Trắc nghiệm Công dân 9 Bài 2: Tự chủ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Tự chủ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 2: TỰ CHỦ

(31 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (11 CÂU)

Câu 1: Làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình được gọi là ?

  1. Khiêm nhường.
  2. Tự chủ.
  3. Trung thực.
  4. Chí công vô tư.

 

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?

  1. Vội vàng quyết định mọi việc.
  2. Bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.
  3. Hoang mang, dao động khi gặp khó khăn.
  4. Ủng hộ ý kiến của người khác mọi lúc, mọi nơi.

Câu 3: Người tự chủ là người biết làm chủ

  1. suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình.
  2. suy nghĩ của mình và của người khác.
  3. hành vi của mình và của người khác.
  4. tình cảm của mình để chi phối người khác.

Câu 4: Biểu hiện của người biết tự chủ là

  1. bình tĩnh, tự tin trong mọi việc.
  2. luôn làm theo ý kiến của người khác.
  3. bực tức khi bị người khác góp ý, phê bình.
  4. bảo vệ ý kiến của mình trong mọi trường hợp.

Câu 5: Người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình là người

  1. độc đoán.
  2. liêm khiết.
  3. tự lực
  4. tự chủ.

Câu 6: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?

  1. Im lặng trong mọi hoàn cảnh.
  2. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn.
  3. Luôn ủng hộ theo ý kiến của số đông.
  4. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra quyết định.

Câu 7: Người tự chủ là người

  1. làm việc gì cũng đúng.
  2. luôn hành động theo ý mình.
  3. luôn quyết định vội vàng trong mọi vấn đề.
  4. biết kiềm chế những ham muốn của bản thân.

Câu 8: Để rèn luyện tính tự chủ chúng ta cần phải làm gì?

  1. Tập suy nghĩ kỹ trước khi hành động.
  2. Xem xét lại thái độ, lời nói, hành động và rút kinh nghiệm cho những lần sau.
  3. Không cần rèn luyện.
  4. Cả A và B.

Câu 9: Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn, biết cư xử một cách .........................., có văn hóa.

  1. Khéo léo
  2. Có hiểu biết
  3. Có đạo đức

Câu 10: Tự chủ là

  1. Kiểm soát được người khác.
  2. Làm chủ công việc.
  3. Tự làm theo ý mình.
  4. Làm chủ bản thân

Câu 11:  Khi giải quyết công việc, người chí công vô tư luôn tôn trọng

  1. giúp đỡ người khác.
  2. thiên vị bạn bè, người thân.
  3. nhường nhịn người khác.
  4. lẽ phải và sự công bằng.

II. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Vì sao phải rèn luyện đức tính tự chủ?

  1. Tính tự chủ giúp cho con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hoá
  2. Biết đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ
  3. Không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 2:  Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?

  1. Ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự khi giải quyết công việc.
  2. Bình tĩnh, sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn.
  3. Hay nồi nóng, cãi vã, gây gỗ với mọi người xung quanh.
  4. Không chán nản, tuyệt vọng khi gặp khó khăn.

 

Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây là thiểu tự chủ?

  1. Kiên định bảo vệ lẽ phải
  2. Gió chiều nào che chiều ấy
  3. Không để bạn xấu rủ rê, lôi kéo
  4. Thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp

Câu 4: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự chủ?

  1. Tự chủ là chia khoá của thành công.
  2. Tự chủ giúp mỗi người đứng vững trước những cám dỗ.
  3. Tự chủ giúp chúng ta làm được mọi điều mình mong muốn.
  4. Tự chủ giúp mỗi người đễ dàng vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Câu 5: Linh là học sinh lớp 9. Linh đang học bài ở nhà thì Tuấn đến rủ Linh đi chơi điện tử ăn tiền. Nếu là Linh, trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?

  1. Đồng ý chơi ngay bài tập từ từ làm cũng được
  2. Kiên quyết và khéo léo từ chối không đi chơi điện tử ăn tiền, khuyên Tuấn không chơi điện tử ăn tiền và rủ Tuấn cùng học bài.
  3. Từ chối và mặc kệ Tuấn thích làm gì làm. Vì đó không phải việc của mình. Và quay lại làm bài tập.
  4. B và C đúng

III. VẬN DỤNG (10 CÂU)

Câu 1: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?

  1. Có cứng mới đứng đầu gió
  2. Đói cho sạch, rách cho thơm.
  3. Đứng núi này trông núi nọ
  4. Một điều nhịn chín điều lành.

Câu 2: Người có tính tự chủ thường có những đức tính nào sau đây?

  1. Tự tin.
  2. Tự lập.
  3. Kiên trì.
  4. Khiêm tốn.
  5. Tự ti.
  6. Giữ chữ tín.
  7. Tự trọng.
  8. Trung thực.
  9. Lịch sự, tế nhị.
  10. Tự kiêu.
  11. Tôn trọng kỉ luật.
  12. Quyết đoán.
  13. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12.
  14. 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 12.
  15. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12.
  16. 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9, 11, 12.

Câu 3: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện tự chủ?

  1. Học thầy không tày học bạn.
  2. Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ.
  3. Tích tiểu thành đại.
  4. Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Câu 4: Câu “Gió chiều nào che chiều ấy” nói về người không có tính

  1. tự chủ
  2. sáng tạo
  3. năng động
  4. cân cù.

Câu 5: Một bạn trong lớp đùa nghịch làm hỏng món đồ rất có y nghĩa của em. Là người tự chủ, em sẽ

  1. Báo cáo cô giáo.
  2. Bình tĩnh nói chuyện với bạn.
  3. Yêu cầu bạn mua đền món đồ.
  4. Nghĩ cách trả thù lại bạn.

Câu 6: Câu nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?

  1. Cả giận mất khôn.
  2. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  3. Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo.
  4. Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiếng ba chân.

 

Câu 7: Một bạn trong lớp nhờ em làm giúp bài tập về nhà và hứa tặng em một món quà mà em vô cùng yêu thích. Là người tự chủ, trong trường hợp đó em sẽ

  1. làm bài tập giúp bạn để nhận món quà em thích.
  2. không đồng ý và kể chuyện này với các bạn trong lớp.
  3. làm bài tập giúp bạn vì bạn không tự làm được.
  4. động viên, hướng dẫn để bạn tự làm bài.

 

Câu 8: Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học thêm. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  1. E là người tự chủ.
  2. E là người trung thực.
  3. E là người thật thà.
  4. Q là người khiêm nhường.

 

Câu 9: Trên đường đi học về, N gặp 1 vụ tai nạn giao thông thảm khốc, trên đường có cảnh người bị chảy máu rất nhiều, em nhỏ bị gãy chân, trước tình huống đó N cùng mọi người giúp đỡ đưa họ vào bệnh viện và gọi điện thoại báo tin cho gia đình họ. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  1. N là người tự chủ.
  2. N là người trung thực.
  3. N người thật thà.
  4. N là người tôn trọng người khác.

Câu 10: Thầy giao bài tập về nhà môn Toán, B đọc và suy nghĩ mãi không làm được nên B lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. B là người như thế nào?

  1. B là người không thật thà.
  2. B là người không thẳng thắn.
  3. B là người không tự chủ.
  4. B là người không tự tin.

IV. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1: Hành vi nào dưới đây là tự chủ?

  1. Hòa luôn giữ bình tĩnh khi gặp những tình huống khó khăn bất ngờ.
  2. Lan có tính nóng nảy, hay bốp chát với bạn bè, sau đó Lan thấy như vậy là dở nên cố gắng sửa chữa, bỏ được tính nóng nảy.
  3. Thấy các bạn tuổi mình làm blog, Hà cũng lao vào làm, do đó mất nhiều thời gian, học hành bị sút kém.
  4. Bị bạn trêu chọc, Lâm phản ứng lại ngay như văng tục hoặc đánh bạn.

Câu 2: Để hình thành được tính tự chủ cho bản thân, mỗi chúng ta cần rèn luyện theo những yêu cầu nào sau đây?

  1. Luôn có kế hoạch cụ thể cho các dự định của bản thân.
  2. Luôn kiên định thực hiện và bảo vệ cái đúng, cái tốt.
  3. Không a dua, không nghe theo người xấu.
  4. Luôn tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm về thái độ, hành vi của bản thân.
  5. Luôn làm theo ý mình, không nên tham khảo ý kiến của người khác.
  6. Học cách tự ra quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của bản thân.
  7. Luôn tự điều chỉnh thái độ hành vi của bản thân.
  8. Luôn suy nghĩ, cân nhắc thật kĩ trước khi nói hoặc làm một việc gì đó.
  9. 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8.
  10. 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
  11. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
  12. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.

Câu 3: Người có tính tự chủ thường có những biểu hiện nào sau đây?

  1. Có lập trường, quan điểm sống luôn vững vàng, không dao động.
  2. Không bao giờ cần đến sự giúp đỡ của người khác.
  3. Luôn làm chủ được hành vi của bản thân trong bất kì hoàn cảnh nào.
  4. Luôn bnh tĩnh trước mọi tình huống.
  5. Không bị lung lạc, lôi kéo bởi những người xấu.
  6. Biết tự quyết định cuộc sống của mình.
  7. Biết tự điều chỉnh suy nghĩ, tình cảm và hành vi của bản thân.
  8. Biết kiềm chế những cảm xúc, tình cảm của bản thân.
  9. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
  10. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.
  11. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
  12. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8.

 

Câu 4: Những trường hợp nào sau đây không thể hiện tính tự chủ?

  1. Bị rủ rê, lôi kéo nên anh A rơi vào con đường nghiện hút ma túy.
  2. Bạn B thường nổi nóng và văng tục mỗi khi gặp chuyện bực mình.
  3. Bạn C và bạ D đã rủ nhau bỏ học để đi chơi game.
  4. Ai nói gì bạn M cũng nghe theo.
  5. Sáng nào bạn H cũng thức dậy vào lúc 5 giờ để học bài
  6. Bạn H luôn quan sát, học hỏi để tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh cho bản thân.
  7. Bạn K luôn làm theo ý của mình mà không quan tâm đến ý kiến của người khác.
  8. Bạn N tiết kiệm tiền ăn sáng để ủng hộ cho những bạn học sinh ở vùng lũ.
  9. 1, 2, 3, 4, 6, 7.
  10. 2, 3, 4, 5, 6, 7.
  11. 1, 3, 4, 5, 6, 8.
  12. 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Câu 5: Những câu tục ngữ nào dưới đây nói về tính tự chủ ?

  1. Ăn có nhai, nói có nghĩ.
  2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
  3. Đừng ăn thoả đói, đừng nói thoả giận.
  4. Ăn chắc mặc bền.
  5. Tất cả 1,2,3,4
  6. 1,3
  7. 3,4
  8. 3,2

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công dân 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay