Nhạc lễ. 

C. Hát quan họ.

D. Hát bội. 

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

CHỦ ĐỀ 7: GIAI ĐIỆU BẠN BÈ

BÀI 18:

LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: MỘT SỐ HỢP ÂM 

CỦA GIỌNG ĐÔ TRƯỞNG VÀ GIỌNG LA THỨ

(17 CÂU)

 

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Giọng Đô trưởng được viết như thế nào?

 A. C Major. 

B. D Major. 

C. F Major. 

D. E Major. 

Câu 2: Trên mỗi bậc của giọng C Major có thể thành lập được một:

  A. Hợp âm hai. 

B. Hợp âm năm. 

  B. Hợp âm bốn. 

D. hợp âm ba. 

Câu 3: Hợp âm đô trưởng được kí hiệu là: 

A. F.

B. C. 

C. G.

D. D. 

Câu 4:   Hợp âm Pha trưởng được kí hiệu là: 

  A. F

B. C. 

C. G. 

D. D. 

Câu 5: Hợp âm Son trưởng được kí hiệu là:

A. F

B. G

C. C

D. B

Câu 6: Giọng La thứ được kí hiệu là: 

A. E Minor. 

B. C Minor. 

C. F Minor. 

D.  A Minor. 

Câu 7: Có thể thành lập mấy hợp âm ba trên mỗi bậc của giọng La thứ? 

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 8: Hợp âm La thứ có kí hiệu là: 

A. Dm.

B. Am. 

C. Em.  

D. Cm. 

Câu 9: Hợp âm Mi thứ kí hiệu là: 

A. Am. 

B. Cm.

C. Dm. 

D. Em. 

 

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là hợp âm quan trọng  trong giọng Đô trưởng?

A. I.

B. VI. 

C. IV.

D. V. 

Câu 2: Đâu không phải là hợp âm quan trọng  trong giọng La thứ?

A. I

B. IV

C. VI

D. V

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Giáo án kì 2 Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo

Cần nâng cấp lên VIP

Sau khi nâng cấp lên tài khoản VIP sẽ tải được ngay và luôn:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
  • 15 -20 phiếu trắc nghiệm theo cấu trúc mới
  • Ít nhất 7 đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn
  • File word giải bài tập sgk
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/cả năm

=> Chỉ gửi 650k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 10 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: giáo án kì 2 Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo, bài giảng kì 2 môn Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo, tài liệu giảng dạy Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay