Trắc nghiệm Công dân 9 Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công dân 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

PHẦN 1: NHẬN BIẾT

Câu 1: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A.   Các quan hệ công vụ và nhân thân.

B.   Các quy tắc quản lí nhà nước.

C.   Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

D.   Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

Câu 2: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm:

A.   Phạt tiền người vi phạm

B.   Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.

C.   Lập lại trật tự xã hội.

D.   Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.

Câu 3: Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tô chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là

A.   Trách nhiệm pháp lý.

B.   Vi phạm pháp luật.

C.   Trách nhiệm gia đình.

D.   Vi phạm đạo đức.

Câu 4: “Tội phạm” là người có hành vi vi phạm

A.   Pháp luật dân sự.

B.   Pháp luật hành chính.

C.   Pháp luật hình sự.

D.   Vi phạm đạo đức.

Câu 5: Trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội được gọi là

A.   Trách nhiệm hình sự.

B.   Trách nhiệm dân sự.

C.   Trách nhiệm hành chính.

D.   Trách nhiệm kỉ luật.

Câu 6: Hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật

A.   Hình sự.

B.   Hành chính.

C.   Dân sự.

D.   Kỷ luật.

Câu 7: Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm quyên góp.

A.   Quan hệ sở hữu tài sản.

B.   Quyền sở hữu công nghiệp.

C.   Các quy tắc quản lý Nhà nước.

D.   Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

Câu 8: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ

A.   Hôn nhân và gia đình.

B.   Nhân thân phi tài sản.

C.   Chuyển dịch tài sản.

D.   Lao động, công vụ nhà nước.

Câu 9: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là khái niệm

A.   Vi phạm kỷ luật

B.   Vi phạm pháp luật.

C.   Vi phạm nội quy.

D.   Vi phạm điều lệ.

Câu 10: Mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật và tích cực đấu tranh với những hành vi

A.   Tìm kiếm việc làm tăng thu nhập.

B.   Bảo tồn di sản văn hóa.

C.   Xây dựng chính sách phát triển kinh tế.

D.   Vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

Câu 11: Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật là?

A.   Là hành vi trái pháp luật.

B.   Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

C.   Vi phạm pháp luật phải có lỗi.

D.   Tất cả ý trên.

Câu 12: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:

A.   Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B.   Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C.   Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D.   Công dân do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 13: Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là?

A.   Giáo dục, răn đe là chính.

B.   Có thể bị phạt tù.

C.   Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.

D.   Chủ yếu là đưa ra lời khuyên.

Câu 14: Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là

A.   Hành vi vi phạm pháp luật.   

B.   Tính chất phạm tội.

C.   Mức độ gây thiệt hại của hành vi.   

D.   Khả năng nhận thức của chủ thể.

Câu 15: Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không?

A.   Có.   

B.   Không.

C.   Tùy từng trường hợp.

D.   Tất cả đều sai.

Câu 16: Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là?

A.   Vi phạm hành chính.   

B.   Vi phạm dân sự.

C.   Vi phạm kỷ luật.   

D.   Vi phạm hình sự.

Câu 17:  Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định 

A.   Tội phạm.

B.   Tội danh.

C.   Trách nhiệm pháp lí.

D.   Trách nhiệm tội phạm

Câu 18: Vi phạm kỉ luật là

A.   Trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội.

B.   Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

C.   Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

D.   Những hành vi trái với quy định, quy tắc, quy chế của cơ quan, xí nghiệp, trường học.

PHẦN 2: THÔNG HIỂU

Câu 1: Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là

A.   Giáo dục, răn đe là chính.                     

B.   Có thể bị phạt tù.

C.   Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.

D.   Chủ yếu là đưa ra lời khuyên.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự?

A.   Đi xe máy chở 3 người.                                    

B.   Đánh người gây thương tích 12%.

C.   Công chức vi phạm thời giờ làm việc.               

D.   Đi xe vào đường một chiều.

Câu 3: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là người?

A.   Từ đủ 14 tuổi trở lên.

B.   Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C.   Từ 18 tuổi trở lên.

D.   Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 4: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là?

A.   Từ đủ 18 tuổi trở lên.

B.   Từ 18 tuổi trở lên.

C.   Từ đủ 16 tuổi trở lên.

D.   Từ đủ 14 tuổi trở lên.

Câu 5:  Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội?

A.   Quốc hội                                             

B.   Chính phủ  

C.   Viện Kiểm sát                                     

D.   Toà án.

Câu 6: Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật?

A.   Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn.

B.   Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cô ý không đội mũ bảo hiểm.

C.   Do mâu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù.

D.   Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả.

Câu 7: Hành vi nào sau đây là vi phạm hình sự?

A.   Sản xuất buôn bán hàng giả có giá trị tương đương hàng thật 32 triệu đồng.

B.   Bên mua không trả tiền đúng phương thức như thỏa thuận.

C.   Công chức nhà nước thường đi làm trễ giờ.

D.   Vi phạm quy định về an toàn giao thông.

Câu 8: Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà là

A.   Vi phạm pháp luật hành chính.

B.   Vi phạm pháp luật dân sự.

C.   Vi phạm pháp luật hình sự.

D.   Vi phạm kỷ luật.

Câu 9: Những hình phạt nghiêm khắc nhất được áp dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật được quy định rõ ràng trong Bộ luật nào?

A.   Hiến pháp.

B.   Bộ luật dân sự.

C.   Bộ luật hình sự.

D.   Bộ luật tố tụng hình sự.

Câu 10: Vi phạm pháp luật dân sự là những hành vi xâm phạm tới các quan hệ

A.   Sở hữu và quan hệ gia đình.

B.   Tài sản và quan hệ nhân thân.

C.   Tài sản và quan hệ gia đình.

D.   Kinh tế và quan hệ tình cảm.

Câu 11: Những hành vi trái với những quy định, quy tắc, quy chế của cơ quan, xí nghiệp, trường học được gọi là vi phạm 

A.   Đạo đức

B.   Pháp luật

C.   Kỷ luật.

D.   Không vi phạm

Câu 12: Người phạm tội phải chấp hành biện pháp nào dưới đây?

A.   Nhắc nhở

B.   Khiển trách 

C.   Cưỡng chế

D.   Phê bình.

Câu 13: Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật là?

A.   Là hành vi trái pháp luật.

B.   Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

C.   Vi phạm pháp luật phải có lỗi.

D.   Tất cả ý trên.

PHẦN 3: VẬN DỤNG

Câu 1: Bà V vay tiền của anh H đã quá hạn, dây dưa mãi không chịu trả nợ là hành vi vi phạm pháp luật

A.   Kỷ luật.

B.   Hành chính.

C.   Dân sự.

D.   Hình sự.

Câu 2:  Bạn A 16 tuổi, điều khiển xe mô tô vào đường cấm. Bạn A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A.   Hành chính.

B.   Kỷ luật.

C.   Dân sự.

D.   Hình sự.

Câu 3: Ông H xây nhà lấn vào lối đi chung của các hộ khác. Ông H phải chịu trách nhiệm?

A.   Hành chính

B.   Dân sự.

C.   Hình sự

D.   Kỷ luật

Câu 4: Lê Thị H đã lừa bán hai phụ nữ và một trẻ em qua bên kia biên  giới. Trong trường hợp này, Lê Thị H đã vi phạm?

A.   Pháp luật hình sự.

B.   Pháp luật hành chính.

C.   Pháp luật dân sự.

D.   Kỷ luật.

Câu 5: Nguyễn Văn C bị bắt về tội vu khống và tội làm nhục người khác. Trong trường hợp này, Nguyễn Văn C sẽ phải chịu

A.   Trách nhiệm hình sự.

B.   Trách nhiệm hành chính

C.   Trách nhiệm kỷ luật.

D.   Trách nhiệm dân sự.

Câu 6: P 15 tuổi chơi với một nhóm bạn xấu, có hôm P cùng nhóm bạn này lấy trộm xe máy của hàng xóm. Hành vi của P

A.   Vi phạm pháp luật hành chính và pháp luật hình sự.

B.   Không phải chịu trách nhiệm pháp lý vì chưa đủ tuổi.

C.   Vi phạm pháp luật dân sự

D.   Không bị coi là vi phạm pháp luật vì đang là học sinh

Câu 7: Em ủng hộ những việc làm nào sau đây?

a. Nhà nước xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

b. Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật.

c. Tích cực tìm hiểu các quy định của pháp luật.

d. Tìm hiểu các quy định của pháp luật để tìm cách đối phó với các cơ quan chức năng.

e. Im lặng khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

f. Tích cực đấu tranh với các hành vi, việc làm vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

g. Tham gia tuyên truyền phổ biến pháp luật cho mọi người.

h. Tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.

A.   a, b, c, d, g, h.

B.   a, b, d, f, g, h.

C.   a, b, c, f, g, h.

D.   b, c, e, f, g, h.

Câu 8: Anh Tuấn điều khiển xe mô tô đi vào đường ngược chiều và đâm vào bà Tư đang đi xe đạp theo chiều ngược lại làm bà Tư ngã, xe đạp bị hỏng. Anh T sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào về việc làm của mình?

A.   Trách nhiệm hình sự

B.   Trách nhiệm dân sự

C.   Không phải chịu trách nhiệm

D.   Trách nhiệm hành chính

Câu 9: L 14 tuổi, rất hay gây sự đánh nhau với mọi người và ăn cắp vặt. Hôm trước ông A thấy Lâm lấy trộm chiếc máy vi tính trong cửa hàng và báo công an. L bị bắt vào đồn, nhưng nửa ngày sau đã thấy cậu ta trên phố. Mọi người bàn tán và đưa ra các ý kiến dưới đây. Đâu là ý kiến đúng?

A.   L còn ít tuổi nên không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

B.   L phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

C.   L vi phạm pháp luật và phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi của mình.

Câu 10: Do muốn có tiền tiêu xài, Nam - học sinh lớp 9 (14 tuổi), đã nhận lời chuyển một gói hàng lớn để lấy tiền. Trên đường đi đưa hàng Nam đã bị các chú công an kiểm tra và phát hiện trong gói hàng có ma tuý. Các chú công an đã giữ Nam lại. Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào là đúng?

A.   Nam sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, vì vận chuyển ma tuý là phạm tội.

B.   Nam không phải chịu trách nhiệm hình sự vì ít tuổi.

C.   Nam không phải chịu trách nhiệm hình sự, vì bị lừa, khi nhận chuyển gói hàng không biết có ma tuý ở trong.

PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Một ngưòi thợ sửa xe gian manh đã cố tình sửa phanh xe cho một ông khách

một cách gian dối, cẩu thả; với mục đích là để người khách này còn tiếp tục quay lại tiệm anh ta để sửa xe. Do phanh xe không an toàn nên sau đó chiếc xe đã lao xuống dốc gây chết vị khách xấu số. Trường hợp trách nhiệm pháp lý ở đây là:

A.   Trách nhiệm hành chính.

B.   Trách nhiệm hình sự.

C.   Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.

D.   Trách nhiêm hình sự và trách nhiêm dân sự.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công dân 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay