Trắc nghiệm chủ đề 1: Em yêu âm nhạc

Âm nhạc 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 1: Em yêu âm nhạc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1. Bài hát Em yêu giờ học hát do ai sáng tác?

A. Đinh Viễn

B. Hoàng Long – Hoàng Lân

C. Văn Cao

D. Đỗ Thanh Hiên

 

Câu 2. Bài hát Em yêu giờ học hát có giai điệu như thế nào?

A. Buồn bã

B. Hơi nhanh, sôi nổi

C. Hồn nhiên, trong sáng

D. Khoan thai, thiết tha

 

Câu 3. Bài hát Em yêu giờ học hát gồm có mấy đoạn và mỗi đoạn gồm mấy nhịp?

A. Gồm 2 đoạn và mỗi đoạn có 16 nhịp.

B. Gồm 3 đoạn và mỗi đoạn có 16 nhịp.

C. Gồm 2 đoạn và mỗi đoạn có 8 nhịp.

D. Gồm 2 đoạn và mỗi đoạn có 8 nhịp.

 

Câu 4. Những nốt nhạc nào được nhắc tới trong bài hát Em yêu giờ học hát:

A. Đồ, Rê, Mi

B. Mi, Pha, Son

C. Son, La, Si

D. A và C là đáp án đúng  

 

Câu 5. Có mấy thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

 

Câu 6. Các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc gồm:

A. Cao độ và Trường độ

B. Trường độ và Cường độ

C. Âm sắc và Cao độ

D. Cao độ, Trường độ, Cường độ và Âm sắc.

 

Câu 7. Có mấy dạng cơ bản của hát bè?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

 

Câu 8. Thông thường, khi hát bè sẽ gồm các bè:

A. Bè chính và bè hòa âm

B. Bè hòa âm và bè đuổi

C. Bè chính và bè phụ

D. Bè đuổi và bè phụ

 

Câu 9. Trong lời bài hát Em yêu giờ học hát, một điệu nhạc đã gọi điều gì?

A. Gọi nắng, gió và tình bạn

B. Gọi nắng, mưa và tình bạn

C. Gọi mưa, gió và tình mẹ

D. Gọi nắng, gió và mây

 

Câu 10. Bài hát Em yêu giờ học hát có điều gì đặc biệt?

A. Có hai lời ca.

B. Nhắc đến các nốt nhạc trong bài

C. Bài hát có 2 đoạn và mỗi đoạn có 16 nhịp

D. Cuối bài có phần kết gồm 4 nhịp

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1. Theo em, âm nhạc là gì?

A. Là ngôn ngữ của trái tim.

B. Là sợi dây gắn kết con người với con người

C. Là một bộ môn nghệ thuật dùng chất giọng, âm thanh để diễn đạt các cung bậc cảm xúc, tình cảm của con người.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 2. Trong nghệ thuật biểu diễn ca hát, khi nào người ta có thể hát bè?

A. Hát song ca

B. Hát hợp xướng

C. Hát tốp ca

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 3. Âm thanh trong trẻo hay khàn đục thể hiện thuộc tính cơ bản nào của âm thanh có tính nhạc?

A. Cường độ.

B. Âm sắc.

C. Cao độ.

D. Trường độ.

 

Câu 4. Cường độ là:

A. Độ cao, thấp của âm thanh.

B. Màu sắc của âm thanh

C. Độ to, nhỏ hoặc mạnh, nhẹ của âm thanh.

D. Độ ngân dài, ngắn của âm thanh.

 

Câu 5. Độ ngân dài, ngắn của âm thanh là:

A. Âm sắc.

B. Trường độ.

C. Cao độ.

D. Cường độ.

 

Câu 6. Cao độ là:

A. Độ cao, thấp của âm thanh.

B. Độ to, nhỏ hoặc mạnh, nhẹ của âm thanh.

C. Độ ngân dài, ngắn của âm thanh.

D. Màu sắc của âm thanh

 

Câu 7. Hát bè hòa âm là gì?

A. Các bè hát cùng thời điểm, cùng lời ca, cùng tiết tấu nhưng khác cao độ.

B. Các bè hát cùng lời ca và giai điệu nhưng khác cao độ và có bè hát trước có bè hát sau.

C. Các bè hát khác nhau về lời ca, tiết tấu và cao độ.

D. Các bè hát cùng thời điểm, cùng lời ca, cùng tiết tấu và cùng cao độ.

 

Câu 8. Hát đuổi là gì?

A. Các bè hát cùng thời điểm, cùng lời ca, cùng tiết tấu nhưng khác cao độ.

B. Các bè hát cùng thời điểm, cùng lời ca, cùng tiết tấu và cùng cao độ.

C. Các bè hát khác nhau về lời ca, tiết tấu và cao độ.

D. Các bè hát cùng lời ca và giai điệu nhưng khác cao độ và có bè hát trước có bè hát sau.

 

Câu 9. Hát bè phức điệu là gì?

A. Các bè hát cùng thời điểm, cùng lời ca, cùng tiết tấu nhưng khác cao độ.

B. Các bè hát cùng thời điểm, cùng lời ca, cùng tiết tấu và cùng cao độ.

C. Các bè hát khác nhau về lời ca, tiết tấu và cao độ.

D. Các bè hát cùng lời ca và giai điệu nhưng khác cao độ và có bè hát trước có bè hát sau.

 

Câu 10. Yếu tố nào là quan trọng nhất khi hát bè?

A. Các bè phải hòa quyện với nhau để âm thanh được đầy đặn và giàu màu sắc.

B. Các bè hát rời rạc, không có sự thống nhất và hòa quyện với nhau.

C. Các bè hát không có sự liên kết và không tuân theo quy tắc phối bè.

D. Cả ba đáp án trên đều sai.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

 

Câu 1. Tiếng chuông chùa trầm ấm thể hiện thuộc tính cơ bản nào của âm thanh có tính nhạc?

A. Cao độ

B. Trường độ

C. Cường độ

D. Âm sắc

 

Câu 2. Tiếng thác nước hoặc tiếng suối chảy thể hiện thuộc tính cơ bản nào của âm thanh có tính nhạc?

A. Cao độ

B. Trường độ

C. Cường độ

D. Âm sắc

 

Câu 3. Tiếng đồng hồ chạy tíc tắc thể hiện thuộc tính cơ bản nào của âm thanh có tính nhạc?

A. Cao độ

B. Trường độ

C. Cường độ

D. Âm sắc

 

Câu 4. Thuộc tính cơ bản nào của âm thanh có tính nhạc không được xác định rõ ràng khi nghe tiếng sóng biển rì rào?

A. Cao độ

B. Trường độ

C. Cường độ

D. Âm sắc

 

Câu 5. Bài hát Em yêu giờ học hát thể hiện điều gì?

A. Sự yêu thích đối với các nốt nhạc

B. Cảm xúc dạt dào, niềm vui của tuổi thơ khi được hòa mình cùng điệu nhạc, lời ca.

C. Niềm yêu thích với môn Âm nhạc

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1. Để phân biệt âm thanh của kèn saxophone và kèn trumpet trong một nhóm chơi nhạc Jazz, người ta dựa vào thuộc tính cơ bản nào của âm thanh có tính nhạc?

A. Cao độ

B. Trường độ

C. Cường độ

D. Âm sắc

 

Câu 2. Âm thanh nốt Đồ trầm và thấp hơn âm thanh nốt Đố là thể hiện thuộc tính cơ bản nào của âm thanh có tính nhạc?

A. Cao độ

B. Trường độ

C. Cường độ

D. Âm sắc

 

Câu 3. Bác bảo vệ đánh trống trường càng mạnh thì âm vang càng to. Theo em, âm thanh của tiếng trống thể hiện thuộc tính cơ bản nào của âm thanh có tính nhạc?

A. Cao độ

B. Trường độ

C. Cường độ

D. Âm sắc

 

Câu 4. Dựa vào thuộc tính cơ bản nào của âm thanh có tính nhạc, người ta có thể phân biệt âm thanh của đàn violin và đàn piano?

A. Cao độ

B. Trường độ

C. Cường độ

D. Âm sắc

 

Câu 5. Chủ đề Em yêu âm nhạc muốn gửi gắm thông điệp gì đến với mọi người?

A. Bảo vệ môi trường

B. Luôn gìn giữ và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của đất nước ta.

C. Hãy tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc để cuộc sống thêm tươi vui.

D. Luôn biết ơn và kính trọng thầy cô giáo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay