Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Địa lí 10 chân trời Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
Câu hỏi 1: Các trung tâm công nghiệp thường được biểu hiện bằng phương pháp nào?
Trả lời: Phương pháp kí hiệu.
Câu hỏi 2: Liệt kê các dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu?
Trả lời: Dạng chữ, dạng tượng hình và dạng hình học.
Câu hỏi 3: Sự phân bố các cơ sở chăn nuôi thường được biểu hiện bằng phương pháp nào?
Trả lời: Phương pháp chấm điểm.
Câu hỏi 4: Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những đặc điểm nào?
Trả lời: Những địa điểm cụ thể hay những đối tượng tập trung trên những diện tích nhỏ mà không thể biểu hiện trên bản đồ tỉ lệ.
Câu hỏi 5: Phương pháp kí hiệu có khả năng thể hiện về những mặt gì?
Trả lời: Chất lượng, số lượng, cấu trúc, sự phát triển và phân bố của đối tượng.
Câu hỏi 6: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động dùng để thể hiện điều gì?
Trả lời: Sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế – xã hội trên bản đồ.
Câu hỏi 7: Trên bản đồ, sự di chuyển của các đối tượng được thể hiện bằng hình dạng gì?
Trả lời: Các mũi tên.
Câu hỏi 8: Đặc điểm của đối tượng, hiện tượng của phương pháp kí hiệu đường chuyển động được thể hiện thông qua những đặc trưng nào?
Trả lời: Màu sắc, độ rộng và hướng của mũi tên.
Câu hỏi 9: Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị nào của đối tượng địa lí?
Trả lời: Giá trị tổng cộng.
Câu hỏi 10: Phương pháp bản đồ – biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí theo từng lãnh thổ bằng cách nào?
Trả lời: Đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.
Câu hỏi 11: Phương pháp bản đồ – biểu đồ thể hiện được các đặc điểm nào của đối tượng địa lí?
Trả lời: Số lượng, chất lượng của các đối tượng.
Câu hỏi 12: Phương pháp bản đồ – biểu đồ thường được dùng để thể hiện trên bản đồ nào?
Trả lời: Bản đồ kinh tế - xã hội.
Câu hỏi 13: Phương pháp chấm điểm biểu hiện các đối tượng nào?
Trả lời: Các đối tượng phân tán nhỏ lẻ.
Câu hỏi 14: Phương pháp chấm điểm chủ yếu thể hiện điều gì?
Trả lời: Số lượng của đối tượng.
Câu hỏi 15: Phương pháp khoanh vùng thể hiện điều gì?
Trả lời: Những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định.
Câu hỏi 16: Nêu các cách để khoanh vùng trên bản đồ?
Trả lời: Dùng các đường nét liền, đường nét đứt, màu sắc, kí hiệu hoặc viết tên đối tượng vào vùng đó.
Câu hỏi 17: Ngoài các phương pháp thể hiện bản đồ như: phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp bản đồ - biểu đồ, phương pháp chấm điểm, phương pháp khoanh vùng thì còn có những phương pháp nào để thể hiện các đối tượng địa lí?
Trả lời: Phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp nền chất lượng, phương pháp bản đồ – mật độ và phương pháp biểu đồ định vị.
Câu hỏi 18: Các tuyến giao thông đường biển thường được biểu hiện bằng phương pháp gì?
Trả lời: Đường chuyển động.
Câu hỏi 19: Phương pháp nào dùng để thể hiện diện tích cây trồng?
Trả lời: Chấm điểm.
Câu hỏi 20: Trong phương pháp bản đồ - biểu đồ, để thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí theo từng lãnh thổ, người ta dùng cách nào?
Trả lời: …………………………
Câu hỏi 21: Để thể hiện các sự vật di chuyển theo các tuyến, thường dùng phương pháp nào?
Trả lời: …………………………
Câu hỏi 22: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm như thế nào?
Trả lời: …………………………
Câu hỏi 23: Các đối tượng theo điểm cụ thể thường dùng phương pháp nào để thể hiện?
Trả lời: …………………………
Câu hỏi 24: Trong phương pháp đường chuyển động, để thể hiện sự khác nhau về khối lượng hoặc tốc độ di chuyển của cùng một loại đối tượng địa lí, người ta sử dụng các mũi tên có đặc điểm như thế nào?
Trả lời: …………………………
Câu hỏi 25: Phương pháp nào là thích hợp nhất để thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ?
Trả lời: …………………………
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------