Giáo án kì 2 Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 CÔNG NGHỆ 9 NÔNG NGHIỆP 4.0 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Giáo án Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 chân trời Chủ đề 4: Thực hành lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt
- Giáo án Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 chân trời Chủ đề 5: Xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao
- Giáo án Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 chân trời Ôn tập
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 4: THỰC HÀNH LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TƯỚI TIÊU TỰ ĐỘNG TRONG TRỒNG TRỌT
(12 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Trình bày được quy trình lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động.
Lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh sự hoạt động của mạch điện theo yêu cầu.
Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác:
Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề về lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt.
Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao; góp ý, điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
Năng lực tự chủ và tự học: Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích tình huống đặt ra và lắp đặt sản phẩm phù hợp.
Năng lực riêng:
Nhận thức công nghệ: Tóm tắt được các kiến thức, kĩ năng cơ bản về lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt.
Sử dụng công nghệ: Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị điện để lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt.
Giao tiếp công nghệ: Đọc được các tài liệu hướng dẫn sử dụng các dụng cụ, thiết bị, vật liệu phục vụ cho việc lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt vào học tập và thực tiễn.
Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ cuộc sống an toàn, lành mạnh hướng đến sự phát triển bền vững; tôn trọng và thực hiện nghiêm túc nội quy phòng thực hành; có ý thức thực hiện an toàn, vệ sinh lao động trong khi thực hành.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 (Trải nghiệm nghề nghiệp, Mô đun Nông nghiệp 4.0) – Chân trời sáng tạo.
Hình ảnh sơ đồ lắp ráp mạch điện ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, sơ đồ lắp rấp mạch điện ứng dụng công nghệ tưới phun sương.
Vật thật: Mô hình mạch điện ứng dụng công nghệ tưới nước tự động.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 (Trải nghiệm nghề nghiệp, Mô đun Nông nghiệp 4.0) – Chân trời sáng tạo.
Ôn tập chủ đề trước, chuẩn bị nội dung bài học trước khi lên lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu của HS về quy trình và cách thức lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, dẫn dắt HS; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhu cầu tìm hiểu về về quy trình và cách thức lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng vật thật hoặc chiếu hình 4.1 minh họa mô hình mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động:
1. Đầu tưới; 2. Cảm biến nhiệt độ; 3. Nguồn nước; 4. Ống dây dẫn nước; 5. Động cơ bơm nước; 6. Nguồn điện một chiều; 7. Mô đun cảm biến nhiệt độ.
Hình 4.1. Minh họa mô hình mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Làm thế nào để lắp đặt mô hình mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt như minh họa ở Hình 4.7?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh (mô hình), vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận câu trả lời của HS, không chốt đáp án.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chủ đề bài học này chúng ta sẽ được thực hành lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt. Để tìm ra câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất cho câu hỏi mở đầu, chúng ta cùng vào – Chủ đề 4: Thực hành lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về chuẩn bị thực hành
a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết các nội dung cần chuẩn bị trước khi thực hành.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ học tập; HS đọc thông tin mục 1, 2, 3 SGK tr. 26 - 27; quan sát Bảng 4.1 tr.27; nêu được nội dung thực hành, yêu cầu thực hành, các dụng cụ, thiết bị và vật liệu cần thiết.
c. Sản phẩm: Các nội dung cần chuẩn bị trước khi thực hành.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu cho HS các nội dung cần thực hành trong bài học này. - GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện chung 1 nhiệm vụ), yêu cầu đọc thông tin trong SGK tr. 26 - 27 và giao nhiệm vụ cụ thể: + Nhóm 1, 2: Nêu nội dung thực hành và yêu cầu thực hành. + Nhóm 3, 4: Nêu các dụng cụ, thiết bị và vật liệu. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV quan sát, định hướng cho HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1. CHUẨN BỊ THỰC HÀNH 1.1. Nội dung thực hành - Lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tự động tưới nhỏ giọt, điều khiển bằng mô đun cảm biến độ ẩm đất. - Lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tự động tưới nhỏ giọt, điều khiển bằng mô đun cảm biến nhiệt độ. 1.2. Yêu cầu thực hành - Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và vật liệu đầy đủ cho thực hành. - Lắp đặt đúng sơ đồ lắp ráp mạch điện. - Mạch điện kiểm tra, hiệu chỉnh hoạt động đúng công nghệ tưới tiêu, an toàn. - An toàn, vệ sinh, nghiêm túc, trách nhiệm trong thực hành. 1.3. Dụng cụ, thiết bị và vật liệu (Đính kèm Bảng 4.1 bên dưới phần Nhiệm vụ)
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bảng 4.1. Danh mục dụng cụ, thiết bị và vật liệu
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu về quy trình lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động
a. Mục tiêu: Nhận biết được quy trình lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung, quan sát Hình 4.2 trong SGK trang 28 và tìm hiểu về quy trình lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động.
c. Sản phẩm: Kí hiệu các thiết bị điện, yêu cầu và quy trình thiết kế mạch điện tưới tiêu tự động.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr.28 và trình bày quy trình lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát Hình 4.2, kết hợp đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV quan sát, định hướng cho HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 2. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TƯỚI TIÊU TỰ ĐỘNG (Đính kèm Hình 4.2 bên dưới phần Nhiệm vụ)
|
Hình 4.2. Sơ đồ khối các bước lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động |
Hoạt động 3. Tìm hiểu về cách thực hành lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động
a. Mục tiêu: HS nắm được cách thực hành lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 3 SGK trang 28 - 33 và tìm hiểu cách thực hành lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động.
c. Sản phẩm: HS lắp đặt được mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tự động tưới nhỏ giọt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận và giao nhiệm vụ cụ thể: + Nhóm 1: Tìm hiểu Bước 1. + Nhóm 2: Tìm hiểu Bước 2. + Nhóm 3: Tìm hiểu Bước 3. + Nhóm 4: Tìm hiểu Bước 4. - HS chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu cần thiết để thực hành lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động dựa vào sơ đồ lắp ráp Hình 4.3 và Bảng 4.1 (SGK tr. 27 - 28). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát Hình 4.3, Bảng 4.2 kết hợp đọc thông tin SGK tr.28 - 33 để thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV quan sát, định hướng cho HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời các nhóm trình bày câu trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 3. THỰC HÀNH LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TƯỚI TIÊU TỰ ĐỘNG 3.1. Lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tự động tưới nhỏ giọt * Bước 1. Tìm hiểm mạch điện - Tìm hiểu mô đun cảm biến độ ẩm đất, bao gồm: + Cảm biến độ ẩm đất. + Vị trí rơ le và tiếp điểm bật, tắt (nối với động cơ). + Vị trí nối dây trên mô đun (nối với nguồn điện, nối với cảm biến). - Sơ đồ mạch điện ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt như kết quả thực hành thiết kế ở Bước 3 trong Bảng 3.2 và mô tả ở Hình 4.3. (Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ) * Bước 2. Lựa chọn dụng cụ, thiết bị và vật liệu. (Đính kèm Hình 4.3 và Bảng 4.2 bên dưới phần Nhiệm vụ) Bước 3. Thực hành lắp đặt (Đính kèm Bảng 4.3 bên dưới phần Nhiệm vụ) Bước 4. Kiểm tra, hiệu chỉnh, vận hành thử nghiệm hoạt động của mạch điện. (Đính kèm Bảng 4.4 bên dưới phần Nhiệm vụ) |
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 CÔNG NGHỆ 9 NÔNG NGHIỆP 4.0 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời Chủ đề 5: Xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời Ôn tập
CHỦ ĐỀ 5: XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
(33 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)
Câu 1: Nền nông nghiệp công nghệ cao có xu hướng phát triển theo hướng
A. sử dụng phân bón hoá học thay thế hẳn phân bón vô cơ.
B. sử dụng các dây chuyền, máy móc, thiết bị hiện đại trong các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến.
C. robot thông minh thay thế hẳn vai trò của con người trong nền nông nghiệp.
D. sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu cho cây trồng để tránh sâu bệnh.
Câu 2: Đâu không phải ứng dụng của ngành công nghệ thông tin vào nền công nghiệp công nghệ cao?
A. Công nghệ chỉnh sửa gene tạo ra những giống tốt, sức đề kháng tốt.
B. Trí tuệ nhân tạo ứng dụng vào phân tích và quản lý dữ liệu nông nghiệp.
C. Phần mềm nông nghiệp điều khiển tưới tiêu và phát hiện sâu bệnh, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.
D. Kết nối các thiết bị, dây chuyền chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Câu 3: Công nghệ năng lượng tái tạo có xu hướng
A. sử dụng điện hạt nhân thay cho thuỷ điện và nhiệt điện.
B. tạo ra các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời và điện gió cung cấp năng lượng cho trang trại, bảo vệ môi trường.
C. sử dụng xăng, dầu làm năng lượng cho các máy móc nông nghiệp.
D. tạo ra nguồn năng lượng tái tạo nhưng vô tình làm tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng hơn.
Câu 4: Công nghệ tự động hoá có xu hướng gì?
A. Robot và máy móc thông minh chưa thể thay thế nông dân để sản xuất nông nghiệp.
B. Robot và máy móc thông minh thay thế hoàn toàn nông dân trong quá trình sản xuất.
C. Robot và máy móc thông minh thay nông dân trong 1 số khâu của quá trình sản xuất.
D. Robot và máy móc thông minh ảnh hưởng xấu đến con người nên dần dẫn sẽ không dùng đến nữa.
Câu 5: Công nghệ sinh học nông nghiệp có xu hướng phát triển như thế nào?
A. Công nghệ chỉnh sửa gene tạo ra giống tốt, đề kháng cao, năng suất vượt trội.
B. Tạo các giống cây kháng mọi loại bệnh tật, bệnh dịch.
C. Chữa bệnh cho cây bằng phương pháp chỉnh sửa gene.
D. Nhân bản vô tính các cây trồng.
Câu 6: Một ứng dụng tiềm năng của nông nghiệp 4.0 trong tương lai là gì?
A. Tự động hóa quy trình sản xuất thực phẩm.
B. Tăng cường sử dụng lao động nhân công.
C. Giảm thiểu sử dụng công nghệ thông tin.
D. Phát triển phương pháp truyền thống trong nông nghiệp.
Câu 7: Sản xuất nông nghiệp chính xác và quản lí nông nghiệp thông minh là như thế nào?
A. Các cây trồng theo phương pháp thuỷ canh hoặc khí canh, xếp từng hàng chồng lên nhau để tận dụng không gian trong nhà kính
B. Sử dụng robot, máy móc thông minh … để giảm số lượng nhân công, tăng năng suất và hiệu quả nguồn lực.
C. Sử dụng hệ thống năng lượng sạch (năng lượng tái tạo) góp phần bảo vệ môi trường.
D. Dựa trên ứng dụng công nghệ cao để thu thập, xử lí, đánh giá dữ liệu và cung cấp những thông tin cần thiết, chính xác cho sản xuất.
Câu 8: Trong các phương thức sản xuất dưới đây, phương thức nào không phải xu thế của nền nông nghiệp công nghệ cao?
A. Phương thức thủ công hoặc bán thủ công.
B. Sử dụng các phương pháp kĩ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến.
C. Canh tác trong nhà và nông nghiệp đô thị.
D. Sử dụng phương thức tiên tiến, tự động.
Câu 9: Trong các công nghệ sau đây, công nghệ nào không phải xu thế của nền nông nghiệp công nghệ cao?
A. Sử dụng công nghệ IoT và cảm biến thông minh.
B. Sử dụng hệ thống năng lượng sạch (năng lượng tái tạo).
C. Tự động hoá, robot trong sản xuất nông nghiệp.
D. Sử dụng các công cụ, máy móc đơn giản, dùng sức người là chính.
Câu 10: Hệ thống quản lí nào sau đây không phải là xu thế của nền nông nghiệp công nghệ cao?
A. Kết nối nông dân, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lí, chăm sóc cây trồng.
B. Sử dụng hệ thống quản lý thông minh có sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến, hiện đại.
C. Hệ thống quản lí dựa trên kinh nghiệm, kĩ năng của nông dân.
D. Có chuỗi cung ứng giúp người tiêu dùng truy xuất được nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp.
Câu 11: Trong các nhận định dưới đây, đâu không phải xu thế của nền nông nghiệp công nghệ cao?
A. Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
B. Tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học.
C. Giảm lãng phí tài nguyên, giảm sử dụng năng lượng hoá thạch.
D. Cung cấp sản phẩm sạch, an toàn cho người sử dụng.
Câu 12: Ý thức vươn lên, tinh thần khởi nghiệp không được thể hiện thông qua:
A. Nhận thức, hứng thú, thao tác thực tế.
B. Khả năng giải quyết vấn đề.
C. Trách nhiệm, sáng tạo về lĩnh vực khởi nghiệp.
D. Khả năng tài chính.
Câu 13: Trong các nhận định dưới đây, đâu không phải xu thế của nền nông nghiệp công nghệ cao?
A. Tăng cường thu nhập cho nông dân và phát triển bền vững.
B. Chất lượng sản phẩm ổn định, đồng đều.
C. Năng suất cao nhờ sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại, quy trình sản xuất tiên tiến.
D. Chất lượng sản phẩm không ổn định.
Câu 14: Một trong các thành phần cơ bản của mô hình chăn nuôi bò thịt hiệu quả là
A. Robot tự động giúp người dân dọn và đẩy cỏ cho bò.
B. Sử dụng máy hút sữa tự động cho bò.
C. Chăn thả bò ở các vùng đồng cỏ để bò được vận động nhiều.
D. Sử dụng 100% thức ăn công nghiệp để tăng tỉ lệ nạc của thịt bò.
Câu 15: Trong mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, công nghệ IoT có vai trò
A. Giúp quản lí, giám sát tình trạng cây trồng vật nuôi trong các trang trại.
B. Giúp giám sát, bảo quản thực phẩm trong môi trường sạch.
C. Giúp tưới nước tự động cho cây trồng.
D. Giúp dọn dẹp và loại bỏ các cây trồng vật nuôi yếu kém.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án kì 2 Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 chân trời, bài giảng kì 2 môn Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 chân trời, tài liệu giảng dạy Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 chân trời