Trắc nghiệm Công dân 9 Bài 4: Bảo vệ hòa bình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Bảo vệ hòa bình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH

(24 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (11 CÂU)

Câu 1: Xu thế chung của thế giới hiện nay là

  1. chạy đua vũ trang
  2. đối đầu thay đối thoại.
  3. chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân.
  4. hoà bình, ổn định và hợp tác quốc tế.

Câu 2: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là ?

  1. Hợp tác.
  2. Hòa bình.
  3. Dân chủ.
  4. Hữu nghị.

Câu 3: Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hoà bình cho nhân loại?

  1. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo
  2. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới
  3. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc
  4. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột

Câu 4: Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng

  1. uy lực để giải quyết mâu thuẫn.
  2. quân sự để giải quyết mâu thuẫn.
  3. sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.
  4. thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.

Câu 5: Đối lập với hoà bình là tình trạng

  1. hoà hoãn
  2. chiến tranh
  3. cạnh tranh
  4. biểu tình.

Câu 6: Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của

  1. tất cả các quốc gia trên thế giới.
  2. những nước đang phát triển.
  3. những nước đang có chiến tranh
  4. chỉ những nước lớn.

Câu 7: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xẩy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là ?

  1. Bảo vệ hòa bình.
  2. Bảo vệ pháp luật.
  3. Bảo vệ đất nước.
  4. Bảo vệ nền dân chủ.

Câu 8: Điền vào chỗ trống: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì…..”

  1. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
  2. Hòa bình, dân chủ và phát triển.
  3. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.
  4. Hòa bình, độc lập và phát triển.

Câu 9: Cần bảo vệ hoà bình vì hoà bình

  1. là khát vọng của toàn nhân loại.
  2. mang đến thảm hoạ cho loài người
  3. giúp nhân dân được tự do làm theo ý thích của mình.
  4. giúp các nước lớn có khả năng điều khiển các nước nhỏ hơn.

Câu 10: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?

  1. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
  2. Không thừa nhận khuyết điểm của mình.
  3. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.
  4. Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác.

Câu 11: Hoạt động nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày?

  1. Tham quan, dã ngoại.
  2. Tham gia các hoạt động biểu tỉnh.
  3. Giao lưu với các bạn thiếu nhi quốc tế.
  4. Đăng ảnh bạo lực lên mạng xã hội.

II. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Ý kiến nào đưới đây không đúng khi nói về chiến tranh và hoà bình?

  1. Chiến tranh là thảm hoạ của loài người.
  2. Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình.
  3. Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người.
  4. Hoà bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh.

Câu 2: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về dân chủ?

  1. Được quyền làm những điều mình thích.
  2. Biết công việc chung của đất nước, xã hội.
  3. Đóng góp ý kiến vào công việc chung của tập thể.
  4. Cùng tham gia thực hiện, giám sát công việc chung của tập thể, xã hội

Câu 3: Việc làm nào dưới đây không phát huy được tính dân chủ trong tập thể và cộng đồng xã hội?

  1. Mỗi cá nhân được kiểm tra, giám sát công việc chung của tập thể.
  2. Mọi người đều có quyền đóng góp ý kiến nhưng quyết định là do cấp trên.
  3. Công dân được quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm sai trái của cán bộ Nhà nước.
  4. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử trí để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

 

Câu 4: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật?

  1. Phát huy dân chủ là phát huy sức mạnh của tập thể.
  2. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
  3. Kỉ luật khiến cho mọi người bị gò bó, không phát huy được khả năng của mình.
  4. Dân chủ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy năng lực của bản thân.

Câu 5: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về dân chủ và kỉ luật?

  1. Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể.
  2. Kỉ luật sẽ làm hạn chế quyền dân chủ của mỗi người.
  3. Dân chủ và kỉ luật là hai phạm trù không thể song song cùng tồn tại.
  4. Học sinh lớp 9 không thể phát huy quyền dân chủ vì các em chưa đủ 18 tuổi.

III. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Biểu hiện không hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ?

  1. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.
  2. Cãi nhau với hàng xóm.
  3. Phân biệt đối xử với các dân tộc ít người.
  4. Cả A,B,C.

Câu 2:  Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?

  1. 30/4/1975.
  2. 01/5/1975.
  3. 02/9/1945.
  4. 30/4/1954.

Câu 3: Có 1 bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?

  1. Đánh lại.
  2. Đề nghị nói chuyện để hiểu rõ vấn đề.
  3. Báo với công an.
  4. Báo với gia đình.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình?

  1. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hoà bình.
  2. Dùng sức mạnh bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.
  3. Bảo vệ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội.
  4. Luôn lắng nghe và biết quan tâm đến người khác.

Câu 5: Để thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hăng ngày, em không chấp nhận việc làm nào dưới đây?

  1. Khoan dung với mọi người xung quanh.
  2. Tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè quốc tế.
  3. Không chơi với người khác tôn giáo với mình.
  4. Giải quyết mâu thuẫn cá nhân bằng thương lượng.

IV. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ mang lại những lợi ích nào sau đây?

  1. Thúc đẩy mọi người tích cực tham gia vào những công việc chung.
  2. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể.
  3. Giúp củng cố quyền lực và uy tín của người lãnh đạo.
  4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập.
  5. Nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động.
  6. Nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động xã hội.
  7. Giúp đưa ra được các hình thức kỉ luật nghiêm minh.
  8. Từng bước xây dựng được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
  9. 1, 2, 3, 4, 6, 8.
  10. 1, 2, 4, 5, 6, 8.
  11. 1, 2, 4, 5, 7, 8.
  12. 1, 2, 3, 5, 6, 8.

Câu 2: Những trường hợp nào sau đây cần phải phê phán?

  1. Phê phán sai lầm của người khác trước tập thể.
  2. Lợi dụng dân chủ để xuyên tạc, bôi nhọ người khác.
  3. Không tôn trọng quyền dân chủ của người khác
  4. Áp đặt, buộc người khác phải tuân thủ theo ý chí của mình.
  5. Cấm đoán, không cho người khác phát biểu, đóng góp ý kiến.
  6. Không tôn trọng và không thực hiện nội quy của lớp, trường.
  7. Góp ý để hoàn thiện nội quy, quy định của tập thể, cơ quan, đơn vị.
  8. Lợi dụng dân chủ để gây mất ổn định, xáo trộn tại địa phương.
  9. 1, 3, 4, 5, 6, 8.
  10. 2, 3, 4, 5, 6, 8.
  11. 2, 3, 4, 5, 7, 8.
  12. 1, 2, 3, 5, 6, 7.

Câu 3: Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật, chúng ta cần làm tốt những yêu cầu nào sau đây?

  1. Tự giác thực hiện đúng nội quy của nhà trường và lớp học.
  2. Tích cực tham gia vào các sinh hoạt tập thể của lớp, nhà trường
  3. Tố cáo với cơ quan pháp luật khi phát hiện trường hợp vi phạm kỉ luật.
  4. Đóng góp ý kiến để giúp cho hoạt động của tập thể hiệu quả hơn.
  5. Thực hiện tốt Điều lệ của Đội, của Đoàn.
  6. Tôn trọng và thực hiện tốt nội quy tại các khu di tích, các điểm tham quan.
  7. Tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội tại địa phương.
  8. Tôn trọng quyền làm chủ của các thành viên trong lớp, trong trường.
  9. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
  10. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.
  11. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.
  12. 1, 2, 3, 4, 5, 6 ,7.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công dân 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay