Trắc nghiệm địa lí 10 chân trời bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Tìm đường đi trên bản đồ gồm có mấy bước?

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 5.

 

Câu 2: Đối với lĩnh vực quân sự, bản đồ được dùng để làm gì?

A. Xác định vị trí; tìm đường đi, tính khoảng cách.

B. Thiết kế các tuyến đường giao thông hay du lịch.

C. Quy hoạch phát triển vùng và công trình thuỷ lợi.

D. Xây dựng các phương án phòng thủ và tấn công.

 

Câu 3: Đối với bản đồ số, việc xác định vị trí phải dựa vào đâu/cái gì?

A. GPS.

B. Hướng bắc.

C. Bản đồ.

D. Tọa độ.

Câu 4: Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nào?

A. Giáo dục, du lịch.

B. Đời sống hàng ngày.

C. Quân sự, hàng không.

D. Nông nghiệp, công nghiệp.

 

Câu 5: Để tính được khoảng cách thực tế của hai điểm trên bản đồ, ta phải căn cứ vào đâu?

A. Tỉ lệ bản đồ

B. Các kinh tuyến

C. Các vĩ tuyến

D. Kí hiệu bản đồ

 

Câu 6: Trong đời sống hằng ngày, bản đồ được sử dụng chủ yếu cho việc gì?

A. Xây dựng trung tâm công nghiệp.

B. Mở các tuyến đường giao thông.

C. Xác định vị trí và tìm đường đi.

D. Thiết kế các hành trình du lịch.

 

Câu 7: Để khai thác tốt từng nội dung trên bản đồ, ta cần làm gì?

A. Tìm hiểu hệ thống kí hiệu của bản đồ, tỉ lệ bản đồ

B. Xác định vĩ độ, kinh độ và phương hướng trên bản đồ

C. Phân tích các số liệu và biểu đồ trên bản đồ

D. Tất cả các phương án trên.

 

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Việc xác định vị trí địa lí của một địa điểm trên bản đồ chủ yếu dựa vào đâu?

A. Điểm lấy làm mốc chỉ định.

B. Hướng di chuyển của các vật

C. Hiện tượng trong tự nhiên.

D. Hệ thống lưới kinh, vĩ tuyến.

 

Câu 2: Trước khi sử dụng bản đồ, phải nghiên cứu kĩ phần nào?

A. Tỉ lệ bản đồ

B. Ảnh trên bản đồ.

C. Tên bản đồ.

D. Phần chú giải.

 

Câu 3: Bản đồ được sử dụng …?

A. Rộng rãi trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

B. Rộng rãi trong nhiều hoạt động và lĩnh vực của đời sống xã hội.

C. Chủ yếu trong các ngành công nghiệp và khối quân sự, cơ khí.

D. Chủ yếu trong ngành khí tượng, thủy văn và thăm dò địa chất.

Câu 4: Đâu không phải là một ứng dụng điển hình trong việc sử dụng bản đồ trong sản xuất, kinh doanh?

A. Quy hoạch phát triển vùng

B. Xây dựng phương án tác chiến (nhằm bảo vệ cơ sở kinh doanh)

C. Xây dựng các tuyến đường giao thông

D. Xây dựng các công trình thuỷ lợi

 

Câu 5: Quá trình tìm đường đi bằng bản đồ không gồm bước nào sau đây?

A. Chọn bản đồ hành chính hoặc bản đồ giao thông có địa danh bạn cần tìm.

B. Xác định vị trí xuất phát và điểm đến trên bản đồ.

C. Xác định phương hướng và xoay bản đồ theo hướng mình đang đứng.

D. Xác định lộ trình bằng cách chọn tuyến đường gần nhất nối vị trí xuất phát và điểm đến.

 

Câu 6: Tại sao phải lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung hay mục đích cần tìm hiểu?

A. Để có thể giải quyết nhanh chóng vấn đề được đặt ra, để khai thác được nhiều thông tin hữu ích nhất có thể

B. Để tăng tốc độ giải bài tập địa lí

C. Để giúp hình thành và phát triển năng lực địa lí

D. Vì chọn được bản đồ phù hợp mang nhiều ý nghĩa thực tiễn, góp phần thúc đẩy khả năng của bản thân

 

Câu 7: Để sử dụng hiệu quả bản đồ chúng ta không thực hiện nội dung nào sau đây?

A. Lựa chọn loại bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.

B. Định hướng những nội dung cần khai thác từ các bản đồ.

C. Xác định yêu cầu và mục đích của việc sử dụng bản đồ.

D. Tìm hiểu hệ thống kí hiệu, phương pháp và nội dung phụ.

 

Câu 8: Tại sao phải xác định yêu cầu và mục đích khi sử dụng bản đồ?

A. Để có thể chọn được loại bản đồ phù hợp và chuẩn bị các công cụ phụ trợ, kiến thức, kỹ năng cho công việc mà mình sẽ làm với bản đồ.

B. Để hiểu mình sẽ phải làm gì với bản đồ.

C. Để nâng tầm khả năng học Địa lí của bản thân

D. Cả A và B

 

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Trên bản đồ tỉ lệ 1:300 000, 3cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa?

A. 900km.

B. 0,9km.

C. 9km.

D. 90km.

 

Câu 2: Việt Nam trải dài trên 15° vĩ tuyến thì tương ứng với bao nhiêu km. Biết rằng cứ 1° giá trị trung bình là 111,1km?

A. 2000,5km.

B. 1666,5km.

C. 2360km.

D. 3260km.

 

Câu 3: Hãy chọn phát biểu sai.

A. Việc sử dụng bản đồ trong học tập địa lí giúp tìm hiểu kiến thức về tự nhiên, kinh tế xã hội,…

B. Dùng bản đồ trong việc xem dự báo thời tiết không có nhiều ý nghĩa.

C. Thiết kế các chương trình du lịch không phải là một ứng dụng của việc dùng bản đồ trong cuộc sống hằng ngày.

D. Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) giúp bản đồ số trở nên ưu việt.

 

Câu 4: Hãy chọn phát biểu đúng.

A. Một bản đồ có tỉ lệ là 1:50000 thì 2cm trên bản đồ ứng với 10000m ở ngoài thực tế.

B. Bản đồ không phải là một công cụ để có thể so sánh số liệu.

C. Việc xác định các đối tượng, thông tin trên bản đồ giấy dễ dàng hơn trên bản đồ số.

D. Chỉ dựa vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách giữa 2 địa điểm là chưa đủ.

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Một người đàn ông muốn mở một trang trại ở khu vực cao nguyên, ông ta đã sử dụng bản đồ để thực hiện những việc sau:

1. Xem tình hình, diễn biến thời tiết

2. Xác định các tuyến đường giao thông đi qua

3. Tính khoảng cách

4. Phân tích bản đồ để xây dựng các công trình thuỷ lợi

5. Điều tra dân cư ở khu vực đó

6. Thiết kế các chương trình du lịch

7. Tìm cách lợi dụng địa hình

8. Phân tích địa hình nơi đó

Hãy chỉ ra những việc ít hữu ích nhất đối với công việc kinh doanh của ông.

A. 7, 3, 6

B. 7, 4, 6

C. 6, 2, 3

D. 1, 5, 8

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay