Trắc nghiệm Công dân 9 Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công dân 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 17: NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

PHẦN 1: NHẬN BIẾT

Câu 1: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của

A. Toàn dân

B. Cán bộ nhà nước.

C. Lực lượng vũ trang nhân dân

D. Quân đội nhân dân Việt Nam.

Câu 2: Khi đang đi học đại học, việc nhập ngũ sẽ được hoãn đến năm bao nhiêu tuổi?

A. 22 tuổi.

B. 24 tuổi.

C. 25 tuổi.

D. 27 tuổi.

Câu 3: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng là quyền cao quý của

A. các cơ quan quản lí nhà nước.

B. mỗi công dân và người dân Việt Nam.

C. các cán bộ Nhà nước được nhân dân bầu ra

D. lực lượng quốc phòng an ninh.

Câu 4: Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. bảo vệ Tổ quốc.

B. bảo vệ hoà bình.

C. bảo vệ lợi ích quốc gia.

D. bảo vệ nên độc lập.

Câu 5: Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm việc làm nào dưới đây?

A. Bảo vệ trật tự an ninh xã hội.

B. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.

C. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

D. Du lịch khám phá nền văn hoá của nước khác

Câu 6: Cùng với việc bảo vệ Tổ quốc chúng ta cần phải làm gì?

A. Xây dựng Tổ quốc.

B. Phá hoại Tổ quốc.

C. Ngoại giao với các nước khác.

D. Trang bị vũ khí hiện đại.

Câu 7: Công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt được gọi là .............................

A. chiến tranh nhân dân

B. tổng động viên

C. phòng thủ

D. quốc phòng

Câu 8: Theo quy định của Hiến pháp 1992, tội nào là nặng nhất?

A. Buôn bán ma túy.

B. Phản bội Tổ quốc.

C. Cướp giật.

D. Giết người.

Câu 9: Đối với mỗi công dân thì nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc phải được thực hiện ...............

A. Cả trong thời bình và thời chiến

B. Khi Tổ quốc thực sự lâm nguy

C. Khi Tổ Quốc bị xâm lăng

D. Khi nổ ra chiến tranh

Câu 10: Bài thơ "Nam quốc sơn hà" xuất hiện gắn liền với sự kiện nào sau đây?

A. Chiến thắng chống quân Minh xâm lược 1427.

B. Chiến thắng Vạn Kiếp 1285.

C. Cuộc chiến chống Tống xâm lược 1076-1077.

D. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Câu 11: Công dân nam, nữ trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự phải .............................

A. Nhập ngũ

B. Đăng kí nghĩa vụ quân sự

C. Phục vụ quân sự

D. Tham gia quân đội

Câu 12: Biện pháp quản lí nhà nước đặc biệt có thời hạn do quân đội thực hiện được gọi là

A. thiết quân luật.

B. sẵn sàng chiến đấu.

C. giới nghiêm.

D. chính sách thời chiến.

Câu 13: Biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước để chống chiến tranh xâm lược là?

A. Tổng động viên.

B. Chiến tranh toàn diện.

C. Chiến tranh nhân dân.

D. Quốc phòng toàn dân.

Câu 14: Trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố trong thời gian khi nước nhà bị xâm lược cho tới khi hàng động xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế, được gọi là

A. thời kì loạn lạc.

B. tình trạng đặc biệt.

C. tình trạng chiến tranh.

D. thiết quân luật.

Câu 15: Sức mạnh quốc phòng của đất nước được xây dựng trên nền tảng nhân lực, vật lực, tinh thần mang tính chất tòa dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường được gọi là ............................

A. Tiềm lực quốc phòng

B. Sức chiến đấu

C. Khả năng tác chiến

D. Tiềm lực chiến tranh

PHẦN 2: THÔNG HIỂU

Câu 1: Học sinh lớp 9 có thể tham gia việc làm nào dưới đây đề góp phần bảo vệ Tổ quôc?

A. Đăng kí tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự.

B. Thăm hỏi, tặng quà thương binh, gia đình chính sách.

C. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh.

D. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân.

Câu 2: Theo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) năm 2015, đối tượng được gọi nhập ngũ ở nước ta là công dân từ đủ

A. 17 tuổi đến hết 25 tuổi

B. 17 tuổi đến hết 27 tuổi.

C. 18 tuổi đến hết 25 tuổi

D. 18 tuổi đến hết 27 tuổi.

Câu 3: Ý kiến nào dưới đây không đúng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?

A. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

B. Thanh niên Việt Nam không phải tham gia nghĩa vụ quân sự.

C. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân.

D. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

Câu 4: Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là?

A. Phạt tiền.

B. Cảnh cáo.

C. Kỉ luật.

D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 5: Ý kiến nào dưới đây đúng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?

A. Chỉ nam giới mới có quyền tham gia nghĩa vụ quân sự.

B. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

C. Công dân từ 18 tuôi trở lên mới phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

D. Tham gia bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú.

Câu 6: Nếu trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

A. Từ 1,5 - 2 triệu.

B. Từ 2 – 3 triệu.

C. Từ 3 – 5 triệu.

D. Từ 5 – 7 triệu.

Câu 7: Trên các trang facebook xuất hiện các đoạn clip nói không đúng sự thật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Kêu gọi mọi người chia sẻ bài.

B. Kêu gọi mọi người không chia sẻ bài vì đó là những tin phản động.

C. Coi như không biết gì.

D. Tham gia các nhóm phản động đó.

Câu 8: Có một số thanh niên phát tán các tài liệu nói xấu Đảng và Nhà nước và kích động người dân đi biểu tình. Hành vi đó là?

A. Phá hoại nhà nước.

B. Bảo vệ nhà nước.

C. Hành động yêu nước.

D. Hành động khiêu khích chính quyền.

Câu 9: Trong những ý kiến dưới đây, ý kiến nào không đúng?

A. Phản bội Tế quốc là tội nặng nhất.

B. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.

C. Sinh viên đại học được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự.

D. Công dân có trách nhiệm xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Câu 10: Theo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) năm 2015, công dân được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự vì lí do đang học đại học, cao đẳng thì độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự từ

A. đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi

B. đủ 18 tuổi đến hết 26 tuổi.

C. đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi

D. đủ 18 tuổi đến hết 28 tuổi.

Câu 11: Độ tuổi nhập ngũ là?

A. 17 tuổi.

B. Đủ 17 tuổi.

C. 18 tuổi.

D. Đủ 18 tuổi.

Câu 12: Lí tưởng sống của thanh niên trong xã hội hiện đại là gì?

A. Dũng cảm, gan dạ trước mọi thế lực và âm mưu của kẻ thù

B. Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc

C. Đem tài năng tri thức sức lực để góp phần xây dựng đất nước đi lên, đồng thời luôn luôn trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

D. Phấn đấu để làm giàu

Câu 13: Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc thanh niên luôn được xác định là lực lượng

A. Quyết định

B. Lãnh đạo

C.Quan trọng

D. Nòng cốt

Câu 14: Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện chuẩn bị hành trang cho mình để làm gì?

A. Lập nghiệp

B. Lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ quốc

C. Lập thân

D. Bảo vệ Tổ quốc

Câu 15: Bảo vệ tổ quốc bao gồm:

A. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự

B. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội

C. Bảo vệ trật tự an ninh xã hội

D. A, B, C đều đúng

PHẦN 3: VẬN DỤNG

Câu 1: Những thái độ, hành động nào sau đây góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?

a)    Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

b)    Tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự.

c)    Tham gia thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

d)    Cảnh giác và chống lại mọi hành động xâm lược, can thiệp của nước ngoài.

e)    Tập trung kiếm tiền bằng mọi giá.

f)     Tham gia các lớp huấn luyện dân quân tự vệ.

g)    Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc.

h)    Bảo vệ bí mật quốc gia.

A. a, b, e, f, g, h.

B. a, b, c, e, f, g, h.

C. a, b, c, d, f, g, h.

D. a, b, c, d, g, h.

Câu 2: Những thái độ, hành động nào sau đây góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?

a)    Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

b)    Tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự.

c)    Tham gia thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

d)    Cảnh giác và chống lại mọi hành động xâm lược, can thiệp của nước ngoài.

e)    Tập trung kiếm tiền bằng mọi giá.

f)     Tham gia các lớp huấn luyện dân quân tự vệ.

g)    Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc.

h)    Bảo vệ bí mật quốc gia.

A. a, b, e, f, g, h.

B. a, b, c, e, f, g, h.

C. a, b, c, d, f, g, h.

D. a, b, c, d, g, h.

Câu 3: Anh H 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, trong lúc chờ tìm việc làm, anh có giấy gọi nhập ngũ. Đang chân chừ thì có người bạn gợi ý H nên học thêm một bằng đại học nữa thì sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, bạn của H nói vậy là đúng hay sai? Vì sao?

A. Đúng, vì những sinh viên đang học đại học sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự.

B. Đúng, vì khi học đại học sinh viên đã được học giáo dục quốc phòng nên không cần tham gia nghĩa vụ quân sự.

C. Sai, vì chỉ có con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một mới được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự.

D. Sai, vì công dân chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong thời gian một khoá đào tạo của một trình độ đào tạo.

Câu 4: T vừa đủ 17 tuổi, do điều kiện gia đình khó khăn nên không thể tiếp tục đi học, T muốn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, T có thế tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự khi vừa đủ 17 tuổi không? Vì sao?

A. Có, vì công dân là nam giới từ đủ 17 tuổi trở lên có quyền đăng kí tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự.

B. Có, vì mọi công dân là nam giới đều có thể tham gia nghĩa vụ quân sự.

C. Không, vì phải có trình độ hết lớp 12 mới được đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.

D. Không, vì công dân là nam giới từ đủ l㧠tuổi trở lên mới có quyền tham gia nghĩa vụ quân sự

Câu 5: Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm chung của tất cả công dân Việt Nam không loại trừ ai. Đối với học sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc thì mỗi cá nhân cần:

a)    Luôn nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách và đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

b)    Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, bảo vệ tổ quốc không chỉ những việc to lớn mà từ những việc nhỏ bé nhất;

c)    Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú.

d)    Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

e)    Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương như tổ chức thăm, tặng quà cho các gia đình liệt sĩ, các chú thương binh, bệnh binh, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhân ngày kỉ niệm thương binh, liệt sĩ 27-7 hàng năm; chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ;…

A. a, b, c, d.

B. a, c, d, e.

C. a, b, c, d, e.

D. a, b, c, e.

Câu 6: Do bị xúi giục, lôi kéo, đồng thời mờ mắt trước khoản tiền lớn T đã chấp thuận và tiến hành treo các khẩu hiệu chống phá Đảng và nhà nước tại các địa điểm công cộng; thực hiện in và phát tán các truyền đơn có nội dung kích động, chống phá nhà nước Việt Nam. Hỏi, hành vi của T là:

A. Phá hoại nhà nước và vi phạm pháp luật.

B. Bảo vệ nhà nước.

C. Hành động yêu nước.

D. Hành động khiêu khích chính quyền.

Câu 7: Không muốn con trai mình thực hiện nghĩa vụ quân sự, ông Q đã cấm con không được đi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Thậm chí, ông còn tìm cách cho con trốn khỏi địa phương để ngăn cản các cơ quan có thẩm quyền gặp được con mình. Hành động của ông Q là đúng hay sai?

A. Đúng, vì ông Q yêu thương con trai mình.

B. Đúng, vì ông Q chỉ muốn những điều tốt nhất cho con.

C. Sai, vì hành vi này vi phạm pháp luật và có thể bị pháp luật xử lí.

D. Sai, vì hành vi này vi phạm đạo đức.

Câu 8: Anh H dù đã đủ tuổi và đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật nhưng vì lười biếng và muốn đi chơi nên anh đã nghĩ cách bỏ trốn và ngày đăng ký nghĩa vụ. Hành vi trốn tránh đăng ký nghĩa vụ quân sự của anh H sẽ bị xử lý theo pháp luật như thế nào?

A. Xử lí vi phạm hành chính

B. Xử lí vi phạm hình sự

C. Xử lí vi phạm hành chính đồng thời xử lí vi phạm hình sự

D. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà cơ quan có thẩm quyền sẽ lựa chọn xử lí vi phạm hành chính hay xử lí vi phạm hình sự

Câu 9: Khi bàn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bạn Lan và bạn Thành đưa ra 2 ý kiến sau đây:

Ý kiến của Lan: “Bảo vệ đất nước là nghĩa vụ của các lực lượng quân đội, công an  và của người lớn. Học sinh thì chưa đủ năng lực để thực hiện nghĩa vụ đó.”

Ý kiến của Thành: “Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc chỉ phải thực hiện khi có chiến tranh, còn trong thời bình thì chúng ta nên tập trung làm tốt nghĩa vụ xây dựng đất nước là đủ.”

Em đồng ý với ý kiến nào?

A. Ý kiến của Lan.

B. Ý kiến của Thành.

C. Đồng ý với cả hai ý kiến trên.

D. Không đồng ý với hai ý kiến trên.

Câu 10: Trong thời điểm Covid-19 diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch đã đăng tải trên các kênh truyền thông; nhất là truyền thông xã hội hàng trăm bài viết chứa đựng những thông tin sai sự thật do chúng ngụy tạo về thực trạng đen tối của dịch Covid-19 đang hoành hành tại Việt Nam. Họ đã đưa lên truyền thông xã hội hàng trăm nghìn tin giả; như: “số người mắc bệnh, sự lây lan tốc độ nhanh ở nhiều địa bàn lớn gấp nhiều lần con số chính thức do Chính phủ Việt Nam công bố”. Đặc biệt; họ còn dựng chuyện về số người tử vong do dịch Covid-19 lên tới hàng chục người; và không ngừng gia tăng. Theo em, là một học sinh, em cần có thái độ như thế nào trước những tình trạng trên?

A. Chọn lọc thông tin, tìm nguồn uy tín để đọc và tìm hiểu về tình hình dịch bệnh.

B. Tin tất cả gì báo đài đăng tải kể cả tin tức chính thống và không chính thống.

C. Chọn lọc thông tin, tìm các nguồn uy tín như: những tờ báo của nhà nước Việt Nam phát hành, nghe tin từ đài truyền hình quốc gia,... và tin tưởng những gì Nhà nước ta đã và đang nỗ lực để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

D. Không cần chọn lọc thông tin.

PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Hiện nay anh T 23 tuổi, đã tốt nghiệp trung cấp nghề và đang công tác tại một nhà máy cơ khí. T đã đăng ký nghĩa vụ quân sự đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật. Trong thời gian trước, do học trung cấp nghề nên T được hoãn gọi nhập ngũ. Tuy nhiên, từ sau khi tốt nghiệp và đi làm, hoàn cảnh gia đình T gặp nhiều khó khăn, bản thân T là lao động duy nhất trong gia đình, trực tiếp nuôi dưỡng mẹ già bị ốm và một em trai chưa đến tuổi trưởng thành. Xin hỏi: T có thể tiếp tục được hoãn gọi nhập ngũ không?

A. Có, vì căn cứ theo quy định của pháp luật mặc dù vẫn ở trong độ tuổi được gọi nhập ngũ, nhưng do T là lao động duy nhất trong gia đình, trực tiếp nuôi dưỡng những người khác trong gia đình không có khả năng lao động nên anh T có quyền được tạm hoãn việc gọi nhập ngũ trong thời bình.

B. Có, do T là lao động duy nhất trong gia đình, trực tiếp nuôi dưỡng những người khác trong gia đình không có khả năng lao động nên anh T có quyền được tạm hoãn việc gọi nhập ngũ.

C. Không, vì anh T không nằm trong các trường hợp được hoãn nhập ngũ theo quy định của pháp luật.

D. Cả A, B, C đều sai.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công dân 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay