Trắc nghiệm chủ đề 7: Hòa bình

Âm nhạc 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 7: Hòa bình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1. Ai là người viết nhạc và lời thơ cho bài hát Ước mơ xanh:

A. Nhạc và lời Đinh Viễn.

B. Nhạc và lời Thảo Linh.

C. Nhạc và lời Phạm Văn Chung.

D. Nhạc và lời Thy Mai.

 

Câu 2. Bài hát Ước mơ xanh có giai điệu như thế nào?

A. Vừa phải, thiết tha

B. Hơi nhanh, vui tươi

C. Sôi nổi

D. Da diết

 

Câu 3. Bài hát Ước mơ xanh gồm có mấy đoạn và mỗi đoạn gồm mấy nhịp?

A. Gồm 1 đoạn và có 16 nhịp.

B. Gồm 2 đoạn (đoạn 1 có 15 nhịp và đoạn 2 có 15 nhịp).

C. Gồm 2 đoạn (đoạn 1 có 16 nhịp và đoạn 2 có 16 nhịp).

D. Gồm 2 đoạn (đoạn 1 có 16 nhịp và đoạn 2 có 15 nhịp).

 

Câu 4. Bài ca hòa bình được trích trong tác phẩm nào?

A. Bản Giao hưởng số 9

B. Bản Giao hưởng số 10

C. Bản Giao hưởng số 11

D. Bản Giao hưởng số 12

 

Câu 5. Bản Giao hưởng số 9 có tên gọi khác là gì?

A. Nụ cười trẻ thơ

B. Ước mơ

C. Giao hưởng Niềm vui

D. Khúc hát Mùa xuân

 

Câu 6. Bản Giao hưởng số 9 là một trong những kiệt tác của nhà soạn nhạc nào?

A. Mozart

B. Beethoven

C. Johannes Brahms

D. Sebastian Bach

 

Câu 7. Các bậc chuyển hóa sẽ được tạo ra khi nào?

A. Bảy bậc âm cơ bản khi được nâng cao hoặc hạ thấp về cao độ.

B. Khi âm thanh được phát ra to hay nhỏ, mạnh hay nhẹ.

C. Khi âm thanh được ngân dài hay ngắn.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 8. Có mấy loại dấu hóa thường dùng?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

 

Câu 9. Hạ thấp nốt nhạc xuống nửa cung ta dùng:

A. Dấu giáng.

B. Dấu thăng.

C. Dấu hoàn (bình).

D. Dấu hóa theo khóa.

 

Câu 10. Có mấy hình thức sử dụng dấu hóa?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1. Bài hát Ước mơ xanh có nội dung gì?

A. Bài hát nói lên mong muốn của tuổi thơ về một cuộc sống hòa bình trên khắp thế gian.

B. Bài hát thể hiện mong ước được sống mãi trong vòng tay yêu thương của bạn bè, người thân trên Trái đất tràn đầy màu xanh.

C. Bài hát thể hiện mong ước sống trong một thế giới không có bạo lực.

D. Bài hát thể hiện tình yêu đối với gia đình của bạn nhỏ

 

Câu 2. Phần bè ở đoạn 2 của bài hát Ước mơ xanh là loại bè gì?

A. Bè hòa âm

B. Bè phức điệu

C. Bè đuổi

D. Không có phần bè

 

Câu 3. Điểm đặc biệt ở bản nhạc Bản Giao hưởng số 9 của nhà soạn nhạc Beethoven là gì?

A. Bản nhạc được viết vào ngày Hòa bình thế giới.

B. Bản nhạc được biểu diễn lần đầu tiên tại Liên hoan Thiếu nhi Quốc tế.

C. Lần đầu tiên hình thức hát hợp xướng được đưa vào một bản giao hưởng.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 4. Giai điệu của Bài ca hòa bình được chọn làm bài ca chính thức của Liên minh châu Âu vào năm nào?

A. 2000

B. 2001

C. 2002

D. 2003

 

Câu 5. Trong các buổi sinh hoạt quốc tế, giai điệu này thường được vang lên để khẳng định điều gì?

A. Khẳng định về một thế giới không có vũ khí hạt nhân.

B. Khẳng định về một thế giới không có bạo lực và chiến tranh.

C. Khẳng định tinh thần bác ái và đoàn kết của nhân loại.

D. Khẳng định về một thế giới xanh.

 

Câu 6. Dấu hóa nào được sử dụng để hủy bỏ hiệu lực của dấu thăng hoặc dấu giáng:

A. Dấu thăng

B. Dấu bình

C. Dấu giáng

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

 

Câu 7. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hình thức sử dụng dấu hóa?

A. Dấu hóa cố định đặt ở sau khóa nhạc (đầu khuông nhạc).

B. Dấu hóa bất thường đặt ở trước nốt nhạc, có hiệu lực với các nốt cùng tên đứng trước nó trong phạm vi một ô nhịp.

C. Dấu hóa cố định còn được gọi là hóa biểu.

D. Dấu hóa cố định có hiệu lực với tất cả các nốt cùng tên trong bản nhạc

 

Câu 8. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu quê ở đâu?

A. Bến Tre

B. Bình Dương

C. Vĩnh Long

D. Long An

 

Câu 9. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là cha đẻ của tác phẩm nổi tiếng nào?

A. Hồng hồng tuyết tuyết

B. Tự tình

C. Dạ cổ hoài lang

D. Chuyện tình Lan và Điệp

 

Câu 10. Khu lưu niệm Nghệ thuật Đơn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu được xây dựng ở tỉnh nào?

A. Long An

B. Bạc Liêu

C. Sóc Trăng

D. Bến Tre

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

 

Câu 1. Cải lương được hình thành dựa trên loại hình nghệ thuật nào của Việt Nam?

A. Chèo

B. Đờn ca tài tử và dân ca

C. Hò

D. Hát xẩm

 

Câu 2. Năm 2014, khu lưu niệm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận danh hiệu gì?

A. Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia

B. Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia

C. Di tích khảo cổ cấp quốc gia

D. Di tích quốc gia đặc biệt

 

Câu 3. Bài hát nào dưới đây không phải nói về hòa bình?

A. Trái Đất này là của chúng mình

B. Chúng em cần hòa bình

C. Em như chim bồ câu trắng

D. Những bông hoa, những bài ca

 

Câu 4. Bên cạnh tài năng sáng tác, nhạc sĩ Cao Văn Lầu còn sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ nào?

A. Đàn tranh, đàn cò

B. Đàn nhị, đàn tranh

C. Đàn đáy, đàn cò

D. Đàn tranh, đàn đáy

 

Câu 5. Đề tài và cốt truyện của các vở cải lương thường có nguồn gốc từ đâu?

A. Các truyện Nôm như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên.

B. Các câu chuyện trong khung cảnh xã hội Việt Nam

C. Dựa theo truyện xưa của Trung Quốc.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1. Điều làm cho nhân loại nghiêng mình thán phục trước một thiên tai âm nhạc Beethoven khi ông viết Bản Giao hưởng số 9 là:

A. Ông đã điếc hoàn toàn.

B. Ông bị bệnh rất nặng.

C. Ông bị mù hoàn toàn.

D. Ông bị mất đi khứu giác.

 

Câu 2. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về âm nhạc của Beethoven:

A. Tác phẩm của ông chủ yếu là nhạc không lời, nhạc giao hưởng, sonate, …

B. Nhạc giao hưởng của ông được xem là những tác phẩm mẫu mực trong âm nhạc cổ điển của nhân loại.

C. Bản giao hưởng số 9 là tác phẩm cuối cùng được chọn làm thông điệp hòa bình và thân ái, được đánh giá là đỉnh cao của văn minh nhân loại.

D. Âm nhạc của ông sâu sắc, chứa đựng tinh thần nhân văn cao cả.

 

Câu 3. Với những tác phẩm kinh điển để lại cho đời, nhà soạn nhạc Beethoven được mệnh danh là gì?

A. Mặt trời âm nhạc.

B. Người dọn đường cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

C. Người tiên phong cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

D. Cánh chim đầu đàn cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

 

Câu 4. Năm 1969, sự kiện đặc biệt gì xảy ra đối với bản Giao hưởng số 9 của Beethoven?

A. Bản Giao hưởng số 9 được được chọn làm thông điệp hoà bình và thân ái mà loài người gửi vào dải ngân hà.

B. Bản Giao hưởng số 9 được được chọn làm thông điệp hoà bình và thân ái mà loài người gửi vào sao Hỏa.

C. Bản Giao hưởng số 9 được các phi hành gia biểu diễn ở trên vũ trụ.

D. Bản Giao hưởng số 9 được chọn làm thông điệp hoà bình và thân ái mà loài người gửi vào vũ trụ trong dịp tàu vũ trụ Apolo 11 đổ bộ lên Mặt Trăng.

 

Câu 5. Chủ đề Hòa bình muốn gửi gắm thông điệp gì đến với mọi người?

A. Luôn đoàn kết, thân ái với tất cả các bạn thiếu nhi trên thế giới.

B. Luôn gìn giữ, tiếp nối và phát huy những làn điệu dân ca của đất nước ta.

C. Luôn quý trọng và gìn giữ cuộc sống hòa bình.

D. Luôn biết ơn và kính trọng thầy cô giáo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay