Giáo án gộp Địa lí 10 chân trời sáng tạo kì I
Giáo án học kì 1 sách Địa lí 10 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 của Địa lí 10 CTST. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Bài: Mở đầu môn địa lí với định hướng nghề nghiệp
GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (2 tiết)
Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống (1 tiết)
Bài 3: Một số ứng dụng của gps và bản đồ số trong đời sống (1 tiết)
GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2. TRÁI ĐẤT
Bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng (2 tiết)
Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất (3 tiết)
............................................
............................................
............................................
BÀI MẪU
BÀI 7: NGOẠI LỰC (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ: Trình bày khái niệm ngoại lực, nguyên nhân sinh ra ngoại lực, tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
Năng lực ngôn ngữ: rèn luyện sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, thể hiện chính xác, phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động địa lí.
Năng lực riêng: năng lực nhận thức khoa học Địa lí, tìm hiểu và sử dụng công cụ địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí đã học.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ học tập và lĩnh hội kiến thức về ngoại lực, nguyên nhân sinh ra ngoại lực, tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
- Khơi dậy cho HS niềm đam mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng tự nhiên có liên quan ngoại lực, tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Địa lí 10, Giáo án.
Hình ảnh, video liên quan đến bài học.
Phiếu học tập.
Máy chiếu, máy tính,… (nếu có)
2. Đối với học sinh
SGK, tài liệu, dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
Dẫn dắt vào bài học mới.
b. Nội dung:
GV cho HS quan sát một số hình ảnh về tác động của ngoại lực đối với địa hình bề mặt Trái Đất.
c. Sản phẩm học tập: Đáp án của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS chuẩn bị trước các hình ảnh về một số dạng địa hình.
- GV sử dụng phương pháp “Nêu vấn đề” nhằm kích thích động cơ học tập và khả năng tư duy của HS để giải quyết các câu hỏi:
+ Dựa vào kiến thức đã học ở bài 6, em hãy nêu nguyên nhân hình thành các địa hình trên.
+ Các địa hình này có giữ nguyên hình dạng theo thời gian không?
+ Nguyên nhân nào làm các địa hình trên có sự thay đổi?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ, trao đổi với bạn bên cạnh về ý kiến của mình.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong phát biểu ý kiến.
+ Các địa hình trên được hình thành do các tác nhân bên ngoài Trái Đất như gió, nước,…
+ Các địa hình này không giữ nguyên hình dạng theo thời gian mà sẽ không ngừng bị mài mòn.
- GV mời các HS khác trong lớp nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nội lực làm cho bể mặt Trái Đất gỗ ghế hơn, còn ngoại lực có xu hướng san bảng những chỗ gồ ghề đó. Vậy, ngoại lực là gì? Ngoại lực tác động đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học này nhé! – Bài 7: Ngoại lực
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm ngoại lực
a. Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm ngoại lực, nguyên nhân sinh ra ngoại lực, tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
b. Nội dung: HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong phần I (SGK tr.35) và thực hiện các yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ngoại lực.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, nghiên cứu thông tin trong phần I (SGK tr.35) và hoàn thành bảng sau:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm đọc thông tin trong mục I (SGK tr.35), thảo luận, hoàn thành bảng. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt điền vào nội dung bảng. - Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo. | I. Ngoại lực - Là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất. - Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời. - Các tác nhân ngoại lực bao gồm: nhiệt độ, gió, mưa, nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển, sinh vật, con người,... - Hệ quả: phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên và hình thành những dạng địa hình mới. - Ngoại lực tác động đến địa hình bể mặt Trái Đất thông qua các quá trình khác nhau: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
1. Quá trình phong hóa
a. Mục tiêu:
Trình bày được các dạng phong hóa và tác động của quá trình phong hóa đối với địa hình bề mặt Trái Đất.
b. Nội dung:
GV chia lớp làm 3 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 1, phần II (SGK tr.35 – 36) và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về phong hóa lí học.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về phong hóa hóa học.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về phong hóa sinh học.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu cho HS khai niệm phong hóa: Phong hoá là quá trình phá huỷ đá và khoáng vật dưới tác dụng của các tác nhân ngoại lực. Phong hoá xảy ra mạnh nhất trên bề mặt và ở độ sâu không lớn trong vỏ Trái Đất. Quá trình phong hoá bao gồm: phong hoá lí học, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học. Kết quả của quá trình này tạo nên lớp vỏ phong hoá là bước đầu của sự hình thành đất. - GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 1, phần II (SGK tr.35 – 36): + Nhóm 1: Tìm hiểu về phong hóa lí học. + Nhóm 2: Tìm hiểu về phong hóa hóa học. + Nhóm 3: Tìm hiểu về phong hóa sinh học. - GV phát phiếu học tập cho các nhóm. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập) - Hết thời gian thảo luận, các nhóm lần lượt cử đại diện trình bày kết quả phần tìm hiểu của nhóm mình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, kết hợp quan sát hình ảnh và hoàn thành phiếu bài tập về phần tìm hiểu của nhóm mình. - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày phần tìm hiểu của nhóm mình. - GV chốt lại kiến thức sau mỗi phần trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét hoạt động học tập của HS, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | II. Tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. 1. Quá trình phong hóa - Là quá trình phá huỷ đá và khoáng vật dưới tác dụng của các tác nhân ngoại lực.
+ Là quá trình phá huỷ đá và khoáng vật thành mảnh vụn bởi các tác nhân vật lí nà không làm thay đổi thành phần hoá học của chúng. + Tác nhân: chủ yếu là sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối.
- là quá trình phá huỷ làm thay đổi tính chất, thành phần hoá học của đá và khoáng vật. - Tác nhân: tác động của nước và các chất khí dễ hoà tan trong nước như CO2, O2.....
- Là quá trình đá và khoáng vật bị phá hủy cả về mặt cơ giới và hoá học do sự sinh trưởng của vi khuẩn, nấm, rễ cây,... - Tác nhân: Động vật phá huỷ đá thông qua quá trình đào bới, tìm kiếm thức ăn hay đào hang tìm nơi cư trú như loài gặm nhấm, bò sát hoặc nhóm hầu hà ven biển,... |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ
a. Mục tiêu: Hiểu được bản chất quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ; Trình bày được tác động của các quá trình này đối với địa hình bề mặt Trái Đất.
b. Nội dung: Các nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 2, phần II (SGK tr.36 - 38), sau đó thảo luận, thực hiện các yêu cầu của GV.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về quá trình bóc mòn
+ Nhóm 2: Tìm hiểu quá trình vận chuyển
+ Nhóm 3: Tìm hiểu quá trình bồi tụ
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giữ nguyên nhóm trong hoạt động trước, yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong phần 2, mục II (SGK tr.36 – 38). + Nhóm 1: Tìm hiểu về quá trình bóc mòn + Nhóm 2: Tìm hiểu quá trình vận chuyển + Nhóm 3: Tìm hiểu quá trình bồi tụ - GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: + Quá trình bóc mòn được định nghĩa như thế nào? Bao gồm những hình thức nào? Nêu tác động của mỗi hình thức tới bề mặt Trái Đất. + Quá trình vận chuyển diễn ra như thế nào? Kể tên các hình thức vận chuyển. + Quá trình bồi tụ được hiểu như thế nào? Nêu các tác nhân của quá trình bồi tụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm đọc thông tin, quan sát các hình ảnh (SGK tr.36 – 38), thảo luận và trả lời các câu hỏi của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình. - HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo. | II. Tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. 2. Quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ - Quá trình bóc mòn: là quá trình chuyển dời các sản phẩm phong hoá khỏi vị trí ban đầu của nó nhờ các tác nhân ngoại lực. + Xâm thực: quá trình bóc mòn do nước chảy tạo nên các rãnh nông (do nước chảytràn); mương xói, khe rãnh xói mòn (do dòng chảy tạm thời); các thung lũng sông, suối (do dòng chảy thường xuyên);... Các vịnh hẹp băng hà (phi-o), cao nguyên băng hà, đá lưng cừu,... do băng hà tạo thành. + Mài mòn: quá trình bóc mòn do sóng biển tạo nên các dạng địa hình hàm ếch, nền mài mòn,... + Thổi mòn: quá trình bóc mòn do gió, gió cuốn theo các hạt cát, đập mạnh vào bề mặt đá, phá huỷ đá,... tạo nên các cột đá, tháp đá, nấm đá,... Quá trình này thường diễn ra mạnh ở những vùng khí hậu khô hạn. - Quá trình vận chuyển: + Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác, có thể xảy ra do mưa lớn kéo dài, nước ngấm sâu làm yếu tính liên kết của đất đá gây hiện tượng đất trượt, đá lở,... hoặc do nước chảy, gió thổi, băng hà,... + Gồm 2 hình thức: * Vận chuyển các vật liệu nhỏ, nhẹ hoà tan và trôi theo dòng nước hoặc di chuyển theo chiều gió; * Vận chuyển vật liệu lớn, nặng lăn trên bề mặt dốc. - Quá trình bồi tụ: Là quá trình tích tụ các vật liệu bị phá huỷ. Dựa vào tác nhân bồi tụ có thể chia ra: + Quá trình bồi tụ do băng hà hình thành các đồi băng tích, cánh đồng băng tích,... + Quá trình bồi tụ do nước hình thành các bãi bồi ở ven sông, đặc biệt là hình thành các đồng bằng châu thổ. + Quá trình bồi tụ do gió tạo nên các đổi cát, cồn cát, cao nguyên hoàng thổ,... + Quá trình bồi tụ do sóng hoặc dòng biển tạo nên bãi biển, cồn cát ngầm, doi cát ven bờ biển,... |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về ngoại lực.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo bàn: Hoàn thành bài tập phần Luyện tập (SGK tr.38)
Em hãy lập bảng phân biệt sự khác nhau về nguyên nhân và kết quả giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học theo mẫu sau:
Các loại phong hóa | Nguyên nhân | Kết quả |
Phong hóa lí học | ? | ? |
Phong hóa hóa học | ? | ? |
Phong hóa sinh học | ? | ? |
c. Sản phẩm học tập: Thông tin phản hồi câu hỏi luyện tập của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm học tập:
Em hãy lập bảng phân biệt sự khác nhau về nguyên nhân và kết quả giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học theo mẫu sau:
Các loại phong hóa | Nguyên nhân | Kết quả |
Phong hóa lí học | ? | ? |
Phong hóa hóa học | ? | ? |
Phong hóa sinh học | ? | ? |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm sử dụng kiến thức vừa học, trao đổi, thảo luận, hoàn thành bảng phân biệt.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV mời HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
* Gợi ý:
Các loại phong hóa | Nguyên nhân | Kết quả |
Phong hóa lí học | Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối,… tác động va đập của sóng, nước chảy, gió thổi, hoạt động sản xuất của con người. | Làm phá hủy đá |
Phong hóa hóa học | Do tác động của nước và các chất kí dễ hòa tan trong nước như CO2, O2,… | Địa hình cacxtơ |
Phong hóa sinh học | Rễ cây, nấm, vi khuẩn | Biến đổi tính chất của đá |
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét bài làm của HS, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thu thập những thông tin về dạng địa hình cacxtơ ở Việt Nam.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy sưu tầm hình ảnh về một số dạng địa hình cacxtơ ở Việt Nam.
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm sưu tầm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ (bài tập về nhà cho HS): Em hãy sưu tầm hình ảnh về một số dạng địa hình cacxtơ ở Việt Nam.(Lưu ý: Có thể làm việc cá nhân hoặc theo nhóm 2-3 người)
- Có thể trình bày dưới dạng một bài thuyết trình, poster, phóng sự ảnh,…
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện thu thập hình ảnh và chuẩn bị bài thuyết trình trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày sản phẩm vào đầu giờ học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập địa lí 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.
IV. HỒ SƠ HỌC TẬP
Trường:………….. Lớp:……………… PHIẾU HỌC TẬP (Thời gian hoàn thành 5 phút) Nhóm: …… Dựa vào thông tin và các hình ảnh (SGK tr.35 – 36), em hãy hoàn thành bảng sau:
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất