Trắc nghiệm Công dân 9 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công dân 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

PHẦN 1: NHẬN BIẾT

Câu 1: Người lao động là người

A.   Từ đủ 15 tuổi trở lên

B.   Từ đủ 16 tuổi trở lên

C.   Từ đủ 17 tuổi trở lên

D.   Từ đủ 18 tuổi trở lên

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, thời gian làm việc của lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi là không quá

A.   5 giờ/ngày và 25 giờ/tuần.

B.   6 giờ/ngày và 30 giờ/tuần.

C.   7 giờ/ngày và 35 giờ/tuần.

D.   8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần.

Câu 3: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cái vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội là hoạt động

A.   Lao động

B.   Dịch vụ

C.   Trải nghiệm

D.   Hướng nghiệp

Câu 4: Người lao động có nghĩa vụ

A.   Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.

B.   Tuân theo mọi sự phân công, điều động của cấp trên.

C.   Không được nghỉ chế độ khi cơ sở lao động đang nhiều việc.

D.   Làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn do đặc thù công việc.

Câu 5: Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là

A.   Cam kết trách nhiệm

B.   Hợp đồng kinh doanh

C.   Hợp đồng lao động

D.   Thỏa thuận buôn bán

Câu 6: Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới

A.   13 tuổi

B.   15 tuổi

C.   16 tuổi

D.   18 tuổi

Câu 7: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được gọi là?

A.   Lao động.

B.   Sản xuất.

C.   Hoạt động.

D.   Cả A, B, C.

Câu 8: Vai trò của lao động đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại là?

A.   Nhân tố quyết định.

B.   Là điều kiện.

C.   Là tiền đề.

D.   Là động lực.

Câu 9:Bộ luật lao động hiện hành ở nước ta ban hành vào thời gian nào?

A.   2006

B.   2019

C.   2000

D.   2004

Câu 10:Xét từ góc độ pháp luật thì lao động là?

A.   Quyền và nghĩa vụ của công dân

B.   Hoạt động cơ bản của con người

C.   Hoạt động hợp pháp

D.   Vinh quang

Câu 11:Mọi công dân có quyền ................................... của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội nhằm đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

A.   Sử dụng năng lực, trình độ.

B.   Tự do sử dụng sức lao động.

C.   Bảo vệ sức lao động.

D.   Tự do sử dụng tiền bạc.

Câu 12:Nguồn gốc ngày quốc tế lao động 1/5 bắt nguồn từ đâu?

A.   Thành phố Chicago – Mỹ

B.   Thành phố Munich – Đức

C.   Thành phố New York – Mỹ

D.   Thành phố Liverpool – Anh

Câu 13: Đối với sự tồn tại của con người thì lao động là hoạt động .....................

A.   Thường xuyên

B.   Chủ yếu và quan trọng nhất

C.   Đem lại thu nhập

D.   Cơ bản và quan trọng

Câu 14:Pháp luật nghiêm cấm chủ doanh nghiệp thuê mướn người chưa đủ ....... tuổi vào làm việc

A.   18

B.   15

C.   17

D.   16

Câu 15:Quyền của người lao động là gì?

A.   Được hưởng tất cả các chế độ của người lao động theo đúng quy định.

B.   Bị cắt các ngày nghỉ theo quy định.

C.   Được tham gia bảo hiểm đầy đủ.

D.   Cả A, C

Câu 16:Nghĩa vụ của người công dân là?

A.   Chấp hành đúng kỉ cương nề nếp do công ty đặt ra.

B.   Đi làm đúng giờ.

C.   Không đánh cãi nhau trong công ty.

D.   Cả A, B, C.

Câu 17:  Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn?

A.   Việc làm theo sở thích của mình.

B.   Việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.

C.   Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.

D.   Thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

PHẦN 2: THÔNG HIỂU

Câu 1: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của lao động?

A.   Lao động làm ta khuây khỏa, tiết kiệm được thời gian, chữa được bệnh lười biếng.

B.   Không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ.

C.   Người hạnh phúc là người không cần lao động mà vẫn có cuộc sống đầy đủ.

D.   Người lao động là người hạnh phúc; còn người nhàn rỗi là người khốn khổ.

Câu 2: Ý nào dưới đây không phải quyền của người lao động?

A.   Hưởng lương phù hợp với trình độ.

B.   Tự do làm những việc mình thích.

C.   Làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động.

D.    Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyền làm việc của người lao động?

A.   Tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng của mình.

B.   Tìm việc làm theo trình độ nghệ nghiệp của bản thân.

C.   Tìm việc làm phù hợp với tình hình sức khỏe của mình.

D.   Làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào.

Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nghĩa vụ lao động của công dân?

A.   Lao động là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân, với gia đình.

B.   Mọi người có nghĩa vụ lao động để góp phần duy trì và phát triển đất nước.

C.   Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta.

D.   Mọi người có nghĩa cụ lao động chỉ để kiếm tiền nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân.

Câu 5: Bộ luật Lao động không cấm hành vi nào dưới đây?

A.   Cưỡng bức, ngược đãi người lao động.

B.   Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

C.   Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi.

D.   Hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề, học nghề để có việc làm.

Câu 6: Người sử dụng lao động vi phạm pháp luật khi

A.   Xử lí kỉ luật người vi phạm kỉ luật.

B.   Không ký hợp đồng lao động khi hết hạn hợp đồng.

C.   Tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ.

D.   Thuê trẻ em 13 tuổi làm việc nặng nhọc, độc hại.

Câu 7: Hành vi nào dưới đây vi phạm nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên?

A.   Sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

B.   Thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần.

C.   Không sử dụng người chưa thành niên sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá.

D.   Tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao dộng được học văn hóa

Câu 8: Nhận định nào sau đây trái với quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

A.   Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người.

B.   Lao động không phải là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân mình.

C.   Cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.

D.   Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề.

Câu 9: Những hành vi nào dưới đây không đúng với luật lao động?

A.   Bắt trẻ dưới 10 tuổi vào làm việc.

B.   Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.

C.   Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.

D.   Được thăm hỏi những lúc ốm đau bệnh tật.

Câu 10: Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động?

A.   Quyền tự do kinh doanh.

B.   Quyền sở hữu tài sản.

C.   Quyền được tuyển dụng lao động.

D.   Quyền bóc lột sức lao động.

Câu 11: Hành vi nào dưới đây vi phạm luật lao động?

A.   Trừ tiền thưởng ví lí do muộn giờ làm.

B.   Sử dụng người lao động 20 tuổi.

C.   Trách móc người lao động.

D.   Ngược đãi người lao động.

Câu 12: Người lao động có quyền đình công không? Trường hợp nào không được đình công?

A.   Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp phục vụ công cộng.

B.   Có quyền – Không được đình công ở các doanh nghiệp theo danh mục do Chính phủ quy định.

C.   Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp thiết yếu cho nền Kinh tế.

D.   Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp Nhà nước thiết yếu cho nền Kinh tế do Chính phủ quy định.

Câu 13: Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật Lao động:

A.   Phạt tiền, đình chỉ thu hồi giấy phép, buộc bồi thường, đóng cửa doanh nghiệp, khiển trách.

B.   Cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ thi hồi giấy phép, đóng cửa doanh nghiệp.

C.   Đình chỉ thu hổi giấy phép, đóng cửa doanh nghiệp, cảnh cáo, khiển trách, phạt tiền.

D.   Đình chỉ thu hồi giấy phép, đóng cửa doanh nghiệp, cảnh cáo, khiển trách, phạt tiền.

Câu 14: Những hành vi nào sau đây bị pháp luật nghiêm cấm?

a. Nhận trẻ em chưa đủ tuổi vào làm việc.

b. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì bất cứ lí do gì.

c. Lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi.

d. Người sử dụng lao động cưỡng bức, ngược đãi người lao động.

e. Sử dụng người tàn tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ.

f. Người lao động tham gia đình công.

g. Dụ dỗ, ép buộc người học nghề, tập nghề tham gia các hoạt động trái pháp luật.

h. Sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những việc nguy hiểm.

A.   a, b, c, d, g, h.

B.   a, c, d, e, g, h.

C.   b, c, e, g, h.

D.   a, b, d, g, h.

Câu 15: Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì khi thu nhận người tàn tật vào làm việc, học nghề?

A.   Áp dụng thời gian làm việc 7 tiếng một ngày, 42 tiếng 1 tuần. Được xét giảm hoặc miễn thuế.

B.   Được xét giảm hoặc miễn thuế, được vay vốn với lãi suất thấp, phải áp dụng thời gian làm việc 7 tiếng một ngày.

C.   Áp dụng thời gian làm việc 7 tiếng một ngày, được vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp.

D.   Được vay vốn với lãi suất thấp, được xét giảm hoặc miễn thuế.

PHẦN 3: VẬN DỤNG

Câu 1: Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ lao động của công dân, Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp nào sau đây?

a. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

b. Đầu tư mở rộng và xây mới các trường dạy nghề.

c. Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thành lập các trường dạy nghề.

d. Cho học sinh, sinh viên vay tiền để đóng học phí.

e. Ngăn chặn hoạt động của các trung tâm môi giới xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

f. Đào tạo nghề miễn phí cho thanh niên nghèo, thanh niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

g. Kí kết các hiệp định về hợp tác lao động, xuất khẩu lao động với các nước khác.

h. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hoạt động xuất khẩu lao động.

i. Tổ chức các trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên.

A.   b, c, d, e, f, g, h, i.

B.   a, b, c, d, e g, h, i.

C.   a, b, c, d, f, g, h.

D.   a, b, c, d, f, g, h, i.

Câu 2: Anh A 20 tuổi, có sức khỏe bình thường nhưng lười lao động, chỉ thích ăn chơi, đua đòi, sống dựa dẫm, ỳ lại vào cha mẹ. Trong trường hợp này, anh A đã 

A.   Không thực hiện đúng quy định của pháp luật.

B.   Vi phạm quyền lao động.

C.   Vi phạm pháp luật về lao động.

D.   Không thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân

Câu 3: Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng nào?

A.    Trong tuyển dụng lao động.

B.    Trong giao kết hợp đồng lao động

C.    Thay đổi nội dung hợp đồng lao động.

D.    Tự do lựa chọn việc làm.

Câu 4: Ngoài giờ học chị A sinh viên đại học còn tham gia làm nhân viên thu ngân tại siêu thị X. Chị A đã thực hiện quyền lao động của công dân ở nội dung nào sau đây?

A.   Nâng cao trình độ dân trí.

B.   Tự do lựa chọn nghề nghiệp hợp pháp.

C.   San bằng mọi nguồn thu nhập.

D.   Đấu tranh chống tội phạm kinh tế.

Câu 5: Công ty may mặc Y ký kết hợp đồng có thời gạn với chị H là 5 năm. Sau 2 năm làm việc, chị kết hôn và có thai. Sau khi nghỉ chế độ thai sản theo đúng quy định, chị quay lại công ty làm việc thì công ty Y đã hủy bỏ hợp đồng làm việc với chị H. Trong trường hợp này, công ty đã vi phạm thỏa thuận nào dưới đây trong hợp đồng lao động?

A.   Tiền lương.

B.   Điều kiện làm việc.

C.   Tiền thưởng.

D.   Thời gian làm việc.

Câu 6: Bạn H, 16 tuổi, học hết lớp 9, do nhà đông em, gia đình khó khan. H muốn có việc làm để giúp đỡ bố mẹ. Theo em, H có thể tìm việc bằng cách nào trong các cách sau đây?

A.   Xin vào biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước

B.   Xin làm hợp đồng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.

C.   Nhận hàng của cơ sở sản xuất về làm gia công.

D.   Vay tiền ngân hàng để lập cơ sở sản xuất và thuê thêm lao động.

Câu 7: Xưởng sản xuất gỗ của gia đình ông M đang sử dụng rất nhiều lao động trong độ tuổi từ 15 – 17 tuổi với điều kiện làm việc hết sức khắc nghiệt và không có bảo hộ lao động. Vậy ông M đã có những vi phạm pháp luật như thế nào?

A.   Hành vi của ông M hoàn toàn tuân thủ theo pháp luật.

B.   Hành vi của ông M vi phạm đạo đức nghiêm trọng.

C.   Hành vi của ông M vừa vi phạm đạo đức vừa vi phạm pháp luật vì sử dụng trẻ vị thành niên cho việc nặng nhọc và có dấu hiệu của việc bóc lột sức lao động

D.   Cả B và C đều đúng

Câu 8: Một nhóm người trong công ty A do bất bình với chính sách của công ty nên dẫn đến đình công. Trong thời gian đình công, có một số người trong nhóm do quá khích nên đã tới công ty A để đập phá máy móc của công ty. Vậy những người này phải chịu trách nhiệm như thế nào?

A.   Chỉ phải chịu kỷ luật của công ty

B.   Chỉ cần bồi thường là có thể tiếp tục đến công ty để làm việc

C.   Tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật lao động, nếu có dấu hiệu phạm pháp có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho công ty

D.   Không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với công ty

Câu 9: A là con trai trong một gia đình có điều kiện. Học xong trung học, không vào được đại học nhưng A chỉ ở nhà không đi làm mà chỉ chơi điện tử, đọc truyện tranh với suy nghĩ là nhà giàu như này cần gì đi làm, tài sản của cha mẹ đủ sống thoải mái cả đời. Suy nghĩ của A đúng hay sai? Tại sao?

A.   Suy nghĩ của A như vậy là đúng vì nhà giàu rồi thì chỉ cần hưởng thụ thôi, việc làm để sau cũng được.

B.   Suy nghĩ của A như vậy là sai vì công dân khi đủ tuổi lao động phải có nghĩa vụ lao động nuôi gia đình và bản thân

C.   Suy nghĩ của A như vậy là sai vì bố mẹ không thể nuôi A cả đời, A cần lao động để kiếm ra đồng tiền chân chính và nuôi sống bản thân và gia đình sau này.

D.   Cả B và C đều đúng.

Câu 10:  Sau khi thỏa thuận và kí cam kết với công ty X về tiền công, thời gian lao động và các điều kiện khác, chị M được nhận vào làm việc. Nhưng sau một tháng, thấy có nơi trả công cao hơn chị đã tự ý thôi việc mà không báo trước cho công ty. Bản cam kết giữa chị M và công ty X có phải hợp đồng lao động không? Chị M có vi phạm hợp đồng lao động không?

A.   Đây không phải hợp đồng lao động nên chị M có thể thôi việc bất cứ lúc nào cũng được.

B.   Đây là hợp đồng lao động và chị M đã vi phạm hợp đồng lao động.

C.   Đây là hợp đồng lao động nhưng chị M không vi phạm hợp đồng lao động.

D.   Cả A và B đều đúng.

PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Cạnh nhà em có một công trường đang thi công, trong đó có rất nhiều bạn bằng tuổi của em đang làm việc. Nhà các bạn có điều kiện cực kỳ khó khan. Mỗi ngày các bạn phải làm rất nhiều việc nặng nhọc của người lớn, không có công cụ bảo hộ lao động, điều kiện an toàn lao động không được đảm bảo. Theo em, em nên có cách ứng xử như thế nào trong trường hợp này?

A.   Mặc kệ vì chuyện đó không phải là chuyện của mình.

B.   Thấy các bạn như vậy nên khi nào rảnh rỗi vào phụ phần việc của các bạn để giúp đỡ các bạn.

C.   Khuyên các bạn bỏ việc ở công trường và tìm kiếm việc làm khác phù hợp với độ tuổi của các bạn ấy.

D.   Báo cho cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công dân 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay