Trắc nghiệm chủ đề 5: Mùa xuân

Âm nhạc 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 5: Mùa xuân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1. Bài hát Mùa xuân em tới trường do ai sáng tác?

A. Phạm Tuyên

B. Hoàng Long – Hoàng Lân

C. Văn Cao

D. Nguyễn Thanh Tùng

 

Câu 2. Bài hát Em yêu giờ học hát có giai điệu như thế nào?

A. Nhẹ nhàng, trầm lắng

B. Rộn ràng, vui tươi

C. Hồn nhiên, trong sáng

D. Khoan thai, thiết tha

 

Câu 3. Bài hát Mùa xuân em tới trường gồm có mấy đoạn và mỗi đoạn gồm mấy nhịp?

A. Gồm 2 đoạn và mỗi đoạn có 16 nhịp.

B. Gồm 3 đoạn và mỗi đoạn có 16 nhịp.

C. Gồm 2 đoạn và mỗi đoạn có 8 nhịp.

D. Gồm 2 đoạn và mỗi đoạn có 8 nhịp.

 

Câu 4. Nội dung bài hát Mùa xuân em tới trường thể hiện điều gì?

A. Niềm hân hoan của tuổi thơ đến trường trong cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp.

B. Niềm vui của tuổi thơ khi được đến trường sau một kì nghỉ dài.

C. Sự hào hứng của tuổi thơ khi được đi sắm Tết.

D. Niềm vui khi được nghỉ Tết.

 

Câu 5. Bài hát Mùa xuân đầu tiên do ai sáng tác?

A. Phạm Tuyên

B. Hoàng Long – Hoàng Lân

C. Văn Cao

D. Nguyễn Thanh Tùng

 

Câu 6. Nhạc sĩ Văn Cao sinh năm nào?

A. 1920

B. 1921

C. 1922

D. 1923

 

Câu 7. Nhạc Bài đọc nhạc số 5 có nguồn gốc từ nước nào?

A. Nga

B. Anh

C. Pháp

D. Scotland

 

Câu 8. Bài hát Mùa xuân đầu tiên được viết ở nhịp gì?

A. Nhịp 2/4

B. Nhịp 3/4

C. Nhịp 4/4

D. Nhịp 6/8

 

Câu 9. Trong lời bài hát Mùa xuân em tới trường, cô giáo được so sánh với gì?

A. Bài ca

B. Bài thơ

C. Bông hoa

D. Mùa xuân

 

Câu 10. Thời gian nào trong ngày xuất hiện ở lời bài hát Mùa xuân đầu tiên?

A. Buổi sáng  

B. Buổi trưa

C. Buổi chiều

D. Buổi tối

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1. Loài chim nào báo hiệu mùa xuân về?

A. Chim én

B. Chim bồ câu

C. Chim họa mi

D. Chim sơn ca

 

Câu 2. Hình ảnh nào trong lời bài hát Mùa xuân đầu tiên diễn tả khung cảnh mùa xuân bình dị, yên ả của làng quê Việt Nam?

A. Khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông.

B. Sóng vỗ dạt dào, gió thổi trên bờ.

C. Đồng lúa xanh thẳng cánh cò bay.

D. Mây ngàn hóa bóng cây tre.

 

Câu 3. Lời ca nào trong bài hát Mùa xuân đầu tiên thể hiện niềm hạnh phúc của sự đoàn tụ, sum vầy trong mùa xuân đầu tiên sau chiến tranh?

A. Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn.

B. Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về.

C. Người mẹ nhìn đàn con nay đã về.

D. Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu.

 

Câu 4. Năm 1996, nhạc sĩ Văn Cao đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu gì?

A. Giải thưởng Cống hiến

B. Giải thưởng Âm nhạc

C. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật

D. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học – Công nghệ

 

Câu 5. Những ca khúc của nhạc sĩ Văn Cao thường có tính chất âm nhạc như thế nào?

A. Tính chất trữ tình.

B. Tính chất hào hùng.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

 

Câu 6. Bài hát nào dưới đây không phải sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao?

A. Mùa xuân đầu tiên

B. Tiến về Hà Nội

C. Trường ca Sông Lô

D. Việt Nam quê hương tôi

 

Câu 7. Bài hát Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác được chọn làm Quốc ca của nước Việt Nam vào năm nào?

A. 1945

B. 1954

C. 1975

D. 1976

 

Câu 8. Bài hát Tiến quân ca có giai điệu âm nhạc như thế nào?

A. Hào hùng

B. Rộn ràng

C. Vui tươi

D. Da diết

 

Câu 9. Nhạc sĩ Văn Cao là một trong những cánh chim đầu đàn của âm nhạc Việt Nam trong giai đoan nào?

A. Nền âm nhạc mới Việt Nam.

B. Nền âm nhạc cổ điển Việt Nam.

C. Nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

Câu 10. Những hình ảnh xuất hiện trong lời bài hát Mùa xuân em tới trường:

A. Ánh nắng chan hòa  

B. Bầy chim vui múa.

C. Màu hoa đỏ thắm.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

 

Câu 1. Hoạt động nào không diễn ra mỗi dịp Tết đến Xuân về?

A. Rước đèn ông sao

B. Mua hoa đào, hoa mai

C. Gói bánh trưng

D. Xem Gặp nhau cuối năm với gia đình

 

Câu 2. Tại sao nhạc sĩ Văn Cao lại đặt tên cho ca khúc của mình là Mùa xuân đầu tiên?

A. Ca khúc được viết vào mùa xuân năm 1932 – ngay khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Ca khúc được viết vào mùa xuân năm 1946 – mùa xuân đầu tiên sau ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C. Ca khúc được viết vào mùa xuân năm 1976 – mùa xuân đầu tiên sau ngày đất nước hoàn toàn độc lập.

D. Ca khúc được viết vào mùa xuân năm 1986 – mùa xuân đầu tiên sau ngày đất nước đổi mới.

 

Câu 3. Bài hát Mùa xuân đầu tiên là ca khúc thứ mấy trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao?

A. Ca khúc đầu tiên

B. Ca khúc thứ hai

C. Ca khúc thứ mười

D. Ca khúc cuối cùng

 

Câu 4. Bài hát Mùa xuân đầu tiên được in lần đầu trên tờ báo nào của Việt Nam?

A. Báo Nhân dân

B. Báo An ninh Thủ đô

C. Báo Sài Gòn giải phóng

D. Báo Thanh niên

 

Câu 5. Đặc trưng trong các tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao là gì?

A. luôn mang tính nhân văn sâu sắc.

B. thấm đượm tình yêu cuộc sống.

C. khát vọng hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

D. Cả A, B, C đều đúng.

      

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1. Tên của nhạc sĩ Văn Cao không được đặt cho các đường phố ở:

A. Hải Phòng

B. Nam Định

C. Đắk Lắk

D. Nha Trang

 

Câu 2. Theo cuộc khảo sát của website cracked.com, ca khúc Tiến quân ca của Việt Nam đã được độc giả bầu chọn danh hiệu gì?

A. Ca khúc bất hủ nhất mọi thời đại.

B. Bài ca đi cùng năm tháng.

C. Quốc ca hào hùng nhất thế giới.

D. Một trong những ca khúc hay nhất trên thế giới

 

Câu 3. Cùng với Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Văn Cao đã được giới chuyên môn và công chúng yêu nhạc đánh giá là gì?

A. Một trong ba nhạc sĩ nổi bật nhất của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam trong thế kỉ XX.

B. Một tượng đài bất hủ của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam trong thế kỉ XX.

C. Một biểu tượng vĩ đại của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam trong thế kỉ XX.

D. Một thiên tài của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam trong thế kỉ XX

 

Câu 4. Sau khi nghe bài hát Mùa xuân đầu tiên, em cảm nhận được điều gì về tác phẩm?

A. Tác phẩm khắc họa khung cảnh bình yên, tươi đẹp, bình dị mà thân thuộc của làng quê Việt Nam vào mùa xuân độc lập đầu tiên.

B. Tác phẩm diễn tả niềm vui khi được đoàn tụ của những người con đi chiến đấu trở về bên mẹ của mình để cùng tận hưởng niềm vui của một mùa xuân hòa bình.

C. Tác phẩm sử dụng những hình ảnh rất thân thuộc và đặc trưng của làng quê Việt Nam để vẽ nên một bức tranh mùa xuân thật thanh bình.

D. Cả A, B, C đều đúng

 

Câu 5. Chủ đề Mùa xuân muốn gửi gắm thông điệp gì đến với mọi người?

A. Luôn đoàn kết và yêu mến bạn bè.

B. Luôn vui tươi, rạng rỡ như mùa xuân

C. Hãy tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc để cuộc sống thêm tươi vui.

D. Luôn biết ơn và kính trọng thầy cô giáo.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay