Trắc nghiệm chủ đề 5 tuần 18: Xuân quê hương

Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 6 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 5 tuần 18: Xuân quê hương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Tết Nguyên Đán là gì?

A.Là dịp lễ đầu năm mới theo âm lịch của các dân tộc thuộc Vùng văn hóa Đông Á, gồm

có Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam

B. Là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch

C. Là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam

D. Là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch

 

Câu 2: Những hoạt động chuẩn bị đón Tết là gì?

A. Sắm Tết, bày mâm ngũ quả

B. Trang trí, dọn dẹp nhà cửa

C. Gói bánh chưng

D.Tất cả đáp án trên

 

Câu 3: Những hoạt động chính thường được diễn ra trong dịp Tết là gì?

A. Xông đất

B. Lì xì và chúc Tết

C. Đón giao thừa

D.Tất cả đáp án trên

 

Câu 4: Điều nào sau đây kiêng kị không nên làm trong dịp Tết?

A. Cúng ông Công ông Táo

B.Làm đổ vỡ đồ đạc trong gia đình

C. Lì xì mọi người

D. Đi lễ chùa cầu an lành

 

Câu 5: Theo truyền thống của người Việt Nam ta, “cúng ông Công, ông Táo” thường

được tổ chức vào ngày nào?

A.Ngày 23 tháng Chạp

B. Ngày 23 tháng Giêng

C. Ngày 22 tháng Chạp

D. Ngày 22 tháng Giêng

 

Câu 6: Đâu là loại bánh không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về?

A. Bánh rán, bánh đậu xanh

B. Bánh bao, bánh tét

C.Bánh chưng, bánh tét

D. Bánh đậu xanh, bánh bao

 

Câu 7: Đâu là những hủ cần được phê phán, đấu tranh loại bỏ trong dịp Tết Nguyên Đán?

A. Lì xì mọi người

B. Đi cầu may

C.Các lễ hội phản cảm, tốn kém

D. Đi du lịch

 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Ý nghĩa của các phong tục ngày Tết là gì?

A. Nhằm giữ gìn nét văn hóa Việt

B. Góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

C. Làm mọi người thêm yêu quê hương, đất nước, và càng gắn bó mật thiết với gia đình

D.Tất cả đáp án trên

 

Câu 2: Làm thế nào để những phong tục ấy tiếp tục được lưu giữ?

A. Lưu giữ những giá trị tốt đẹp

B. Giáo dục con em tự hào về văn hóa ông cha đã để lại

C. Kiên định với tình yêu quê hương, đất nước

D. Tấtcả đáp án trên

 

Câu 3: Tại sao chúng ta cần phê phán, đấu tranh loại bỏ những hủ tục lạc hậu trong dịp

Tết Nguyên Đán?

A. Những hủ tục sẽ làm ảnh hưởng xấu đến văn hóa cổ truyền của Việt Nam ta

B. Những hủ tục thu hút mọi người nên không cần loại bỏ

C. Những hủ tục không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả mọi người

D. Cả B và C đúng

 

Câu 4: Việc khám phá những phong tục tập quán ngày Tết ở các vùng, miền khác nhau

giúp chúng ta:

A. Phiền phức vì không cần biết tới

B.Thêm hiểu biết, tự hào và yêu mến quê hương mình

C. Xấu hổ vì những phong tục lỗi thời, không phù hợp với thời đại phát triển

D. Cả A và C đúng

 

Câu 5: Hoa đào là đặc trưng cho Tết miền Bắc, vậy theo em, hoa nào đặc trưng cho

Tết miền Nam?

A. Hoa hồng

B. Hoa đồng tiền

C.Hoa mai

D. Hoa huệ

 

Câu 6: Ý nghĩa của bánh chưng trong dịp Tết là gì?

A.Để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại

cuộc sống ấm no cho con người

B. Để bày trang trí cho đẹp

C. Không có ý nghĩa gì cả

 

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Những câu hát sau đây nằm trong bài hát nào?

Xuân xuân ơi xuân đã về

Có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến

Xuân xuân ơi xuân đã về

Tiếng chúc giao thừa chào đón mùa xuân...

A.Mùa xuân ơi

B. Xuân đã về

C. Ngày Tết quê em

D. Thì thầm mùa xuân

 

Câu 2: Những nguyên liệu: gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong là những nguyên liệu có

trong loại bánh nào được làm trong dịp Tết?

A. Bánh đậu xanh

B.Bánh chưng

C. Bánh bao

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay