Trắc nghiệm địa lí 10 chân trời Bài 5: hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất
Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
CHƯƠNG 2. TRÁI ĐẤTBÀI 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái ĐấtA. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (22 câu)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (22 câu)
Câu 1: Ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tế khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau nên có giờ khác nhau. Nguyên nhân là
A. Trái Đất tự quay quanh trục.
B. trục Trái Đất nghiêng.
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Câu 2: Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là?
A. Kinh tuyến 0o đi qua múi giờ số 0
B. Kinh tuyến 90o Đ đi qua giữa múi giờ số 6 (+6)
C. Kinh tuyến 180oC đi qua giữa múi giờ số 12 (+12)
D. Kinh tuyến 90o T đi qua giữa múi giờ số 18 (-6)
Câu 3: Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có
A. Ngày dài hơn đêm.
B. Toàn ngày hoặc đêm.
C. Đêm dài hơn ngày.
D. Ngày đêm bằng nhau.
Câu 4: Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn đêm?
A. Chí tuyến Bắc.
B. Vòng cực.
C. Xích đạo.
D. Chí tuyến Nam.
Câu 5: Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo
A. Biên giới quốc gia.
B. Điểm cực đông.
C. Vị trí của thủ đô.
D. Kinh tuyến giữa.
Câu 6: Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số mấy?
A. Múi giờ số 0
B. Múi giờ số 6
C. Múi giờ số 12
D. Múi giờ số 18
Câu 7: Nơi nào sau đây trong năm có sáu tháng luôn là toàn ngày?
A. Xích đạo.
B. Chí tuyến.
C. Cực.
D. Vòng cực.
Câu 8: Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian bao nhiêu?
A. Một ngày đêm
B. Một năm
C. Một mùa
D. Một tháng
Câu 9: Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?
A. Vòng cực.
B. Chí tuyến.
C. Cực.
D. Xích đạo.
Câu 10: Trái Đất tự quanh quanh trục sinh ra hệ quả nào dưới đây?
A. Các mùa trong năm
B. Sự luân phiên ngày, đêm
C. Chuyển động biểu kiến hằng năm
D. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
Câu 11: Lực Côriôlit làm cho một vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất
A. tăng tốc độ.
B. giảm tốc độ.
C. bị lệch hướng.
D. bị ngược hướng.
Câu 12: Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn ngày?
A. Chí tuyến Nam.
B. Xích đạo.
C. Vòng cực.
D. Chí tuyến Bắc.
Câu 13: Bề mặt trái đất được chia ra làm?
A. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.
B. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.
C. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.
D. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.
Câu 14: Nơi nào sau đây trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gân nhau nhất?
A. Xích đạo.
B. Chí tuyến,
C. Cận chí tuyến.
D. Cận xích đạo.
Câu 15: Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số mấy?
A. Múi giờ số 0.
B. Múi giờ số 12.
C. Múi giờ số 6.
D. Múi giờ số 18.
Câu 16: Nơi nào trên trái đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?
A. Ở 2 cực.
B. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.
C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.
D. Các địa điểm nằm trên xích đạo.
Câu 17: Nơi nào sau đây không có sự chênh giữa ngày và đêm?
A. Chí tuyến.
B. Xích đạo.
C. Hai cực.
D. Vòng cực.
Câu 18: Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có
A. vận tốc dài giống nhau.
B. vận tôc dài khác nhau
C. vận tốc gốc rất lớn.
D. vận tốc gốc rất nhỏ.
Câu 19: Theo quy định, những người sống ở múi giờ nào chuyển sang một ngày mới đầu tiên trên Trái Đất?
A. Múi giờ số 0.
B. Múi giờ số 6.
C. Múi giờ số 12.
D. Múi giờ số 18.
Câu 20: Trên bề mặt Trái Đất, một vật bị lệch sang phải theo hướng chuyển động khi đi từ
A. Xích đạo về cực Bắc và từ cực Bắc về Xích đạo.
B. Xích đạo về cực Nam và từ cực Nam vê Xích đạo.
C. cực Nam về Xích đạo và từ Xích đạo về cực Băc.
D. cực Bắc về Xích đạo và từ Xích đạo vê cực Nam.
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Nguyên nhân tạo nên hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là gì?
A. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.
B. Trái Đất tự chuyển động quanh trục của mình,
C. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất chuyển động.
D. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất quay quanh trục.
Câu 2: Tại sao xảy ra hiện tượng mùa trên Trái Đất ?
A. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông
B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi
D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục
Câu 3: Ý nào sau đây đúng với chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời?
A. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
B. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất.
C. Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời.
Câu 4: Tại sao trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ?
A. Trái Đất tự quanh quanh trục
B. Trục Trái Đất nghiêng
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
D. Trái Đất có dạng hình khối cầu
Câu 5: Nguyên nhân nào sau đây sinh ra các mùa trên Trái Đất?
A. Trái Đất tự chuyển động quanh trục.
B. Trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi tự quay quanh Mặt Trời.
C. Trái Đất tự chuyển động tịnh tuyến quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục.
Câu 6: Ý câu nào sau đây không đúng về đặc điểm chuyển động?
A. Chu kì tự quay quanh trục 24h
B. Vận tốc quay lớn nhất ở xích đạo và nhỏ nhất ở 2 cực.
C. Chiều tự quay từ dông sang tây
D. Trực Trái Đất nghiêng một góc khoảng 66 độ 33 với mặt phẳng quỹ đạo
Câu 7: Lí do nào sau đây làm cho đường chuyển ngày quốc tế không đi qua các lục địa?
A. Để cho mỗi nước không có hai ngày lịch trong cùng một thời gian.
B. Để cho mỗi nước không có hai giờ khác nhau trong cùng một lúc.
C. Để cho mỗi quốc gia có cùng chung một ngày lịch ở hai địa điểm.
D. Để cho mỗi quốc gia có hai ngày lịch ở trong cùng một thời gian.
Câu 8: Phát biểu nào đúng về các chuyển động để sinh ra các mùa trên trái đất?
A. Trái đất vừa tự quay quanh mình vừa chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng.
B. Trái đất tự quay quanh mình theo hướng từ tây sang đông trục trái đất nghiêng.
C. Trái đất chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng và không đối phương trong quá trình chuyển động.
D. Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ trục trái đất nghiêng.
Câu 9: Phát biểu nào đúng về chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời ?
A. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là chuyển động có thực của Mặt Trời.
B. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là Mặt trời ở đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa.
C. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là chuyển động không có thực của Mặt Trời.
D. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là chuyển động của Mặt Trời tự quay quanh trục.
Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng về mùa?
A. Một năm có bốn mùa.
B. Mọi nơi trên Trái Đất đều có mùa như nhau.
C. Có đặc điểm riêng về thời tiết, khí hậu.
D. Hai bán cầu có mùa trái ngược nhau.
3. VẬN DỤNG (8 Câu)
Câu 1: Kinh tuyến nằm giữa múi giờ số 7 là kinh tuyến
A. 75 độ Đ
B. 75 độ T
C. 105 độ Đ
D. 105 độ T
Câu 2: Theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, nên phải chọn một đối tượng làm mốc để đổi ngày. Đối tượng đó là
A. Kinh tuyến 1800.
B. Bán cầu Tây.
C. Bán cầu Đông.
D. Kinh tuyến 00.
Câu 3: Trong năm, bán cầu Nam ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào thời gian
A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.
B. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.
C. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.
D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.
Câu 4: Trong năm, có 2 ngày không bán cầu nào ngả nhiều hơn về phía mặt trời. Đó là các ngày
A. 21 – 3 và 22 – 6.
B. 22 – 6 và 23 – 9.
C. 23 – 9 và 21 – 3.
D. 22 – 6 và 22 – 12.
Câu 5: Nếu đi từ phải tây sang phải đông, khi đi qua kinh tuyến 180o người ta phải
A. Lùi lại 1 ngày lịch.
B. Lùi lại 1 giờ.
C. Tăng thêm 1 ngày lịch.
D. Tăng thêm 1 giờ.
Câu 6: Theo quy định, những địa điểm thuộc kinh tuyến nào dưới đây được đón năm mới đầu tiên trên Trái Đất?
A. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 0 độ.
B. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 180 độ.
C. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 90 độ.
D. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 90 độ T.
Câu 7: Một số nơi Trái Đất xảy ra hiện tượng "đêm địa cực" khi
A. ngày dài 24h
B. đêm dài 24h
C. đêm dài 12h
D. ngày dài 12h
Câu 8: Trong khi bán cầu Bắc đang là mùa đông thì ở bán cầu Nam là
A. mùa xuân
B. mùa hạ
C. mùa thu
D. mùa đông
3. VẬN DỤNG CAO (5 Câu)
Câu 1: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động xung quanh Mặt Trời thì
A. quanh năm đều là ngày
B. sự sống vẫn tồn tại
C. ngày, đêm trên Trái Đất dài một năm
D. Trái Đất nhận được lượng nhiệt lớn
Câu 2: Một trận bóng diễn ra ở Luân Đôn (Anh) lúc 16 giờ ngay 5/11/1022. Hỏi ở Hà Nội (Việt Nam) sẽ xem được trận bóng đá đó lúc mấy giờ, ngày nào?
A. 9 giờ ngày 5/11/2022.
B. 9 giờ ngày 4/11/2022.
C. 23 giờ ngày 5/11/2022.
D. 23 giờ ngày 4/11/2022.
Câu 3: Nếu múi giờ đang là 18 giờ ngày 15/2 thì lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ ngày bao nhiêu?
A. 13 giờ ngày 15/2.
B. 13 giờ ngày 14/2.
C. 23 giờ ngày 15/2.
D. 23 giờ ngày 14/2.
Câu 4: Trận chung kết World Cup, năm 2018 diễn ra ở Mát-xcơ-va (Liên bang Nga) được truyền hình trực tiếp trên thế giới vào 19 giờ ngày 15-7-2018. Người hâm mộ Việt Nam và Ác-hen-ti-na (Argentina) sẽ được xem truyền hình trực tiếp vào ngày, giờ nào?
A. Người hâm mộ Việt Nam sẽ được xem truyền hình trực tiếp vào 0 giờ ngày 16-7-2018
B. Người hâm mộ Ác-hen-ti-na sẽ được xem truyền hình trực tiếp vào 13 giờ ngày 15-7-2018
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 5: Khi giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31 - 12 năm 2015 thì ở Việt Nam là?
A. 17 giờ ngày 31 -12 năm 2015.
B. 7 giờ ngày 1 - 1 năm 2016.
C. 17 giờ ngày 1 - 1 năm 2016.
C. 7 giờ ngày 31 - 12 năm 2015.
=> Giáo án địa lí 10 chân trời bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất (3 tiết)