Trắc nghiệm công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


 

CHỦ ĐỀ 1: MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

(50 CÂU)

 

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (25 CÂU)

Câu 1: Nông nghiệp công nghệ cao là:

  • A. Nền nông nghiệp áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và phát triển nông nghiệp.
  • B. Nền nông nghiệp hữu cơ, giảm thiểu thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất.
  • C. Một hệ thống sản xuất để duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người.
  • D. Một hệ thống sản xuất đòi hỏi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao hiệu quả, tạo sự đột phá về năng suất và chất lượng nông sản, đảm bảo cân bằng hệ sinh thái, an ninh lương thực, sinh kế cho người dân.

Câu 2: Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0), nền nông nghiệp công nghệ cao dựa trên nền tảng phát triển của công nghệ nào?

A. Công nghệ sinh học.B. Công nghệ kĩ thuật số.
B. Công nghệ thông tin.D. Công nghệ vật liệu.

Câu 3: Nền nông nghiệp công nghệ cao dựa trên nền tảng phát triển của công nghệ kĩ thuật số, giúp:

  • A. Hoạt động sản xuất kết nối an toàn, dễ dàng, liên tục và toàn diện.
  • B. Thỏa mãn nhu cầu ngày càng của xã hội.
  • C. Đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.
  • D. Tạo bước đột phá về năng suất.

Câu 4: Nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh công nghiệp 4.0 áp dụng các thành tựu của cuộc cuộc cách mạng 4.0 vào sản xuất nông nghiệp nhằm:

  • A. Giúp nông dân có đủ dữ liệu để tính toán chính xác lượng giống, phân bón, nước cho từng khu vực sản xuất.
  • B. Nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo bước đột phá năng suất, chất lượng nông sản.
  • C. Thay thế dần nông dân trong một số khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp.
  • D. Chụp ảnh, tạo bản đồ canh tác để thu thập chính xác dữ liệu về đất, cây trồng.

Câu 5: Các thành phần cơ bản của mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?

  • A. Trang trại thông minh, nhà kính thông minh.
  • B. Máy kéo và rô bốt thông minh, máy bay không người lái, công nghệ IoT.
  • C. Internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, máy bay không người lái, rô-bốt thông minh, công nghệ Blockchain.
  • D. Hệ thống tưới tiêu tự động, cảm biến IoT kết nối phần mềm và điều khiển từ xa, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo.

Câu 6: Kết nối các máy móc, thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác cho phép chúng trao đổi thông tin với nhau và tương tác với môi trường xunh quanh trên nền tảng mạng Internet được gọi là:

A. Dữ liệu lớn.B. Internet vạn vật.
B. Công nghệ Blockchain.D. Trí tuệ nhân tạo.

Câu 7: Sử dụng internet vạn vật trong nông nghiệp nhằm mục đích gì?

  • A. Cho phép nông dân xem xét tất cả các thông số sản xuất theo thời gian thực và cải thiện quá trình ra quyết định.
  • B. Cung cấp thông tin dự báo thời tiết, điều kiện khí hậu, năng suất cây trồng, vật nuôi.
  • D. Giám sát cây trồng, vật nuôi, máy móc nông nghiệp.

Câu 8: Dữ liệu lớn là gì?

  • A. Hình thức tích hợp công nghệ để xử lí các dữ liệu có quy mô lớn, đa dạng và phức tạp mà các ứng dụng xử lí thông thường không xử lí được.
  • B. Công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin dữ liệu bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian.
  • C. Hệ thống quản lí, phân tích, xử lí khối lượng lớn dữ liệu trong nông nghiệp được tạo ra bởi các cảm biến và thiết bị thông minh của hệ thống IoT về đất đất, cây trồng, vật nuôi, môi trường, thời tiết và những thông tin quan trọng khác phục vụ sản xuất nông nghiệp.
  • D. Hình thức cho phép lập hồ sơ lưu trữ và giao dịch số có độ an toàn cao.

Câu 9: Dữ liệu lớn có vai trò gì trong nông nghiệp công nghệ cao?

  • A. Tạo hồ sơ an toàn và minh bạch về mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm từ trang trại đến nơi tiêu thụ.
  • B. Cho phép nông dân xem xét tất cả các thông số sản xuất theo thời gian thực và cải thiện quá trình ra quyết định.
  • C. Cung cấp cho nông dân thông tin về giá cả và xu thế sản xuất nông nghiệp.
  • D. Giúp nông dân chụp ảnh, tạo bản đồ canh tác ngay lập tức để thu thập và phân tích chính xác dữ liệu về đất, cây trồng.

Câu 10: Trí tuệ nhân tạo là:

  • A. Các mô hình mô phỏng theo cách tư duy, ứng xử của con người.
  • B. Phương tiện không có người điều khiển ở trên phương tiện.
  • C. Phương tiện tự hoạt động theo các chương trình cài đặt sẵn, điều khiển từ xa bởi trung tâm hoặc máy điều khiển, phương pháp điều khiển hỗ trợ.
  • D. Tạo ra các phần mềm tự học cho máy tính, cho phép máy tính có thể tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, xử lí thông tin và đưa ra các quyết định điều khiển.

Câu 11: Trí tuệ nhân tạo được sử dụng trong nông nghiệp để làm gì?

  • A. Phân tích dữ liệu nông nghiệp và cung cấp thông tin dự báo về thời tiết, điều kiện khí hậu, năng suất cây trồng và vật nuôi.
  • B. Phát hiện sâu, bệnh và thực hiện hoạt động phun thuốc trừ sâu từ xa với chi phí thấp.
  • C. Thay thế dần nông dân trong một số khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp.
  • D. Xác nhận thông tin về nguồn gốc, chất lượng nông sản.

Câu 12: Phương tiện bay không có người điều khiển ở trên phương tiện được gọi là gì?

A. Flycam.B. Máy bay không người lái.
B. Máy bay điều khiển từ xa.D. Công nghệ Blockchain.

Câu 13: Máy bay không người lái hoạt động theo phương thức nào?

  • A. Hoạt động theo chương trình cài đặt sẵn, điều khiển từ xa bởi con người.
  • B. Sử dụng lực khí động để cung cấp lực nâng, bay tự hành, mang theo tải trọng hoặc không.
  • C. Hoạt động theo chương trình cài đặt sẵn, điều khiển từ xa bởi trung tâm hoặc máy điều khiển, phương pháp điều khiển hỗn hợp.
  • D. Hoạt động theo chương trình cài đặt sẵn và không thể thu hồi tái sử dụng.

Câu 14: Trong nông nghiệp, máy bay không người lái được sử dụng để làm gì?

  • A. Phát hiện sâu, bệnh và thực hiện hoạt động phun thuốc trừ sâu từ xa với chi phí thấp.
  • B. Thay thế dần nông dân trong một số khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp.
  • C. Quản trị vùng sản xuất, sàn thương mại điện tử.
  • D. Giúp nông dân tính toán chính xác lượng phân bón, nước cho từng khu vực sản xuất.

Câu 15: Công nghệ tạo cho rô-bốt có khả năng tư duy như con người được gọi là:

  • A. Công nghệ IoT.
  • B. Công nghệ rô-bốt.
  • C. Rô-bốt thông minh.
  • D. Công nghệ IoT kết hợp Ai giám sát.

Câu 16: Rô-bốt và máy móc thông minh được sử dụng để làm gì trong nông nghiệp?

 

  • A. Phát hiện sâu, bệnh và thực hiện hoạt động phun thuốc trừ sâu từ xa với chi phí thấp.
  • B. Chụp ảnh, tạo bản đồ canh tác để thu thập chính xác dữ liệu về đất, cây trồng.
  • C. Thay thế dần nông dân trong một số khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp.
  • D. Giúp nông dân tính toán chính xác lượng phân bón, nước cho từng khu vực sản xuất.

Câu 17: Công nghệ Blockchain là gì?

  • A. Công nghệ xử lí dữ liệu quy mô lớn, đa dạng và phức tạp mà các ứng dụng xử lí thông thường không xử lí được.
  • B. Công nghệ lưu giữ và truyền tải thông tin dữ liệu bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian.
  • C. Công nghệ được sử dụng trong nông nghiệp để xác nhận thông tin về nguồn gốc, chất lượng nông sản.
  • D. Công nghệ xử lí khối lượng lớn dữ liệu nông nghiệp được tạp ra bởi các cảm biến và thiết bị thông minh của hệ thông IoT về đất, cây trồng, vật nuôi, môi trường, thời tiết, những thông tin quan trọng khác phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Câu 18: Công nghệ Blockchain được sử dụng trong nông nghiệp với mục đích gì?

  • A. Cho phép nông dân đưa ra quyết định
  • B. Tạo hồ sơ an toàn và minh bạch về mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm từ trang trại đến nơi tiêu thụ.
  • C. Thay thế dần nông dân trong một số khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp.
  • D. Giúp nông dân có đủ dữ liệu để tính toán chính xác lượng giống, phân bón, nước cho từng khu vực sản xuất cụ thể.

Câu 19: Mô hình trang trại thông minh là gì?

  • A. Là mô hình trang trại được quy hoạch thành từng khu vực chuyên biệt, kết hợp sử dụng các công nghệ hiện đại trong canh tác.
  • B. Là mô hình sản xuất nông nghiệp giúp nâng cao năng suất của rau, hoa quả, cây trồng.
  • C. Là mô hình kinh tế sinh thái nông nghiệp bền vững, có chức năng chính là cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu cho nhu cầu thực phẩm của con người và tạo nguồn thu nhập nhất định cho nông dân.
  • D. Là một hệ thống sinh thái hoàn chỉnh, thống nhất các khâu, các thành phần, chi phí đầu tư thấp phù hợp với đặc điểm hầu hết ở các các vùng ngoại thành và nông thôn.

Câu 20: Các thành phần công nghệ được ứng dụng trong mô hình trang trại thông minh là gì?

  • A. Hệ thống kiểm soát, giám sát nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm; hệ thống tưới tiêu tự động; rô-bốt thông minh.
  • B. Hệ thống tưới tiêu tự động; rô-bốt thông minh; cảm biến IoT.
  • C. Máy kéo và rô-bốt thông minh; máy bay không người lái; công nghệ IoT kết hợp AI.
  • D. Máy bay không người lái; công nghệ IoT kết hợp AI; rô-bốt thông minh.

Câu 21: Mô hình nhà kính thông minh là gì?

  • A. Là phương pháp sản xuất nông nghiệp giúp nâng cao năng suất của rau, hoa quả, cây trồng.
  • B. Là phương pháp được quy hoạch thành từng khu vực chuyên biệt, kết hợp sử dụng các công nghệ hiện đại trong canh tác.
  • C. Là phương pháp tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp, bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp.
  • D. Là phương pháp kiểm soát điều kiện tự nhiên gây ảnh hưởng đến cây trồng, bảo vệ cây khỏi sâu, bệnh hại không mong muốn.

Câu 22: Các công nghệ tiên tiến được ứng dụng trong mô hình nhà kính thông minh là gì?

  • A. Máy kéo và rô-bốt thông minh; máy bay không người lái; công nghệ IoT kết hợp AI.
  • B. Máy bay không người lái; công nghệ IoT kết hợp AI; hệ thống kiểm soát, giám sát nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm
  • C. Hệ thống tươi tiêu tự động; rô-bôt thông minh; cảm biến IoT
  • D. Hệ thống kiểm soát, giám sát nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm; hệ thống tươi tiêu tự động; rô-bôt thông minh; cảm biến IoT.

Câu 23: Vai trò của khoa học, kĩ thuật và công nghệ đối với những thành tựu của nền nông nghiệp về tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên là gì?

  • A. Giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác, mở rộng quy mô sản xuất, giảm chất thải ra môi trường và cải thiên năng suất nuôi trồng.
  • B. Giúp giảm việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, tăng năng suất cây trồng.
  • C. Giúp tăng khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, kháng sâu bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.
  • D. Giúp quản lí quy trình sản xuất tốt hơn theo thời gian thực.

Câu 24: Đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp, giúp giảm việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, tăng năng suất cây trồng là vai trò gì của khoa học, kĩ thuật và công nghệ đối với những thành tựu của nền nông nghiệp?

  • A. Xác nhận thông tin về nguồn gốc, chất lượng nông sản.
  • B. Xác định các khu vực có khả năng mất năng suất hoặc miễn nhiễm sâu bệnh.
  • C. Tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi tốt.
  • D. Tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên.

Câu 25: Vai trò của khoa học, kĩ thuật và công nghệ đối với những thành tựu của nền nông nghiệp về thay thế dần con người trong việc thực hiện các nhiệm vụ gieo hạt, trồng trọt, vệ sinh chuồng trại,… là:

  • A. Tăng khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, kháng sâu bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.
  • B. Giúp giảm thiểu áp lực về việc chứng thực sản phẩm an toàn.
  • C. Tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm, giảm tác động môi trường.
  • D. Gây dựng lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo niềm tin với người tiêu dùng.

 

2. THÔNG HIỂU (14 CÂU)

Câu 1: Nền nông nghiệp công nghệ cao không dựa trên ứng dụng công nghệ mới bào vào sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và phát triển nông nghiệp?

A. Cơ giới hóa, tự động hóa.B. Công nghệ vật liệu mới.
C. Công nghệ sinh học.D. Công nghệ vật lí điện tử.

Câu 2: Nền nông nghiệp công nghệ cao không dựa trên nền tảng phát triển nào nào của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0)?

A. Dữ liệu lớn.B. Internet vạn vật.
C. Máy bay không người lái.D. Điện toán đám mây.

Câu 3: Nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh công nghiệp 4.0 không được xem là?

A. Nông nghiệp số.B. Nông nghiệp xanh.
C. Nông nghiệp thông minh.D. Nông nghiệp 4.0

Câu 4: Đâu không phải là một trong những thành phần cơ bản của mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

A. Công nghệ Blockchain.B. Trí tuệ nhân tạo.
C. Công nghệ in 3D.D. Internet vạn vật.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng về internet vạn vật?

  • A. Kết nối các máy móc, thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác cho phép chúng trao đổi thông tin với nhau, tương tác với môi trường xung quanh trên nền tảng internet.
  • B. Giám sát cây trồng, vật nuôi, máy móc nông nghiệp, giúp sử dụng hiệu quả tài nguyên, cho phép nông dân đưa ra quyết định kịp thời, phù hợp cho sản xuất.
  • C. Giúp nông dân có đủ dữ liệu để tính toán chính xác chất lượng giống, phân bón, nước cho từng khu vực sản xuất cụ thể, tăng năng suất, chất lượng nông sản.
  • D. Cho phép nông dân xem xét tất cả các thông số sản xuất theo thời gian thực và cải thiện quá trình ra quyết định.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không đúng về dữ liệu lớn?

  • A. Bao gồm phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư.
  • B. Được dùng để xác nhận thông tin về nguồn gốc, chất lượng nông sản.
  • C. Là hình thức tích hợp công nghệ để xử lí các dữ liệu có quy mô lớn, đa dạng và phức tạp mà các ứng dụng thông thường không xử lí được.
  • D. Giúp quản lí, phân tích, xử lí khối lượng lớn dữ liệu trong nông nghiệp được tạo ra bởi các cảm biến và thiết bị thông minh của hệ thống IoT.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không đúng về trí tuệ nhân tạo?

  • A. Là mô hình mô phỏng theo cách tư duy, ứng xử của con người.
  • B. Tự hoạt động theo chương trình cài đặt sẵn, điều khiển từ xa bởi trung tâm.
  • C. Giúp nông dân đưa ra quyết định đúng đắn trong sản xuất.
  • D. Tạo ra các phần mềm tự học cho máy tính, cho phép máy tính tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, xử lí thông tin, đưa ra các quyết định điều khiển.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng về máy bay không người lái?

  • A. Là phương tiện bay không có người điều khiển ở trên phương tiện.
  • B. Hoạt động một cách độc lập thông qua một số phương pháp điều khiển.
  • C. Chưa được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp.
  • D. Giúp nông dân chụp ảnh, tạo bản đồ canh tác ngay lập tức.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không đúng về rô-bốt thông minh?

  • A. Được trang bị thêm trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành rô-bốt thông minh.
  • B. Được sử dụng để thay thế dần nông dân trong một số khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp.
  • C. Hoạt động một cách độc lập thông qua 2 phương pháp điều khiển.
  • D. Thực hiện thao tác hoặc một hoạt động nào đó của nông dân.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không đúng về công nghệ Blockchain?

  • A. Cho phép lập hồ sơ lưu trữ và giao dịch số có độ an toàn cao.
  • B. Lưu trữ và truyền tải thông tin dữ liệu bằng các khối được liên kết với nhau, mở rộng theo thời gian.
  • C. Tạo hồ sơ an toàn, minh bạch về mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm từ trang trại đến nơi tiêu thụ.
  • D. Được sử dụng để thay thế dần nông dân trong một số khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp.

Câu 11: Đâu không phải là một trong số những thành phần công nghệ được ứng dụng trong mô hình trang trại thông minh?

A. Máy kéo và rô-bốt thông minh.B. Công nghệ IoT kết hợp AI.
C. Máy bay không người lái.D. Hệ thống tưới tiêu tự động.

Câu 12: Mô hình nhà kính thông minh không giúp người nông dân kiểm soát điều gì?

A. Độ ẩm.B. Côn trùng.
C. Tưới nước, cắt cỏ.D. Chất dinh dưỡng.

Câu 13: Đâu không phải là một trong những thành phần công nghệ được ứng dụng trong mô hình nhà kính thông minh?

A. AI.B. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.
C. Rô-bốt thông minh.D. Hệ thống tưới tiêu tự động.

Câu 14: Đâu không phải là vai trò của khoa học, kĩ thuật và công nghệ đối với những thành tựu của nền nông nghiệp?

  • A. Giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác, mở rộng quy mô sản xuất, giảm chất thải ra môi trường, cải thiện năng suất môi trường.
  • B. Giảm việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, tăng năng suất cây trồng.
  • C. Tăng khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, kháng sâu bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.
  • D. Rút ngắn một nửa thời gian trồng trọt, chăn nuôi so với các phương pháp thông thường.

 

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh dưới đây nói đến thành tựu nào của công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp?

 

(1)……………..

 

(2)………………

 

(3)……………..

 

 

(4)……………..

 

  • A. (1) Máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu; (2). Máy kéo thông minh cắt cỏ; (3). Rô-bốt thu họach nông sản; (4). Công nghệ IoT kết nối cảm biến thu thập, giám sát dữ môi trường và điều khiển rô-bốt thông minh.  
  • B. (1) Máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu; (2). Máy kéo thông minh cắt cỏ; (3). Rô-bốt thu họach nông sản; (4). AI giám sát.
  • C. (1) Máy bay không người lái tưới nước; (2). Máy kéo thông minh cắt cỏ; (3). Rô-bốt kiểm tra chất lượng nông sản; (4). Công nghệ IoT kết hợp AI giám sát.
  • D. (1) Máy bay không người lái tưới nước; (2). Máy kéo thông minh cắt cỏ; (3). Rô-bốt quản trị vùng sản xuất; (4). Công nghệ IoT kết nối cảm biến thu thập, giám sát dữ môi trường và điều khiển rô-bốt thông minh. 

Câu 2: Hình ảnh dưới đây nói về mô hình nông nghiệp công nghệ cao nào?

 

  • A. Mô hình nhà kính thông minh.
  • B. Mô hình trang trại thông minh.
  • C. Mô hình trồng trọt chất lượng cao.
  • D. Mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả.

Câu 3: Hình ảnh dưới đây cho biết ứng dụng nào của rô-bốt trong nông nghiệp?

 

  • A. Rô-bốt làm cỏ.
  • B. Rô-bốt giám sát cây trồng.
  • C. Rô-bốt thu hoạch.
  • D. Rô-bốt trực tiếp phun thuốc trừ sâu.

Câu 4: Blockchain minh bạch thông tin thực phẩm cung cấp đến người tiêu dùng và giảm thiểu chi phí để chứng minh các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo “bảo hiểm thực phẩm” điện tử hạn chế được tối đa các rủi ro về lẫn lộn hàng giả, hàng kém chất lượng khi lựa chọn mua sắm trên các sàn thương mại điện tử.

Đoạn thông tin trên nói về lợi ích nào Blockchain của đối với nông nghiệp?

  • A. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
  • B. Quản trị vùng sản xuất.
  • C. Sàn thương mại điện tử.
  • D. Quản lý hàng tồn kho nông trại/trang trại và quản lý vùng sản xuất.

Câu 5: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết: Hãy gọi tên mô hình nhà kính thông minh trong hình ảnh.

 

  • A. Mô hình nhà kính đóng mở kiểu cánh bướm.
  • B. Mô hình nhà kính mái hở.
  • C. Mô hình nhà kính mái vòm.
  • D. Mô hình nhà kính trồng các loại nấm.

 

4. VẬN DỤNG CAO (6 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là một trong những khó khăn, vướng mắc khi triển khai nông nghiệp 4.0?

  • A. Chi phí đầu tư tương đối lớn.
  • B. Khả năng tiếp cận công nghệ của người lớn tuổi còn hạn chế.
  • C. Người nông dân phải thật sự đam mê và am hiểu về nông nghiệp.
  • D. Xảy ra tình trạng sản xuất sản phẩm nông sản hàng loạt, kém hiệu quả.

Câu 2: Nông nghiệp công nghệ cao (nông nghiệp 4.0) khác nông nghiệp thông thường ở điểm nào?

  • A. Nông nghiệp công nghệ cao (nông nghiệp 4.0)  tập trung vào thay đổi cách thức quản lí nông nghiệp.
  • B. Nông nghiệp công nghệ cao (nông nghiệp 4.0) tập trung vào thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại.
  • C. Nông nghiệp công nghệ cao (nông nghiệp 4.0) tập trung vào quản lí dữ liệu trên nền tảng số.
  • D. Nông nghiệp công nghệ cao (nông nghiệp 4.0) tập trung vào việc kết nối nông dân với nông dân, nông dân với chuyên gia, nông dân với người tiêu dùng.

Câu 3: Đâu không phải là một trong những lợi ích của công nghệ IoT trong nông nghiệp?

A. Giám sát từ xa.B. Tự động thu hoạch.
C. Kiểm soát chất lượng.D. Giám sát hạn hán.

Câu 4: Ứng dụng máy bay không người lái trong nông nghiệp được xem là một công cụ hỗ trợ nông dân trên toàn cầu, đặc biệt nông dân sản xuất quy mô vừa và nhỏ tại các nước:

A. Châu Phi.B. Đông Nam Á.
C. Châu Á.D. Bắc Âu.

Câu 5: Trang trại thông minh là mô hình trang trại hội tụ những yếu tố nào?

  • A. Nông nghiệp thông minh, công nghệ thông minh, thiết kế thông minh, doanh nghiệp thông minh.
  • B. Nông nghiệp thông minh, công nghệ thông minh, doanh nghiệp thông minh.
  • C. Công nghệ thông minh, thiết kế thông minh.
  • D. Đầu tư thông minh, công nghệ thông minh, thiết kế thông minh.

Câu 6: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết: Nhà kính thông minh sử dụng năng lượng gì?

 

A. Gió.B. Nước biển.C. Mặt trời.D. Sinh học.

 

  

 

Trắc nghiệm công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo, đề trắc nghiệm công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo có đáp án, trắc nghiệm công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập công nghệ 9 CTST

Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay