Trắc nghiệm Công dân 9 Bài 6: Hợp tác cùng phát triển

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Hợp tác cùng phát triển. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 6: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

(32 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (13 CÂU)

Câu 1: Cơ sở quan trọng của hợp tác là?

  1. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.
  2. Hợp tác, hữu nghị.
  3. Giao lưu, hữu nghị.
  4. Hòa bình, ổn định.

Câu 2: Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên nguyên tắc

  1. chỉ cần hai bên cùng có lợi.
  2. một bên làm và cùng hưởng lợi.
  3. cùng làm và một bên được hưởng lợi.
  4. cùng có lợi, không làm tổn hại đến người khác.

Câu 3: Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở

  1. tự nguyện chấp nhận thua thiệt.
  2. bình đẳng cùng có lợi.
  3. cá lớn nuốt cá bé.
  4. không bên nào có lợi.

Câu 4: Hợp tác với bạn bè được thể hiện?

  1. Cùng giúp nhau giải bài toán khó.
  2. Cùng bạn nghiên cứu khoa học.
  3. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao cho lớp.
  4. Cả A,B,C.

Câu 5: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là

  1. đối tác
  2. hợp tác
  3. giúp đỡ
  4. chia sẻ.

Câu 6: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác cùng phát triển?

  1. Cùng góp sức giải bài trong giờ kiểm tra.
  2. Cho bạn chép bài để cùng được điểm cao.
  3. Chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
  4. Sẵn sàng bảo vệ, ủng hộ bạn trong mọi cuộc tranh luận.

Câu 7: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhằm?

  1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  2. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.
  3. Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn.kỹ thuật và hành chính.
  4. Cả A,B,C.

Câu 8: Để hợp tác có hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần

  1. chấp nhận phân thua thiệt về mình.
  2. thấy mâu thuẫn, căng thẳng thì tránh đi.
  3. biết lắng nghe và tôn trọng người khác.
  4. luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng.

Câu 9: Việt Nam tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nhằm?

  1. Tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.
  2. Tăng cường mối quan hệ về văn hóa và giáo dục.
  3. Tăng cường mối quan hệ về quốc phòng và an ninh.
  4. Cả A,B,C.

Câu 10: Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là?

  1. Quan hệ.
  2. Giao lưu.
  3. Đoàn kết.
  4. Hợp tác.

Câu 11: Những vấn đề như ô nhiễm môi trường, đói nghèo, dịch bệnh, bùng nổ dân số,... chỉ được giải quyết một cách hiệu quả khi có sự hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế giới, vì

  1. đó là những vấn đề hết sức nguy hiểm.
  2. đó là những vấn đề vô cùng quan trọng.
  3. đó là những thách thức rất to lớn.
  4. đó là những vấn đề cấp thiết có tính chất toàn cầu.

 

Câu 12: Trong cuộc sống hằng ngày hợp tác thể hiện

  1. làm việc vì lợi ích tập thể.
  2. việc ai người ấy làm.
  3. làm việc vì lợi ích cá nhân.
  4. làm việc cùng nhau vì mục đích chung.

 

Câu 13: Để việc hợp tác hiệu quả và bền vững, đòi hỏi các bên tham gia hợp tác

  1. không được làm phương hại đến lợi ích của nhau.
  2. phải lựa chọn những hợp đồng chỉ có lợi cho mình.
  3. phải chấp nhận thiệt thòi về phía mình.
  1. phải hi sinh vì lợi ích của người khác.

II. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong hợp tác quốc tế

  1. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực.
  2. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
  3. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
  4. Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.

Câu 2: Quan điểm nào dưới đây đúng khi nói về hợp tác ?

  1. Hợp tác chỉ mang lại phiền phức, ràng buộc lẫn nhau.
  2. Chỉ những người bất tài mới cần hợp tác với người khác.
  3. Không thể có sự hợp tác bình đẳng giữa các đối tác kinh tế.
  4. Hợp tác chỉ thành công khi có sự tôn trọng, bình đẳng giữa các bên

 

Câu 3: Ý nào dưới đây đúng khi nói về sự cần thiết của hợp tác quốc tế?

  1. Hợp tác giữa các nước đã phát triển và những nước đang phát triển không thể có sự công bằng và cùng có lợi.
  2. Hợp tác quốc tế là xu hướng tất yếu trong bồi cảnh thế giới đang đối mặt với những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu.
  3. Hợp tác cùng phát triển là việc sử dụng lực lượng vũ trang của liên minh các quốc gia xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác nhắm mở rộng lãnh thổ.
  4. Hợp tác cùng phát triển là sự giúp đỡ vô điều kiện của những nước lớn đối với những nước nhỏ.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng về những nguyên tắc Đảng và Nhà nước ta xác định khi hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới?

  1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
  2. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
  3. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết các bất đồng.
  4. Cả A, B, C

Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Để hợp tác thành công, chúng ta cần tìm hiểu kĩ để lựa chọn đối tác phù hợp.
  2. Để hợp tác thành công, chúng ta cần tìm hiểu phải tin tưởng ở đối tác và giữ chữ tín với đối tác.
  3. Để hợp tác thành công, chúng ta cần tìm hiểu phải dành cho đối tác sự tôn trọng.
  4. Cả A, B, C

III. VẬN DỤNG (9 CÂU)

Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây không phải là hợp tác cùng phát triển?

  1. Cùng chung sức làm việc vì lợi ích chung.
  2. Giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vì mục đích chung.
  3. Cùng chung sức làm việc nhằm đem lại lợi ích cho một bên.
  4. Bình đẳng, cùng có lợi, không làm ảnh hưởng đến người khác.

Câu 2: APEC có tên gọi là?

  1. Liên minh Châu Âu.
  2. Liên hợp quốc.
  3. Quỹ tiền tệ thế giới.
  4. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 3: Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm

  1. 2006
  2. 2007
  3. 2008
  4. 2009

Câu 4: Tính đến tháng 9 năm 2018, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 3 quốc gia

  1. Trung Quốc, Nga, Hoa Kì.
  2. Pháp, Hoa Kì, Nhật Bản.
  3. Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc.
  4. Trung Quốc, Nga, Ấn Độ.

 

Câu 5: Công trình nào dưới đây không phải là kết quả mà nước ta có được nhờ hợp tác?

  1. Cầu Nhật Tân.
  2. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
  3. Cầu Long Biên.
  4. Nhà máy Samsung Thái Nguyên.

 

Câu 6: Việc làm nào dưới đây không phải là mục đích của hợp tác quốc tế?

  1. Ngăn chặn chiến tranh
  2. Hạn chế sự bùng nỗ dân số.
  3. Chạy đua vũ trang
  4. Bảo vệ môi trường.

Câu 7: Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của hợp tác cùng phát triển?

  1. Tổ trưởng làm bài tập hộ bạn để cô không phê bình cả tổ.
  2. Cả hai lớp cùng nhau giữ vệ sinh khu vực lang chung..
  3. Thành lập đôi bạn cùng tiền, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập...
  4. Cùng làm bài tập nhóm theo sự phân công của cô giáo.

Câu 8: Đảng và Nhà nước ta xác định, việc hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới không dựa trên những nguyên tắc nào sau đây?

  1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau
  2. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nha
  3. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết bất đồng
  4. Chấp nhận thua thiệt so với những nước lớn hơn

 

Câu 9: Anh G luôn cân đối thời gian của mình để tham gia vào các hoạt động nhóm của cơ quan như: từ thiện, bảo vệ môi trường. Việc làm đó thể hiện anh là người

  1. chưa có tính kỉ luật.
  2. biết hợp tác trong cuộc sống.
  3. lãng phí thời gian cá nhân.
  4. không biết quan tâm tới bản thân.

IV. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1: FAO là tổ chức có tên gọi là?

  1. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương.
  2. Tổ chức Liên minh Châu Âu.
  3. Tổ chức lương thực thế giới.
  4. Tổ chức y tế thế giới.

Câu 2: Bạn C là người nguyên tắc, khi hợp tác bạn luôn đưa ra điều kiện để đảm bảo bình đẳng. Chính vì vậy B và V không muốn hợp tác với C và mỗi lần buộc phải hợp tác với nhau B và V luôn gây khó khăn cho C. Thấy vậy, bạn S nhóm trưởng phải rất vất vả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Những ai trong tình huống trên chưa thể hiện đúng nội dung của hợp tác?

  1. Bạn C, bạn B, bạn V.
  2. Bạn V, bạn B.
  3. Bạn C, bạn S.
  4. Bạn C, bạn S, bạn B.

Câu 3: Trong giờ học Địa lý ở lớp 6D, cô giáo giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận để giải thích vì sao có hiện tượng ngày và đêm, nhưng bạn H không tham gia. Hành vi đó thể hiện H là người

  1. có tinh thần tự chủ.
  2. có đức tính tự lập.
  3. không có tinh thần hợp tác.
  4. có ý thức học tập độc lập.

 

Câu 4: Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra tuần tới, T (ngồi cạnh) rủ em chia đôi bài ra học cho đỡ vất vả để đến giờ kiểm tra cùng làm bài vừa nhanh vừa hiệu quả. Là người hiểu về sự hợp tác cùng phát triển, em sẽ làm gi?

  1. Không nhận lời vì sợ cô giáo phát hiện.
  2. Đồng ý với ý kiến của T và cùng thực hiện việc đó.
  3. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì.
  4. Giải thích cho T hiểu học không phải chỉ để làm bài kiểm tra.

Câu 5: Bạn M và T từ chối lời đề nghị làm đề cương chung để ôn tập các môn chuẩn bị thi học kì của K và A, vì cho rằng làm như vậy sẽ không hiểu hết bài và sợ rằng hai bạn K và A sẽ ỷ lại vào mình. Những ai trong tình huống trên hiểu sai về hợp tác.

  1. Bạn M, bạn A.
  2. Bạn M, bạn T.
  3. Bạn T, bạn K.
  4. Bạn K, Bạn A.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công dân 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay