Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Địa lí 10 chân trời Bài 6: Thạch quyển, nội lực

Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 6: Thạch quyển, nội lực. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 6. THẠCH QUYỂN, THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

Câu hỏi 1: Thạch quyển gồm những phần nào?

Trả lời: Vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của manti.

 

Câu hỏi 2: Độ dày của thạch quyển là bao nhiêu?

Trả lời: Khoảng 100 km.

Câu hỏi 3: Thạch quyển được cấu tạo bởi?

Trả lời: Các loại đá khác nhau.

Câu hỏi 4: Phần nào của thạch quyển tiếp xúc với lớp quánh dẻo của manti?

Trả lời: Ranh giới biên dưới của thạch quyển.

Câu hỏi 5: Nội lực là gì?

Trả lời: Là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.

Câu hỏi 6: Sự phân hủy các nguyên tố phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hóa học trong lòng đất,... là nguyên nhân sinh ra quá trình nào?

Trả lời: Nội lực.

Câu hỏi 7: Nội lực tác động lên bề mặt Trái Đất theo những phương nào?

Trả lời: Phương thẳng đứng và phương nằm ngang.

Câu hỏi 8: Vận động theo phương thẳng đứng là gì?

Trả lời: Là vận động nâng lên, hạ xuống.

Câu hỏi 9: Vận động theo phương thẳng đứng gây ra những hiện tượng nào?

Trả lời: Biển tiến và biển thoái.

Câu hỏi 10: Vận động theo phương nằm ngang gây ra hiện tượng nào?

Trả lời: Uốn nếp và đứt gãy?

Câu hỏi 11: Vận động theo phương nằm ngang tác động như thế nào đến vỏ Trái Đất?

Trả lời: Làm cho Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực khác.

Câu hỏi 12: Tốc độ nén ép và tách dãn diễn ra mạnh nhất ở đâu?

Trả lời: Ở ranh giới các mảng kiến tạo.

Câu hỏi 13: Chuỗi hồ lớn ở cao nguyên Đông Phi được hình thành do đâu?

Trả lời: Các vận động đứt gãy, tách giãn.

Câu hỏi 14: Dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào?

Trả lời: Mảng Âu-Á và mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.

Câu hỏi 15: Hiện tượng uốn nếp là gì?

Trả lời: Là hiện tượng các lớp đá bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn.

Câu hỏi 16: Hiện tượng uốn nếp xuất hiện ở những nơi có địa hình như thế nào?

Trả lời: Ở những nơi đá có độ dẻo cao, điển hình nhất là các đá trầm tích.

Câu hỏi 17: Thung lũng sông Hồng ở nước ta được hình thành do hiện tượng nào?

Trả lời: Đứt gãy.

Câu hỏi 18: Vận động nào gây ra hiện tượng biển tiến và biển thoái?

Trả lời: Vận động nâng lên hạ xuống.

Câu hỏi 19: Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau gọi chung là gì?

Trả lời: Thạch quyển.

Câu hỏi 20: Theo thuyết kiến tạo mảng, cấu tạo của thạch quyển bao gồm bao nhiêu mảng kiến tạo lớn?

Trả lời: …………………………

Câu hỏi 21: Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là gì?

Trả lời: …………………………

Câu hỏi 22: Nguồn năng lượng nào là nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực?

Trả lời: …………………………

Câu hỏi 23: Đặc điểm của vận động theo phương thẳng đứng là gì?

Trả lời: …………………………

Câu hỏi 24: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng nào?

Trả lời: …………………………

Câu hỏi 25: Biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng là gì?

Trả lời: …………………………

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

=> Giáo án địa lí 10 chân trời bài 6: Thạch quyển, nội lực (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Địa lí 10 chân trời sáng tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay