Trắc nghiệm chủ đề 4 tuần 16: Giữ gìn cho tương lai

Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 6 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 4 tuần 16: Giữ gìn cho tương lai. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Việc mỗi người hiểu biết về truyền thống quê hương mình và quảng bá, giới thiệu

đến nhiều người chính là cách để lưu giữ, tôn vinh những truyền thống đó và trao truyền

lại cho những thế hệ mai sau. Đúng hay sai?

A.Đúng

B. Sai

 

Câu 2: Việc làm nào sau đây được coi là gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê

hương?

A. Sưu tầm những món ăn, trang phục dân tộc độc đáo

B. Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam

C. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc

D.Tất cả đáp án trên

 

Câu 3: Chê phán nghề làm đồ gốm truyền thống là nghề lao động vất vả, tầm thường, có

được coi là biết cách gìn giữ văn hóa, truyền thống không?

A. Có

B.Không

 

Câu 4: Thích lắng nghe thầy, cô giáo kể về truyền thống, lịch sử về quê hương Việt Nam,

có được coi là biết cách gìn giữ văn hóa, truyền thống không?

A.

B. Không

 

Câu 5: Em hiểu thế nào là gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?

A.Là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của dân

tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người thực hiện

B. Là những giá trị bình thường được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của

dân tộc, được mọi người thực hiện

C. Là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình sống và làm việc

D. Là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của dân

tộc, không được truyền sang các thế hệ khác

 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1:Có ý kiến cho rằng: “Các truyền thống sẽ liên tục được sinh ra và thay thế nhau

từ thời này qua thời khác. Vì vậy việc giữ gìn chúng không còn quá quan trọng.”. Ý kiến

đó đúng hay sai, tại sao?

A. Đúng, vì xã hội ngày càng phát triển, thay đổi nên không cần gìn giữ những cái cũ

B.Sai, vì truyền thống góp phần làm phong phú bản sắc dân tộc, nhất là trong thời đại hội

nhập nên điều đó càng có ý nghĩa quan trọng

C. Đúng, vì mọi người dần không quan tâm đến những truyền thống đó nữa

Sai, vì những truyền thống không ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người

 

Câu 2: Quan điểm: “Chúng ta sẽ mất đi nhiều thứ khác nếu mất đi truyền thống”?. Theo

em, quan điểm đó đúng hay sai?

A.Đúng, vì truyền thống là những thứ tinh túy, vốn quý mà một đất nước phải luôn gìn

giữ và phát huy

B. Đúng, vì có truyền thống là có tất cả

C. Sai, vì truyền thống rườm rà, không cần thiết phải có

D. Sai, vì truyền thống không ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người

 

Câu 3: Vì sao cần có sự quan tâm, góp sức của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ và phát huy

các truyền thống?

A. Vì thế hệ trẻ là những chủ nhân sau này của đất nước

B. Vì thế hệ trẻ có trách nhiệm tiếp nối, phát huy các truyền thống đó

C. Vì thế hệ trẻ là những người ỷ lại, dựa dẫm vào người khác

D.Đáp án A và B đúng

 

Câu 4: Những việc làm nào mà chúng ta có thể đóng góp cho việc giữ gìn các truyền

thống tốt đẹp của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng?

A. Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực,

phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá

đói giảm nghèo, chống tiêu cực,...

B. Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi bôi nhọ, xuyên tạc văn hóa, lịch sử

C. Vận động bạn bè, người thân tham gia thực hiện những hoạt động tìm hiểu về truyền

thống của địa phương

D.Tất cả đáp án trên

 

Câu 5: Theo em, vì sao chúng ta phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê

hương?

A. Vì là những truyền thống có giá trịu về tinh thần

B. Vì là những truyền thống góp phần tích vào quá trình phát triển của dân tộc

C. Vì là những truyền thống thể hiện nét văn hóa, bản sắc độc đáo của dân tộc

D.Tất cả đáp án trên

 

Câu 6: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ?

A. Truyền thống quê hương là những gì đã lạc hậu, cần phải xoá bỏ

B. Những truyền thống đã cũ, lâu đời không có gì đáng tự hào

C. Chỉ nên lưu giữ những truyền thống nổi bật

D.Mỗi đất nước, địa phương nào cũng đều có truyền thống tốt đẹp cần phát huy

 

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Nơi bạn Trang sinh sống là một trong những ngôi làng nổi tiếng về làm gốm sứ.

Bố mẹ của Trang cũng là những nghệ nhân tạo nên những sản phẩm về gốm, sứ đó. Tuy

nhiên, khi được bạn bè hỏi về quê của mình, thì bạn lẩn tránh vì cảm thấy xấu hổ. Bạn cho

rằng nghề đó tầm thường và không muốn ai biết đến. Em có suy nghĩ gì về hành động của

bạn Trang?

A. Đồng tình với hành động của bạn Trang

B.Không đồng tình với hành động của bạn Trang

C. Không quan tâm vì không ảnh hưởng đến mình

 

Câu 2: Nam là cậu bạn rất thích được nghe bà của mình kể về những món ăn, lễ hội và

lịch sử về địa phương nơi bạn sinh sống. Theo em, Nam là người như thế nào?

A.Nam yêu thích những truyền thống của địa phương bạn

B. Nam không hứng thú với lịch sử

C. Nam cảm thấy phiền khi nghe về những truyền thống đó

 

Câu 3: Hành vi nào sau đây được coi là gìn giữ, phát huy truyền thống của quê hương?

A. Hà tự hào về làng nghề truyền thống nơi bạn sinh sống

B. Hà chê bai nghề truyền thống của quê hương bạn Giang

C. Hà quảng bá về làng nghề truyền thống nơi bạn sinh sống qua phương tiện truyền thông

D.Cả A và C đúng

 

Câu 4: Hành vi nào sau đây được coi là không gìn giữ, phát huy truyền thống của quê

hương?

A. Chi tự hào về làng nghề truyền thống nơi bạn sinh sống

B.Chi ngại ngùng, xấu hổ về những lễ hội nơi bạn sinh sống

C. Chi luôn trân trọng, biết ơn những nghệ nhân tạo nên các sản phẩm gốm, sứ trong ngôi

làng truyền thống nơi bạn sinh sống

D. Tất cả đáp án trên

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay