Trắc nghiệm câu trả lời ngắn KHTN 9 chân trời Bài 8: Điện trở. Định luật Ohm
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) chân trời sáng tạo Bài 8: Điện trở. Định luật Ohm. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo
BÀI 8: ĐIỆN TRỞ. ĐỊNH LUẬT OHM
Câu 1: Điện trở có tác dụng gì?
Trả lời: cản trở dòng điện.
Câu 2: Đơn vị đo điện trở là
Trả lời: ôm (Ω)
Câu 3: Nội dung “Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó” là của định luật nào?
Trả lời: Định luật Ohm
Câu 4: Điện trở suất là đại lượng đặc trưng cho
Trả lời: khả năng cản trở dòng điện của vật liệu ở một nhiệt độ nhất định.
Câu 5: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế là đường gì?
Trả lời: đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
Câu 6: Điện trở của một dây dẫn và tiết diện dây dẫn có mối quan hệ như thế nào?
Trả lời: ………………………………………
Câu 7: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?
Trả lời: ………………………………………
Câu 8: : Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì cường độ dòng điện thay đổi như thế nào?
Trả lời: ………………………………………
Câu 9: Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?
Trả lời: ………………………………………
Câu 10: Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào?
Trả lời: ………………………………………
Câu 11: Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 6Ω là 0,6A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là:
Trả lời: ………………………………………
Câu 12: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là
Trả lời: ………………………………………
Câu 13: : Một dây dẫn dài 120m được dùng để quấn thành một cuộn dây. Khi đặt hiệu điện thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 125mA. Tính điện trở của cuộn dây.
Trả lời: ………………………………………
Câu 14: Mắc một dây dẫn có điện trở R = 12Ω vào hiệu điện thế 3V thì cường độ dòng điện qua nó là bao nhiêu?
Trả lời: ………………………………………
Câu 15: Đặt một hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu một điện trở. Cường độ dòng điện là 2A. Nếu tăng hiệu điện thế lên 1,5 lần thì cường độ dòng điện là bao nhiêu?
Trả lời: ………………………………………
Câu 16: Một vôn kế có giá trị đo tối đa đến 150 V. Để dòng điện qua vôn kế không được vượt quá 0,01 A thì vôn kế phải có điện trở bằng bao nhiêu?
Trả lời: ………………………………………
Câu 17: Người ta dùng dây nikelin làm dây nung cho một bếp điện. Nếu dùng dây với đường kính tiết diện là 0,6 mm thì dây phải có độ dài là 2,88 m. Hỏi nếu không thay đổi điện trở của dây nung và vẫn dùng loại dây nikelin với đường kính tiết diện là 0,4 mm thì dây phải dài bao nhiêu?
Trả lời: ………………………………………
Câu 18: Đặt vào hai đầu một điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,2A. Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện qua điện trở là 0,8A thì ta phải tăng điện trở thêm một lượng là bao nhiêu?
Trả lời: ………………………………………
Câu 19: Tính cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn làm bằng nikelin với chiều dài là 100 m và tiết diện là 0,5 mm2, nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 220 V.
Trả lời: ………………………………………
Câu 20: Có hai dây dẫn làm bằng cùng vật liệu. Dây thứ nhất có chiều dài gấp 8 lần và có tiết diện lớn gấp 2 lần dây dẫn thứ hai. Hỏi điện trở của dây dẫn thứ nhất lớn gấp mấy lần điện trở của dây dẫn thứ hai?
Trả lời: ………………………………………
Câu 21: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 10V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,25A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 20V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?
Trả lời: ………………………………………
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 8: Điện trở. Định luật Ohm