Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Vật lí 12 chân trời Bài 2: Thang nhiệt độ
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Vật lí 12 chân trời sáng tạo Bài 2: Thang nhiệt độ. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 2: THANG NHIỆT ĐỘ
Câu hỏi 1: Điền vào chỗ trống sau “ ...... cho biết trạng thái cân bằng nhiệt của các vật tiếp xúc nhau và chiều truyền nhiệt năng”
Trả lời: Nhiệt độ
Câu hỏi 2: Trong thang nhiệt độ Celsius. Nhiệt độ của nước đá (nước tinh khiết đóng băng) đang tan ở áp suất 1 atm là bao nhiêu oC?
Trả lời: 0 ℃
Câu hỏi 3: Thang nhiệt độ Kelvin được thiết lập dựa trên những mốc nhiệt độ nào?
Trả lời: 0 K và 273,16 K
Câu hỏi 4: Hai nhiệt độ dùng làm mốc của thang Celsius là?
Trả lời: nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết.
Câu hỏi 5: T là giá trị nhiệt độ của vật đó theo thang nhiệt độ Kelvin. Nêu công thức đổi từ oC sang K.
Trả lời: T (K) = t (°C) + 273,15
Câu hỏi 6: Nhiệt độ mà tại đó động năng chuyển động nhiệt của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất bằng không là 0 K gọi là gì?
Trả lời: ………………………………………
Câu hỏi 7: Nhiệt độ mà nước tinh khiết có thể tồn tại đồng thời ở cả ba thể rắn, lỏng và hơi, trong trạng thái cân bằng nhiệt ở áp suất tiêu chuẩn (nhiệt độ này có độ lớn là 0,01°C), được gọi là gì?
Trả lời: ………………………………………
Câu hỏi 8: Thiết bị nào dùng để đo nhiệt độ được chế tạo dựa trên một số tính chất vật lí phụ thuộc vào nhiệt độ?
Trả lời: ………………………………………
Câu hỏi 9: Một chất có nhiệt độ là 50°C theo thang Celsius. Hãy tính nhiệt độ của chất đó theo thang Kelvin.
Trả lời: ………………………………………
Câu hỏi 10: Nước ở trạng thái lỏng có nhiệt độ là 300 K theo thang Kelvin. Hãy tính nhiệt độ của nước này theo thang Celsius.
Trả lời: ………………………………………
Câu hỏi 11: Nếu một vật có nhiệt độ là 100 K, tính nhiệt độ tương ứng của nó trong thang Celsius.
Trả lời: ………………………………………
Câu hỏi 12: Một nhiệt kế thủy ngân cho thấy nhiệt độ là 25℃. Nếu nhiệt độ giảm xuống còn 15℃, hãy tính sự thay đổi nhiệt độ trong thang Kelvin.
Trả lời: ………………………………………
Câu hỏi 13: Điểm sôi của nước thang nhiệt độ Celsius là:
Trả lời: ………………………………………
Câu hỏi 14: Nhiệt độ ban đầu của một vật là -10°C. Sau một thời gian, nhiệt độ của vật tăng lên thêm 20°C. Hãy tính nhiệt độ của vật sau khi tăng, theo thang Kelvin.
Trả lời: ………………………………………
Câu hỏi 15: Một phòng thí nghiệm duy trì nhiệt độ không đổi là 25°C. Người ta muốn hạ nhiệt độ phòng xuống -5°C bằng cách sử dụng hệ thống làm lạnh. Hãy tính toán sự thay đổi về nhiệt độ của phòng này theo thang Kelvin.
Trả lời: ………………………………………
Câu hỏi 16: Một vật được làm lạnh từ 500C xuống 00C. Theo thang nhiệt độ Kelvin, vật này đã giảm đi bao nhiêu độ?
Trả lời: ………………………………………
Câu hỏi 17: Một nhiệt kế có phạm vi đo từ 273 K đến 1273 K dùng để đo nhiệt độ của các lò nung. Phạm vi đo của nhiệt kế này trong thang nhiệt độ Celcius là
Trả lời: ………………………………………
Câu hỏi 18: Thế giới từng ghi nhận sự thay đổi nhiệt độ rất lớn diễn ra ở South Dakota vào ngày 22/01/2943. Lúc 7h30 sáng, nhiệt độ ngoài trời là -200C. Hai phút sau, nhiệt độ ngoài trời tăng lên đến 7,20C. Xác định độ tăng nhiệt độ trung bình trong 2 phút đó theo đơn vị Kelvin/giây.
Trả lời: ………………………………………
Câu hỏi 19: Nhiệt độ cơ thể một người khoẻ mạnh bằng 37 °C. Nếu đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân kẹp trong nách khoảng 5 phút, nhiệt độ đo được là 36,2 °C. Xác định nhiệt độ của một người khoẻ mạnh theo thang Kelvin.
Trả lời: ………………………………………
Câu hỏi 20: Một thí nghiệm yêu cầu nhiệt độ của chất lỏng trong cốc phải tăng thêm 20 K so với nhiệt độ ban đầu là 77°C. Hãy tính nhiệt độ cuối cùng của chất lỏng theo thang Celsius.
Trả lời: ………………………………………
Câu hỏi 21: Thang nhiệt độ Fahrenheit hiện nay (đơn vị là độ F) được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và một số quốc gia nói tiếng Anh khác. Nhiệt kế thuỷ ngân đo nhiệt độ trong phòng thường có độ chia cả thang Celsius và thang Fahrenheit (Hình 3.2). Thang nhiệt độ Fahrenheit lấy điểm chuẩn của nước đóng băng là 32 °F và nhiệt độ sôi của nước là 212 °F.
Thân nhiệt bình thường của con người là 37 °C sẽ có nhiệt độ là bao nhiêu độ F.
Trả lời: ………………………………………
Câu hỏi 22: Khi hạ thấp dần nhiệt độ của một số loại vật liệu qua một nhiệt độ TC gọi là nhiệt độ chuyển pha siêu dẫn thì vật liệu sẽ sang pha siêu dẫn, lúc này nó sẽ có khả năng dẫn điện tốt với điện trở giảm nhanh về R = 0.Năm 1911, lần đầu tiên người ta phát hiện ra hiện tượng chuyển pha siêu dẫn đối với thuỷ ngân với TC = 4,1 K. Hãy đổi nhiệt độ trên sang thang Celsius.
Trả lời: ………………………………………
Câu hỏi 23: Một nhà khoa học khi nghiên cứu khả năng chịu nhiệt của một loại vật liệu mới thì phát hiện nhiệt độ nóng chảy của nó là 271,23 °C. Hãy xác định nhiệt độ nóng chảy trên theo thang Kelvin.
Trả lời: ………………………………………
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
=> Giáo án Vật lí 12 chân trời Bài 2: Thang nhiệt độ