Trắc nghiệm địa lí 10 chân trời Bài 14: Đất

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: đất. Thuyết kiến tạo mảng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 6. SINH QUYỂN

BÀI 14: ĐẤT

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Theo chiều từ trên xuống, đất thường bao gồm các tầng nào?

A. Tầng tích tụ, tầng đất mặt, tầng thảm mục, tầng đá mẹ.

B. Tầng đất mặt, tầng tích tụ, tầng đá mẹ, tầng đá gốc.

C. Tầng đá gốc, tầng đá mẹ, tầng tích tụ, tầng đất mặt.

D. Tầng thảm mục, tầng đất mặt, tầng tích tụ, tầng đá gốc.

Câu 2: Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật được gọi là gì?

A. Độ tơi xốp của đất.

B. Độ màu mỡ của đất.

C. Độ phì của đất.

D. Phẫu diện đất.

Câu 3: Nhân tố quyết định thành phần khoáng vật của đất là

A. địa hình

B. khí hậu.

C. đá mẹ.

D. nước.

Câu 4: Các yếu tố của địa hình tác động đến sự hình thành đất bao gồm

A. độ cao, độ sâu và diện tích lãnh thổ.

B. độ cao, độ dốc và hướng địa hình.

C. độ dốc, hướng địa hình và diện tích lãnh thổ.

D. độ cao, độ dốc và độ sâu.

Câu 5: Nhân tố quyết định thành phần hữu cơ của đất là

A. địa hình.

B. nước.

C. sinh vật.

D. đá mẹ

Câu 6: Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất?

A. Khí hậu

B. Địa hình

C. Đá mẹ

D. Sinh vật

Câu 7: Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất

B. Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí

C. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật

D. Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất

Câu 8: Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp vật chất hữu cơ

B. Góp phần làm phá huỷ đá

C. Phân giải, tổng hợp chất mùn

D. Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi

Câu 9: Các yếu tố khí hậu nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất?

A. Nhiệt và nước

B. Nhiệt và ẩm

C. Khí và nhiệt

D. Ẩm và khí

Câu 10: Các yếu tố khí hậu nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất?

A. Nhiệt và nước

B. Nhiệt và ẩm

C. Khí và nhiệt

D. Ẩm và khí

Câu 11: Thành phẩn của Đất bao gồm

A. Các chất vô cơ

B. Các chất hữu cơ

C. Nước, không khí

D. Cả A, B, C

Câu 12: Vị trí của lớp đất là

A. Nằm phía trên lớp vỏ phong hóa.

B. Nằm phía dưới lớp vỏ phong hóa

C. Nằm phía dưới lớp đất và phía trên cùng của tầng đá gốc.

D. Đáp án khác

Câu 13: Vị trí của lớp vỏ phong hóa là

A. Nằm phía trên lớp vỏ phong hóa.

B. Nằm phía dưới lớp vỏ phong hóa

C. Nằm phía dưới lớp đất và phía trên cùng của tầng đá gốc.

D. Đáp án khác

Câu 14: Nước ta có mấy nhóm đất chính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 15: Nhóm đất feralit vùng núi thấp có đặc điểm gì sau đây?

A. Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.      

B. Chua, nghèo mùn, nhiều sét. 

C. Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al. 

D. Cả A, B, C

Câu 16: Đặc điểm của nhóm đất mùn núi cao là?

A. Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11%

B. Chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao

C. Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn

D. Cả A, B, C

Câu 17: Đặc điểm nhóm đất phù sa sông và biển là

A. Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên

B. Phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.   

C. Tập trung tại các vùng đồng bằng

D. Cả A, B, C

Câu 18: Các nhân tố hình thành đất bao gồm

A. Đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, con người, thời gian

B. Địa hình, khí hậu, thời gian

C. Sinh vật, con người, thời gian

D. Cả A, B, C

Câu 19: Vai trò của sinh vật trong quá trình hình thành và bảo vệ đất?

A. Thực vật cung cấp vật chất hữu cơ

B. Vi sinh vật phân giải xác hữu cơ và tổng hợp mùn

C. Giun, các loài gặm nhấm giúp đất tơi xốp, góp phần tạo cấu trúc đất

D. Cả A, B, C

Câu 20: Các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm,...ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất như thế nào?

A. Nơi có nhiệt ẩm cao, quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ tạo nên lớp vỏ phong hóa và lớp đất dày

B. Nơi có điều kiện nhiệt ẩm không thuận lợi thì lớp đất thô và mỏng

C. Càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm, quá trình phong hóa đá diễn ra chậm, dẫn đến quá trình hình thành đất yếu

D. Cả A, B đều đúng.

2. THÔNG HIỂU (9 Câu)

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Độ cao địa hình tỉ lệ nghịch quá trình hình thành đất.

B.  Độ cao địa hình tỉ lệ thuận hàm lượng mùn trong đất.

C. Độ dốc địa hình tỉ lệ nghịch bề dày tầng đất.

D. Nhiệt và ẩm tỉ lệ thuận tốc độ quá trình phong hoá.

Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng?

A.  Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

B. Đất là lớp sản phẩm vụn thô ở phần trên cùng của vỏ Trái Đất, kết quả của các quá trình phong hóa làm đá và khoáng vật bị biến đổi.

C. Đất là lớp sản phẩm vụn thô ở phần trên cùng của vỏ Trái Đất, kết quả của các quá trình phong hóa làm đá và khoáng vật bị biến đổi.

D. Cả A, B, C

Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng?

A. Các yếu tố nhiệt độ, mưa và các chất khí đã phá hủy đá gốc thành các sản phẩm phong hóa - vật liệu cơ bản thành tạo đất.

B. Nơi có nhiệt ẩm cao, quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ tạo nên lớp vỏ phong hóa và lớp đất dày

C. Nơi có điều kiện nhiệt ẩm không thuận lợi thì lớp đất thô và mỏng.

D. Cả A, B, C

Câu 4: Nhận định nào sau đây đúng với những ảnh hưởng gián tiếp của khí hậu tới đất?

A. Trong các đới khí hậu khác nhau, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật không đồng đều, dẫn đến thành phần hữu cơ của đất cũng không giống nhau.

B. Các yếu tố nhiệt độ, mưa và các chất khí đã phá hủy đá gốc thành các sản phẩm phong hóa - vật liệu cơ bản thành tạo đất.

C. Nơi có nhiệt ẩm cao, quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ tạo nên lớp vỏ phong hóa và lớp đất dày

D. Nơi có điều kiện nhiệt ẩm không thuận lợi thì lớp đất thô và mỏng

Câu 5: Ý kiến nào sau đây đúng với những ảnh hưởng tích cực của con người đến sự  hình thành và biến đổi đất?

A. bón phân thích hợp, trồng rừng, trồng các cây họ đậu cố định đạm,…

B. sử dụng nhiều phân bón

C. sử dụng nhiều hóa chất trong nông nghiệp

D. phá rừng làm xói mòn đất

Câu 6: Phân biệt giữa đất và vỏ phong hóa?

A. Đất tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá; gồm 2 tầng trên cùng của vỏ phong hóa (tầng đất mặt và tầng tích tụ).

B. Vỏ phong hóa tạo thành bởi sự phong hóa đá gốc; gồm cả tầng đất (trong đó có tầng đất mặt, tầng tích tụ) và tầng đá mẹ.

C. Đất tạo thành bởi sự phong hóa đá gốc; gồm cả tầng đất (trong đó có tầng đất mặt, tầng tích tụ) và tầng đá mẹ.

D. Cả A, B đều đúng

Câu 7: Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, quá trình phong hóa diễn ra chậm

B. Những loại đá mẹ khác nhau hình thành nên các loại đất có sự khác nhau về thành phần khoáng vật, cấu trúc, tính chất lí hóa và cả màu sắc.

C. Những nơi bằng phẳng tầng đất dày hơn nơi địa hình dốc.

D. Cả A, B, C

Câu 8: Ý kiến nào sau đây là sai?

A. Thời gian dài/ngắn ảnh hưởng rất lớn đến mức độ biến đổi lí học, hóa học và sinh học trong đất.

B. Vi sinh vật phân giải xác hữu cơ và tổng hợp mùn gây ô nhiềm nguồn đất

C. Con người có thể làm tăng độ phì hoặc làm đất thoái hóa, bạc màu thông qua các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

D. Động vật trong đất giúp đất tơi xốp, góp phần tạo cấu trúc đất.

Câu 9: Ý kiến nào sau đây là không đúng?

A. Nơi có nhiệt ẩm cao, quá trình hình thành đất diễn ra chậm hơn

B. Nhiệt độ, lượng mưa và các chất khí phá hủy đá gốc thành các sản phẩm phong hóa.

C. Các đới khí hậu khác nhau có sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật không giống nhau

D. Nơi nhiệt ẩm không thuận lợi, lớp vỏ phong hóa mỏng.

3. VẬN DỤNG (7 Câu)

Câu 1: Việc phá rừng đầu nguồn dẫn đến hệ quả nào sau đây?

A. Khí hậu điều hòa.

B. Mực nước ngầm nâng cao.

C. Đất đai xói mòn, rửa trôi.

D. Mở rộng phạm vi cư trú của động thực vật.

Câu 2: Sự biến đổi khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến hệ quả nào sau đây?

A. Thực vật trở nên nghèo nàn.

B. Mực nước sông ngòi bị hạ thấp

C. Làm giảm quá trình xói mòn, rửa trôi.

D. Quá trình phá hủy đá và hình thành đất nhanh hơn.

Câu 3: Hiện tượng đất đai bị xói mòn trơ sỏi đá là do các hoạt động sản xuất nào của con người gây nên?

A. Khai thác khoáng sản.

B. Ngăn đập làm thủy điện.

C. Phá rừng đầu nguồn.

D. Khí hậu biến đổi.

Câu 4: Do có hệ thống đê điều ở vùng đồng bằng sông Hồng ngăn lũ nên đất trong đê ngày càng có hiện tượng nào dưới đây?

A. Chịu ảnh hưởng mạnh của triều cường.

B. Đất bị bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng.

C. Được bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm.

D. Quá trình trửa trôi đất diễn ra mạnh mẽ.

Câu 5: Tác động trước tiên của nhiệt và ẩm tới quá trình hình thành của đất là

A. Làm cho đá gốc bị phá hủy thành các sản phẩm phong hóa.

B. Giúp hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.

C. Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trong đất.

D. Giúp cho đất chở nên tơi xốp hơn.

Câu 6: Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp nên

A. Quá trình phá hủy đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu.

B. Quá trình phá hủy đá xảy ra nhanh, lớp đất phủ dày.

C. Quá trình phá hủy đá không diễn ra được, không có lớp đất phủ lên bề mặt.

D. Đá bị phá hủy rất nhanh, lớp đất phủ trên bề mặt rất dày.

Câu 7: So với miền núi thì miền đồng bằng thường có

A. Tầng đất mỏng hơn và cũng ít chất dinh dưỡng hơn.

B. Tầng đất mỏng hơn nhưng giàu chất dinh dưỡng hơn.

C. Tầng đất dày hơn nhưng nghèo chất dinh dưỡng hơn.

D. Tầng đất dày hơn và cũng nhiều chất dinh dưỡng hơn.

4. VẬN DỤNG CAO (5 Câu)

Câu 1: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào ?

A. Đất phù sa ngọt.

B. Đất feralit đồi núi

C. Đất chua phen

D. Đất ngập mặn.

Câu 2: Công đoạn sản xuất nông nghiệp nào dưới đây làm thay đổi tinh chất đất nhiều nhất ?

A. Cày bừa   

B. Làm cỏ   

C. Bón phân   

D. Gieo hạt

Câu 3: Khu vực ven chí tuyến ở Bắc Phi có nhóm đất chính nào?

A. Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng.

B. Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc.

C. Đất đỏ, nâu đỏ xavan.

D. Đất đỏ vàng (feralit) hoặc đất đen nhiệt đới.

Câu 4: Khu vực nào sau đây trên thế giới có quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ nhất?

A. Đông Nam Á.

B. Trung Á

C. Tây Á.

D. Bắc Phi.

Câu 5: Trước kia đồng bào dân tộc thiểu số hay du canh, du cư nên đã làm ảnh hưởng tới tài nguyên đất thế nào?

A. Đất ở vùng đồi núi ngày càng giàu dinh dưỡng hơn.

B. Tài nguyên đất ở vùng đồi núi ngày càng giảm.

C. Gia tăng tình trạng thoái hóa đất ở vùng đồi núi.

D. Diện tích rừng ở vùng đồi núi ngày càng tăng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay