Giáo án công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo

Dưới đây là giáo án bản word môn Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Nông nghiệp 4.0 bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy (KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Times New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo
Giáo án công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo
Giáo án công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo
Giáo án công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo
Giáo án công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo
Giáo án công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo
Giáo án công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo
Giáo án công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5: XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Đánh giá được xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao.
  • Có ý thức vươn lên, tinh thần khởi nghiệp.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác:khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học:biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo:biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Nhận thức công nghệ:Có ý thức vươn lên, tinh thần khởi nghiệp.
  • Đánh giá công nghệ: Đánh giá được xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về Xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 (Trải nghiệm nghề nghiệp, Mô đun Nông nghiệp 4.0) – Chân trời sáng tạo.
  • Hình ảnh, tư liệu, video sưu tầm về chủ đề bài học Xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 (Trải nghiệm nghề nghiệp, Mô đun Nông nghiệp 4.0) – Chân trời sáng tạo.
  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về chủ đề bài học Xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 5.1 SGK tr.35 và trả lời câu hỏi: Những công nghệ tiên tiến nào được áp dụng trong quản lí trang trại thông minh?
  4. Sản phẩm:Câu trả lời của HS về những công nghệ tiên tiến được áp dụng trong quản lí trang trại thông minh trong Hình 5.1.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 5.1 SGK tr.35 và trả lời câu hỏi: Những công nghệ tiên tiến nào được áp dụng trong quản lí trang trại thông minh?

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu tên những công nghệ tiên tiến được áp dụng trong quản lí trang trại thông minh trong Hình 5.1.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Những công nghệ tiên tiến được áp dụng trong quản lí trang trại thông minh trong Hình 5.1: internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, máy bay không người lái, robot thông minh, công nghệ blockchain.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sự bùng nổ của công nghệ thông tin; quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi chất lượng nông sản càng cao; cùng với diện tích đất bị thu hẹp do đô thị hóa, do biến đổi khí hậu trong khi dân số tăng nên nhu cầu lương thực không ngừng tăng lên… là những thách thức rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Giải bài toán cho các vấn đề này, theo các chuyên gia, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu, là câu trả lời cho việc phát triển nền nông nghiệp nước nhà. Vậy, xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao hiện nay như thế nào? Cần có ý thức vươn lên, tinh thần khởi nghiệp ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong Chủ đề ngày hôm nay – Chủ đề 7: Xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Đánh giá xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đánh giá được xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, làm việc cá nhân, khai thác Hình 5.2, Bảng 5.1, thông tin mục 1.1 – 1.3 SGK tr.39 và hoàn thành Phiếu học tập số 1, Phiếu học tập số 2, trả lời câu hỏi:

- Hãy cho biết nền nông nghiệp công nghệ cao có xu thế phát triển như thế nào?

- Hãy cho biết xu thế phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

- Đánh giá xu thế phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2, câu trả lời của HS về xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu trước ở nhà: Đọc thông tin trong SGK, kết hợp sưu tầm thêm tư liệu trên sách, báo, internet để tìm hiểu, đánh giá xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao:

+ Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao.

+ Nhóm 2, 4: Tìm hiểu về xu thế phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

- GV trình chiếu một số hình ảnh kết hợp dẫn dắt: Nền nông nghiệp công nghệ cao đang chịu tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vậy nó có xu thế phát triển theo những hướng nào?

 

 

 

Nông nghiệp 4.0

- GV nhắc lại nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1, 3:

Khai thác thông tin mục 1.1 SGK tr.35, 36 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

XU THẾ PHÁT TRIỂN

CỦA NỀN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Nội dung

Biểu hiện

 

 

 

 

 

 

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

- GV mở rộng kiến thức, giới thiệu cho HS về Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Việt Nam giai đoạn 2022 – 2030.

- GV yêu cầu HS cả lớp làm việc theo các nhóm đã phân công, sưu tầm thêm tư liệu trên sách, báo, internet và cho biết: Theo Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030, xu thế phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp để hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 1 (hoặc Nhóm 3) nêu xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Theo Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Việt Nam giai đoạn 2022 – 2030, nền nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu trước cho Việt Nam.

+ Thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến để sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao.

+ Phát triển, làm chủ được một số công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao quy mô hàng hóa.
+ Tạo ra và đưa vào sản xuất được ít nhất từ 8 - 10 giống cây trồng vật nuôi chủ lực có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu vượt trội; từ 8 - 10 quy trình công nghệ tiên tiến; từ 8 - 10 chế phẩm sinh học, vật tư, máy móc, thiết bị mới phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo các xu thế trên là tất yếu, nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, tránh lãng phí tài nguyên, tác động đến môi trường, tăng thu nhập cho nông dân, phát triển nông nghiệp bền vững.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Đánh giá xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao

1.1. Xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1. 

 

TƯ LIỆU VỀ NỀN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

 

 

 

 

 

 

 

 

https://www.youtube.com/watch?v=rr-9pWQT4-g

https://www.youtube.com/watch?v=pYVZoCBUG00

https://www.youtube.com/watch?v=M6UwQlpOKos

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

XU THẾ PHÁT TRIỂN

CỦA NỀN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Nội dung

Biểu hiện

Sử dụng các dây chuyền, máy móc, thiết bị hiện đại trong các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở quy mô công nghiệp.

Quy trình sản xuất tiên tiến, biện pháp kĩ thuật hiện đại trong phòng trừ sâu, bệnh hại được áp dụng trong sản xuất nông nghệp để:

- Bảo vệ môi trường.

- Gia tăng sản lượng, chất lượng nông sản.

- Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm.

- Tăng thu nhập cho nông dân, phát triển nông nghiệp bền vững.

Tích hợp thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp trong sản xuất để phát triển mô hình nông nghiệp 4.0.

- Công nghệ internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, robot thông minh, máy bay không người lái:

+ Thúc đẩy mới phương thức sản xuất, quản lí trong sản xuất nông nghiệp.

+ Giúp nông dân kiểm soát diễn biến của cây trồng, vật nuôi chính xác, tự động.

- Công nghệ Blockchain:

+ Theo dõi, truy xuất nguồn gốc, quá trình vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp sạch.

+ Tăng tính minh mạch, giá trị và an toàn thực phẩm, giảm tác động môi trường.

Gắn với xu thế phát triển của các ngành công nghệ khác

- Công nghệ thông tin: trí tuệ nhân tạo, học máy, phần mềm thông tin.

Kết nối thiết bị, phân tích, quản lí dữ liệu nông nghiệp, dự đoán năng suất mô hình nông nghiệp, điều khiển cách tưới tiêu, phát hiện sâu bệnh, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

- Công nghệ sinh học nông nghiệp: công nghệ chỉnh sửa gene.

Tạo giống tốt, tăng khả năng chống chịu với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, kháng sâu bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.

- Công nghệ tự động hóa: robot, máy móc thông minh.

Thay thế dần người nông dân trong một số khâu của quá trình sản xuất.

- Công nghệ năng lượng tái tạo: điện mặt trời và điện gió.

Cung cấp năng lượng cho trang trại, các mô hình nông nghiệp thông minh khác, phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường.

 

 

Nhiệm vụ 2: Xu thế phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Công nghệ tiên tiến được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo những xu hướng nào?

- GV nhắc lại nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 2, 4:

Khai thác Hình 5.2, kết hợp thông tin mục 1.2 SGK tr.36 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

XU THẾ PHÁT TRIỂN

MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Nội dung

Biểu hiện

 

 

 

 

 

 

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về xu thế phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao:

https://www.youtube.com/watch?v=tu8eo0vmb6w

https://www.youtube.com/watch?v=AGCm_YZUFrA

- GV hướng dẫn HS cả lớp liên hệ, vận dụng và trả lời câu hỏi: Hãy tìm hiểu và cho biết nền nông nghiệp ở địa phương em đang phát triển theo xu thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, hoàn thành Phiếu học tập số 2 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 2 hoặc Nhóm 4 nêu xu thế phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao theo Phiếu học tập số 2.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu xu thể phát triển nền nông nghiệp ở địa phương em.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 2.

- GV kết luận:

+ Nông nghiệp công cao có sự tham gia của khoa học, kĩ thuật và công nghệ kết hợp với tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất là xu thế tất phát triển tất yếu của nền nông nghiệp.

+ Sự tham gia của khoa học, kĩ thuật và công nghệ giúp:

· Nâng cao năng lực sản nông nghiệp.,

· Cung cấp sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn.

· Kết nối nông dân, chia sẻ thông tin thị trường.

· Hội nhập quốc tế.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới

1.2. Xu thế phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

XU THẾ PHÁT TRIỂN

MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Nội dung

Biểu hiện

Sản xuất nông nghiệp chính xác, quản lí nông nghiệp thông minh.

 

Sản xuất nông nghiệp dựa trên ứng dụng quản lí dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ IoT, cảm biến thông minh, định vị toàn cầu, máy bay không người lái,…

Nông dân thu thập, xử lí, đánh giá, dữ liệu; cung cấp thông tin cần thiết, chính xác cho sản xuất.

 

Canh tác trong nhà và nông nghiệp đô thị.

- Thủy canh, khí canh, cây trồng đặt trong các khay, xếp chồng lên các kệ theo chiều thẳng đứng.

Tận dụng không gian trong nhà để sản xuất nông nghiệp.

- Cảm biến IoT thu thập, kiểm soát thông tin về môi trường.

Tăng năng suất, chất lượng cây trồng, cung cấp sản phẩm sạch, bền vững.

 

Nông nghiệp tự động hóa

Sử dụng robot, máy móc thông minh, hệ thống máy tính, thiết bị điện tử, cảm biến,…

Giảm số lượng nhân công, thay đổi tập quán canh tác, tăng năng suất, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, thúc đẩy áp dụng công nghệ trên quy mô lớn.

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Đánh giá xu thể phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS cả lớp việc cá nhân, phát phiếu Đánh giá xu thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao cho HS (theo Bảng 5.1, đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 3).

- GV lưu ý HS:

+ Xu thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao được đánh giá bằng cách dấu (X).

+ HS nhận biết, tự đánh giá:

· Xếp loại Đạt nếu xác định đúng từ 10 dấu (X) trở lên ở cột “Xu thế nông nghiệp công nghệ cao”.

· Xếp loại Chưa đạt nếu xác định đúng thời điểm 10 dấu (X) ở cột “Xu thế nông nghiệp công nghệ cao”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhận Phiếu đánh giá, làm việc cá nhân và hoàn thành theo hướng dẫn.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 3 – 4 HS báo cáo kết quả xếp loại Đánh giá xu thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1.3. Đánh giá xu thế phá triển nông nghiệp công nghệ cao

Bảng 5.1. Đánh giá xu thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 3).

BẢNG 5.1. ĐÁNH GIÁ XU THẾ PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

STT

Tiêu chí đánh giá

Nội dung

đánh giá

Lựa chọn phù hợp

Nông nghiệp truyền thống

Nông nghiệp công nghệ cao

1

Phương thức sản xuất

Phương thức thủ công hoặc bán thủ công.

?

?

Sử dụng các phương pháp kĩ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến.

?

?

Canh tác trong nhà và nông nghiệp đô thị.

?

?

Canh tác ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây trồng, vật nuôi.

?

?

2

Công nghệ sử dụng

Sử dụng công nghệ IoT và cảm biến thông minh.

?

?

Sử dụng hệ thống năng lượng sạch (năng lượng tái tạo).

?

?

Tự động hóa, robot trong sản xuất nông nghiệp.

?

?

Sử dụng các công cụ, máy móc đơn giản.

?

?

3

Hệ thống quản lí

Hệ thống quản lí được dựa trên kinh nghiệm, kĩ năng của nông dân.

?

?

Sử dụng hệ thống quản lí thông minh có sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến, hiện đại.

?

?

Có chuỗi cung ứng giúp người tiêu dùng truy xuất được nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp.

?

?

Kết nối nông dân và chia sẻ thông tin.

?

?

4

Tác động môi trường

Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

?

?

Cung cấp sản phẩm sạch, an toàn cho người sử dụng.

?

?

Tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.

?

?

Giảm lãng phí tài nguyên, giảm sử dụng năng lượng hóa thạch.

?

?

5

Hiệu quả

Tăng thu nhập cho nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững.

?

?

Năng suất cao nhờ sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại, quy trình sản xuất tiên tiến.

?

?

Chất lượng sản phẩm không ổn định.

?

?

Chất lượng sản phẩm ổn định, đồng đều.

?

?

 

Hoạt động 2. Ý thức vươn lên, tinh thần khởi nghiệp

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đánh giá được xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi, khai thác Bảng 3.2, thông tin mục 2.1 – 2.3 và tìm hiểu về:

- Điều kiện để khởi nghiệp thành công.

- Một số mô hình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao hiện nay.

- Hoàn thành Bảng đánh giá ý thức vươn lên, tinh thần khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ý thức vươn lên, tinh thần khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khởi nghiệp và tinh thần khởi nghiệp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Khởi nghĩa có thể được áp dụng cho việc thành lập một doanh nghiệp mới hoặc khởi động một chu kì hay lĩnh vực kinh doanh mới.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 2.1 SGK tr.39 và trả lời câu hỏi: Nêu điều kiện để khởi nghiệp thành công.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu điều kiện để khởi nghiệp thành công.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Để khởi nghiệp thành công, người khởi nghiệp cần có ý thức vươn lên và tinh thần khởi nghiệp.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Ý thức vươn lên, tinh thần khởi nghiệp

2.1. Khởi nghiệp và tinh thần khởi nghiệp

Để khởi nghiệp thành công, người khởi nghiệp cần có ý thức vươn lên và tinh thần khởi nghiệp, thể hiện qua:

- Nhận thức.

- Hứng thú.

- Thao tác thực tế.

- Khả năng giải quyết vấn đề.

- Trách nhiệm.

- Sáng tạo về lĩnh vực khởi nghiệp.

 

Nhiệm vụ 2: Một số mô hình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp hiện nay

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Nông nghiệp công nghệ cao thúc đẩy sự phát triển nhiều mô hình nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, giúp nông dân có nhiều cơ hội khởi nghiệp, làm giàu từ sản phẩm nông nghiệp. Vậy, một số mô hình sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp có thể lựa chọn để khởi nghiệp, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam là gì?

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm đôi chẵn, lẻ.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

+ Nhóm chẵn:

Khai thác thông tin mục 2.2a, b SGK tr.40 và trả lời câu hỏi: Trình bày một số nội dung về mô hình trồng chuối chất lượng cao và mô hình chăn nuôi bò thịt hiệu quả.

+ Nhóm lẻ:

Khai thác thông tin mục 2.2c, d SGK tr.40, 41 và trả lời câu hỏi: Trình bày một số nội dung về mô hình kinh doanh rau sạch và mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái.

- GV cung cấp thêm một số tư liệu về các mô hình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp hiện nay (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).:

- GV hướng dẫn HS liên hệ, vận dụng thực tế, kết hợp sưu tầm thêm trên sách, báo, internet và trả lời câu hỏi: Trình bày về tình hình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao ở một địa phương nước ta. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm chẵn, lẻ lần lượt trình bày về 4 mô hình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp hiện nay.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về một mô hình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp ở một địa phương nước ta (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Một số mô hình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp hiện nay

+ Mô hình trồng chuối chất lượng cao.

+ Mô hình chăn nuôi bò thịt hiệu quả.

+ Mô hình kinh doanh rau sạch.

+ Mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2.2. Một số mô hình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp hiện nay

a. Mô hình trồng chuối chất lượng cao

- Công nghệ sinh học tạo cây giống: phù hợp với đặc điểm đất, môi trường, khí hậu, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Hệ thống tưới tiêu tự động: ứng dụng cảm biến, tiết kiệm nước, sức lao động.

- Cơ giới hóa sản xuất: giảm nhân công lao động ở khâu trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, đem lại năng suất cao.

- Công nghệ Blockchain: quản lí, truy xuất nguồn gốc, tăng giá trị sản phẩm.

b. Mô hình chăn nuôi bò thịt hiệu quả

- Công nghệ sinh học: tạo ra con giống phù hợp với khí hậu, điều kiện chăn nuôi, tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm.

- Công nghệ IoT: quản lí, giám sát tình trạng sức khỏe, thức ăn, hoạt động của vật nuôi, điều kiện môi trường chuồng trại.

- Robot tự động: giúp người nông dân dọn, đẩy cỏ cho bò.

- Công nghệ Blockchain: giúp quản lí, truy xuất nguồn gốc, tăng giá trị sản phẩm.

c. Mô hình kinh doanh rau sạch

- Rau sạch có chứng nhận nguồn gốc và chất lượng: nhãn mác, dán tem truy xuất nguồn gốc, giấy chứng nhận VietGAP,…

- Công nghệ IoT kế nối cảm biến: giám sát, bảo quản thực phẩm trong môi trường sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Công nghệ Blockchain: quản lí, truy xuất nguồn gốc rau sạch.

d. Mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái

- Công nghệ Iot: quản lí, giám sát tình trạng của cây trồng, vật nuôi trong các trang trại; điều kiện môi trường.

- Tự động hóa: thông qua thiết bị thông minh, giúp giảm bớt nhân công trong một số khâu; bảo vệ an ninh, an toàn cho khách tham quan; đem lại hiệu quả, chất lượng phục vụ cao.

- Công nghệ Blockchain: quản lí, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

 

 

 

TƯ LIỆU VỀ MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH

TRONG NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY

 

 

Mô hình trồng chuối chất lượng cao

https://www.youtube.com/watch?v=rW7pOkw6c08

 

 

Mô hình chăn nuôi bò thịt hiệu quả

https://www.youtube.com/watch?v=Ufh14b7W2Ns

 

 

Mô hình kinh doanh rau sạch

https://www.youtube.com/watch?v=CGG05zQtC9A (Từ 0p30s đến hết)

 

 

Mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái

https://www.youtube.com/watch?v=_K9RM0uHGA4

 

Trả lời câu hỏi mở rộng:

TRỒNG RAU ỨNG DỤNG CỘNG NGHỆ CAO Ở HÀ NỘI

     - Thực tế: Hà Nội có 5.044 ha sản xuất rau an toàn, hơn 50 ha sản xuất rau hữu cơ cùng nhiều mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao. Hiện, tại các vùng trồng rau đã có 127ha ứng dụng kỹ thuật nhà lưới, 47 ha ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, 7 nhà sơ chế rau với tổng diện tích 750 m2.

     - Mục tiêu:

     + Từ nay đến năm 2030, Hà Nội chuyển đổi từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế, hướng tới giá trị xanh được tạo nên từ chuyển đổi xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh.

     + Đầu tư chuyên sâu cho các vùng rau chuyên canh theo hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng sản xuất gắn với xây dựng thương hiệu; đồng thời tập trung thúc đẩy phát triển các sản phẩm rau có lợi thế; xây dựng các vùng rau chuyên canh tập trung, quy mô lớn theo tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường.

 

Mô hình trồng rau thủy canh

của ông Hoàng Quốc Chiến

ở xã Phú Cường (huyện Sóc Sơn)

 

Mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm

 

 

Nhiệm vụ 3: Đánh giá ý thức vượn lên, tinh thần khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành Bảng Đánh giá ý thức vươn lên, tinh thần khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 3).

- GV lưu ý HS:

+ Mỗi câu chỉ chọn một trong ba phương án: Có; Không; Không rõ (Em không hiểu câu mô tả này hoặc phân vân giữa hai phương án Có và Không).

+ Mỗi câu được lựa chọn  sẽ được tính 1 điểm.

+ Ý thức vươn lên, tinh thần khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao được thể hiện rõ khi HS có tổng điểm ở cột  đạt được từ 5 điểm trở lên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhận Phiếu đánh giá, làm việc cá nhân và hoàn thành theo hướng dẫn.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 3 – 4 HS báo cáo kết quả xếp loại Đánh giá giá ý thức vươn lên, tinh thần khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

2.3. Đánh giá ý thức vượn lên, tinh thần khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Bảng Đánh giá ý thức vượn lên, tinh thần khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 3. 

BẢNG 5.2. ĐÁNH GIÁ Ý THỨC VƯƠN LÊN, TINH THẦN KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

STT

Tiêu chí đánh giá

Nội dung

Lựa chọn phù hợp

Không

Không rõ

1

Nhận thực về nông nghiệp công nghệ cao.

Tôi có hiểu biết đúng đắn về nông nghiệp công nghệ cao.

 

 

 

Tôi có hiểu biết về xu thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

 

 

 

2

Sự quan tâm, hứng thú đối với nông nghiệp công nghệ cao.

Tôi có hứng thú tìm hiểu, khám phá về nông nghiệp công nghệ cao.

 

 

 

Tôi mong muốn được học tập, nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực này.

 

 

 

3

Thao tác thực tế trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Tôi có thể thiết kế được mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt tại gia đình.

 

 

 

Tôi có thể đề xuất giải pháp mới để giảm chi phó vận hành hệ thống tưới nhỏ giọt.

 

 

 

4

Khả năng giải quyết vấn đề trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Tôi có thể mô tả được các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây trồng trong nhà kính.

 

 

 

5

Tinh thần trách nhiệm kỉ luật

Tôi tuân thủ quy định về sử dụng các thiết bị, máy móc hiện đại trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

 

 

 

6

Tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng.

Tôi có khả năng đề xuất giải pháp để đáp ứng nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng đối với sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

 

 

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về Xu thế phát triển của nền công nghiệp công nghệ cao.
  3. Nội dung:

- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Xu thế phát triển của nền công nghiệp công nghệ cao.

- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.43.

  1. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết bài học Xu thế phát triển của nền công nghiệp công nghệ cao.

- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện trong thời gian 10 phút:

Trường THCS:………………………………………….

Lớp:……………………………………………………..

Họ và tên:……………………………………………….

 

PHIẾU BÀI TẬP CÔNG NGHỆ 9 (NÔNG NGHIỆP 4.0)

CHỦ ĐỀ 5: XU THẾ PHÁT TRIỂN

CỦA NỀN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

 

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Đâu không phải là một trong những xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao?

A. Sử dụng các dây chuyền, máy móc, thiết bị hiện đại trong các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở quy mô công nghiệp.

B. Tích hợp thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp trong sản xuất để phát triển mô hình nông nghiệp 4.0.

C. Canh tác trong nhà và nông nghiệp đô thị.

D. Gắn với xu thế phát triển của các ngành công nghệ khác.

Câu 2: Trí tuệ nhân tạp, học máy và phần mềm là xu thế phát triển của nông nghiệp công nghệ cao gắn với ngành công nghệ nào?

A. Công nghệ sinh học nông nghiệp.

B. Công nghệ thông tin.

C. Công nghệ tự động hóa.

D. Công nghệ năng lượng tái tạo.

Câu 3: Đâu không phải là mục đích chính của phát triển nông nghiệp công nghệ cao?

A. Cung cấp những thông tin cần thiết, chính xác cho sản xuất.

B. Tối ưu hóa quá trình sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất lao động.

C. Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, tránh lãng phí tài nguyên.

D. Tăng thu nhập cho nông dân.

Câu 4: Hình ảnh dưới đây nói đến xu thế phát triển nào của nền nông nghiệp công nghệ cao?

 

A. Canh tác trong nhà.

B. Sản xuất nông nghiệp chính xác.

C. Tự động hóa trang trại.

D. Quản lí nông nghiệp thông minh.

Câu 5: Sản xuất nông nghiệp dựa trên ứng dụng quản lí dữ liệu lớn, công nghệ IoT và cảm biến thông minh, định vị toàn cầu, máy bay không người lái,…nhằm:

A. Cho phép người dân thu thập, xử lí, đánh giá dữ liệu, cung cấp những thông tin cần thiết, chính xác cho sản xuất.

B. Tận dụng không gian trong nhà để sản xuất.

C. Giảm số lượng nhân công, thay đổi tập quán canh tác.

D. Kết nối nông dân và chia sẻ thông tin thị trường, hội nhập quốc tế.

Câu 6: Tăng năng suất, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, thúc đẩy việc áp dụng công nghệ trên quy mô lớn là xu thế nào của nền nông nghiệp công nghệ cao?

A. Canh tác trong nhà và nông nghiệp đô thị.

B. Sản xuất nông nghiệp chính xác và quản lí nông nghiệp thông minh.

C. Công nghệ tái tạo năng lượng.

D. Nông nghiệp tự động hóa.

Câu 7: Đâu không phải là một trong những nội dung đánh giá xu thế phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao về công nghệ sử dụng?

A. Sử dụng công nghệ IoT và cảm biến thông minh.

B. Sử dụng hệ thống năng lượng sạch (năng lượng tái tạo).

C. Tự động hóa, robot trong sản xuất nông nghiệp.

D. Sử dụng hệ thống quản lí thông minh, có sự hỗ trợ của công nghệ tiến tiến, hiện đại.

Câu 8: Một trong những thành phần cơ bản của mô hình nuôi bò thịt hiệu quả là:

A. Robot tự động.

B. Hệ thống tưới tiêu tự động.

C. Cơ giới hóa sản xuất.

D. Cảm biến thông minh.

Câu 9: Mục đích của việc sử dụng công nghệ IoT trong mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái là gì?

A. Bảo vệ an ninh, an toàn cho khách tham quan.

B. Quản lí, giám sát tình trạng của cây trồng, vật nuôi trong các trang trại.

C. Giảm bớt nhân công trong một số khâu.

D. Quản lí, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Câu 10: Công nghệ sinh học trong mô hình trồng chuối chất lượng cao giúp:

A. Tiết kiệm nước, sức lao động.

B. Người nông dân dọn cỏ.

C. Tạo giống cây phù hợp với đặc điểm đất, môi trường, khí hậu.

D. Quản lí, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành Phiếu bài tập.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt đọc đáp án đúng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

A

C

A

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

D

D

A

B

C

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2. Trả lời câu hỏi bài tập 2  - phần Luyện tập SGK tr.43

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Hãy đề xuất mô hình sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp công nghệ cao và tự đánh giá ý thức vươn lên, tinh thần khởi nghiệp theo các tiêu chí đã học.

- GV gợi ý một số mô hình sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp công nghệ cao:

+ Mô hình trồng chuối công nghệ cao.

+ Mô hình chăn nuôi bò thịt hiệu quả.

+ Mô hình kinh doanh rau sạch.

+ Mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái.

+…..

- GV hướng dẫn HS tự Đánh giá ý thức vươn lên, tinh thần khởi nghiệp theo Bảng 5.2 SGK tr.41. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đề xuất mô hình sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp công nghệ cao và tự đánh giá ý thức vươn lên, tinh thần khởi nghiệp theo các tiêu chí đã học.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhẫn xét, đánh giá và chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Củng cố kiến thức đã học về Xu thế phát triển của nền công nghiệp công nghệ cao.

- Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập phần Vận dụng SGK tr.43.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời bài tập phần Vận dụng.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Sử dụng internet, sách, báo,…để tìm hiểu và chia sẻ về một số mô hình hoặc tấm gương khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

- GV cung cấp cho HS tham khảo:

+ Thông tin về một số tấm gương khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao:

https://dangcongsan.vn/kinh-te/nhung-thanh-nien-me-lam-nong-nghiep-cong-nghe-572522.html

https://vnexpress.net/tien-si-viet-kieu-khoi-nghiep-cong-nghe-nong-nghiep-o-tuoi-60-4658155.html

https://tuoitrethudo.com.vn/co-gai-tre-kiem-tien-ty-moi-nam-nho-khoi-nghiep-nong-nghiep-sach-18263.html

+ Thông tin về một số mô hình trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao:

https://ksp.com.vn/chan-nuoi-cong-nghe-cao/

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thêm thông tin trên sách, báo, internet để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học: 

+ Xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao.

+ Có ý thức vươn lên, tinh thần khởi nghiệp.

- Hoàn thành các bài tập phần Luyện tập và Vận dụng SGK tr.43.

- Làm bài tập Chủ đề 5 – SBT Công nghệ 9 (Trải nghiệm nghề nghiệp, Mô đun Nông nghiệp 4.0) – Chân trời sáng tạo.

 

Giáo án công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo
Giáo án công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án word

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Thời gian bàn giao giáo án Powerpoint

  • 30/08 bàn giao 1/2 học kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/11bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k
  • Giáo án Powerpoint: 750k - Đặt bây giờ: 550k
  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 800k

=> Đặt bây giờ, chỉ cần gửi 50% phí. Đến lúc nhận kì I, gửi số còn lại

Cách đặt trước:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

=>

Từ khóa: Giáo án công nghệ 9 nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo theo mẫu công văn mới nhất, giáo án word công nghệ nông nghiệp 9 sách chân trời sáng tạo, tải giáo án công nghệ 9 mô đun nông nghiệp 4 chân trời sáng tạo, GA công nghệ 9 CTST 2024

Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THCS

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay