Trắc nghiệm chủ đề 3: Biết ơn thầy cô

Âm nhạc 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 3: Biết ơn thầy cô. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1. Ai là người viết nhạc và lời thơ cho bài hát Bụi phấn:

A. Nhạc và lời Phạm Tuyên.

B. Nhạc và lời Hoàng Long – Hoàng Lân.

C. Nhạc và lời Vũ Hoàng – Lê Văn Lộc.

D. Nhạc và lời Văn Cao.

 

Câu 2. Bài hát Bụi phấn có giai điệu như thế nào?

A. Vừa phải, thiết tha

B. Hơi nhanh, vui tươi

C. Sôi nổi

D. Da diết

 

Câu 3. Bài hát Bụi phấn thể hiện tình cảm gì của học trò với thầy cô:

A. Yêu mến

B. Kính trọng

C. Biết ơn

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 4. Bài hát Bụi phấn được chia làm mấy đoạn và mỗi đoạn gồm mấy nhịp?

A. Bài hát được chia làm 2 đoạn (đoạn 1 gồm 13 nhịp và đoạn 2 gồm 18 nhịp)

B. Bài hát được chia làm 3 đoạn (đoạn 1 gồm 13 nhịp và đoạn 2 gồm 18 nhịp)

C. Bài hát có một đoạn gồm 18 nhịp.

D. Bài hát được chia làm 2 đoạn (đoạn 1 gồm 15 nhịp và đoạn 2 gồm 16 nhịp)

 

Câu 5. Bài hát Bụi phấn được viết ở nhịp gì?

A. Nhịp 2/4

B. Nhịp 3/4

C. Nhịp 4/4

D. Nhịp 6/8

 

Câu 6. Bài hát Bụi phấn được bình chọn vào danh sách “50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỉ XX” vào năm nào?

A. 2000

B. 2001

C. 2002

D. 2003

 

Câu 7. Tên gọi khác của đàn tranh là gì?

A. Đàn thập lục

B. Đàn nhị

C. Đàn tam thập lục

D. Đàn tam

 

Câu 8. Đàn đáy là nhạc cụ giai điệu duy nhất được sử dụng trong loại hình nghệ thuật nào?

A. Chèo

B. Dân ca quan họ Bắc Ninh

C. Hát xoan

D. Ca trù

 

Câu 9. Nghệ sĩ Nhân dân Quách Thị Hồ quê ở đâu?

A. Hà Nội

B. Hưng Yên

C. Bắc Ninh

D. Huế

 

Câu 10. Nghệ sĩ Nhân dân Quách Thị Hồ sinh năm:

A. 1909

B. 1910

C. 1911

D. 1912

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1. Thời gian ra đời bài hát Bụi phấn có điểm gì đặc biệt?

A. Bài hát được ra đời vào ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6/1982).

B. Bài hát được ra đời vào ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982).

C. Là bài hát đầu tiên viết về thầy cô.

D. Bài hát được ra đời vào ngày tựu trường (5/9/1982).

 

Câu 2. Điểm đặc biệt trong hình dáng của đàn tranh là gì?

A. Đàn chỉ có 1 dây.

B. Đàn được làm bằng đá

C. Đàn không có cần, thân đàn đồng thời là hộp cộng hưởng

D. Đàn có hình tròn

 

Câu 3. Âm sắc của đàn tranh phát ra như thế nào?

A. Trong trẻo, thanh thoát

B. Trầm đục, ấm

C. Sâu lắng, tình cảm

D. Thánh thót, thiết tha

 

Câu 4. Điểm độc đáo của đàn đáy là gì?

A. Đàn chỉ có 3 dây

B. Đây là loại nhạc cụ chỉ có ở Việt Nam.

C. Đàn có cần rất dài.

D. Hộp đàn hình vuông

 

Câu 5. Đàn đáy có hình dáng như thế nào

A. Đàn đáy có 3 dây, cần đàn rất dài, thùng đàn hình thang cân, mặt sau của thùng đàn có một lỗ lớn.

B. Đàn không có cần, thân đàn đồng thời là hộp cộng hưởng.

C. Đàn có 2 dây, có cung vĩ đặt giữa hai dây.

D. Đàn chỉ có một dây, một đầu đàn có vòi tre dài uốn cong, xuyên ngang qua vỏ quả bầu nậm khô.

 

Câu 6. Ca trù phổ biến ở các tỉnh thành thuộc vùng miền nào của nước ta?

A. Vùng đồng bằng Bắc Bộ

B. Vùng Nam Trung Bộ

C. Vùng Tây Nguyên

D. Vùng Đông Nam Bộ

 

Câu 7. Hát ca trù còn có tên gọi khác là gì?

A. Hát then

B. Hát xoan

C. Hát ả đào

D. Hát xẩm

 

Câu 8. Những nhạc cụ thường được sử dụng khi biểu diễn Ca trù là:

A. Bộ phách, đàn đáy, trống chầu.

B. Bộ phách, đàn tranh, trống chầu.

C. Sênh tiền, đàn đáy, trống cơm.

D. Sênh tiền, đàn tranh, trống cơm.

 

Câu 9. Băng ghi âm tiếng hát của bà, đại diện cho Việt Nam, đã được xếp hạng Nhất tại Liên hoan Quốc tế Âm nhạc Truyền thống châu Á được tổ chức tại đâu?

A. Trung Quốc

B. Hàn Quốc

C. Nhật Bản

D. Triều Tiên

 

Câu 10. Năm 1988, nghệ nhân Quách Thị Hồ được Nhà nước trao tặng danh hiệu/ giải thưởng gì?

A. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật

B. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học – Công nghệ

C. Nghệ sĩ Nhân dân

D. Nghệ sĩ ưu tú

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

 

Câu 1. Nghệ nhân Quách Thị Hồ đã đóng góp điều gì cho nền âm nhạc Việt Nam?

A. Bà là người đầu tiên đưa tiếng hát Ca trù của Việt Nam ra nước ngoài.

B. Bà là người đầu tiên biểu diễn Ca trù tại nước ngoài.

C. Bà là nghệ nhân Ca trù đầu tiên dành được giải thưởng cao tại nước ngoài.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 2. Trong các bài hát sau, đâu là tác phẩm Ca trù nổi tiếng?

A. Quan Âm Thị Kính

B. Hồng hồng tuyết tuyết

C. Dạ cổ hoài lang

D. Lan và Điệp

 

Câu 3. Người ta chơi đàn đáy bằng cách nào?

A. Khi chơi đàn, người ta dùng tay phải có đeo móng ở đầu ngón tay để gảy, các ngón tay trái dùng để rung, nhấn.

B. Khi chơi đàn, người ta dùng que để gảy vào dây, một đầu đàn có vòi tre dài uốn cong, xuyên ngang qua vỏ quả bầu nậm khô.

C. Khi chơi đàn, người ta dùng tay phải cầm móng để gảy, tay trái bấm vào dây đàn trên hang phím tạo cao độ cho âm thanh.

D. Khi chơi đàn, người ta dùng tay phải kéo cung vĩ, tay trái bấm trên dây đàn.

 

Câu 4. Ngày 23 tháng 2 năm 2020, nhằm ngày giỗ tổ nghiệp Ca trù, Google đã làm gì để tôn vinh loại hình nghệ thuật truyền thống này?

A. Google đổi giao diện là khung cảnh sân khấu Ca trù trên trang chủ.

B. Google gửi tặng logo cho Việt Nam.

C. Google thay đổi màu logo.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 5. Bài hát nào dưới đây không nói về hình ảnh của thầy giáo, cô giáo:

A. Những bông hoa, những bài ca.

B. Nhớ ơn thầy cô

C. Khi tóc thầy bạc trắng.

D. Em yêu giờ học hát

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1. Ngoài Ca trù, loại hình nghệ thuật nào cũng được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể?

A. Hát xoan

B. Đờn ca tài tử Nam Bộ

C. Xòe thái

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 2. Đâu không phải là biểu hiện của việc kính trọng và biết ơn với thầy cô:

A. Nói chuyện trong giờ học.

B. Chăm chỉ học hành và làm bài tập về nhà đầy đủ.

C. Biết đi học đúng giờ, chấp hành đúng nội quy trường lớp.

D. Luôn chăm chú lắng nghe thầy cô giáo giảng bài.

 

Câu 3. Việc làm bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo là:

A. Được thầy cô giúp đỡ trong quá trình học tập, em ngày càng cố gắng chăm chỉ học tập hơn để đạt đươc kết quả cao, không phụ lòng các thầy cô giáo.

B. Đi học muộn rất nhiều lần, em được thầy cô chỉ bảo, khuyên nhủ về việc đi học đúng giờ, đúng nề nếp, em cố gắng thực hiện để kết quả học tập hiệu quả hơn, không phụ lòng của các thầy cô giáo.

C. Nhân ngày 20/11 hàng năm, em có những bông hoa tươi thắm tặng các thầy cô giáo.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 4. Bài hát Bụi phấn có thể được trình bày ở:

A. Các buổi sinh hoạt ngoại khóa trường, lớp.

B. Hát cho người thân nghe.

C. Buổi lễ mít-ting vào ngày 5/9 và 20/11

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 5. Chủ đề Nhớ ơn thầy cô muốn gửi gắm thông điệp gì đến với mọi người?

A. Luôn đoàn kết và yêu mến bạn bè.

B. Luôn gìn giữ, tiếp nối và phát huy những làn điệu dân ca của đất nước ta.

C. Hãy tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc để cuộc sống thêm tươi vui.

D. Luôn biết ơn và kính trọng thầy cô giáo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay