Trắc nghiệm địa lí 10 chân trời bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Phương pháp đường chuyển động thể hiện nội dung nào sau đây của đối tượng địa lí?

A. Hướng di chuyển.

B. Mật độ phân bố.

C. Giá trị tổng cộng.

D. Không gian phân bố.

Câu 2: Phương pháp biểu hiện nào sau đây thể hiện được vị trí, số lượng, chất lượng của đối tượng địa lí?

A. Bản đồ – biểu đồ.

B. Khoanh vùng.

C. Chấm điểm.

D. Kí hiệu.

Câu 3: Để thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ, phương pháp nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Nền chất lượng.

B. Đường đẳng trị.

C. Bản đồ – biểu đồ.

D. Khoanh vùng.

Câu 4: Phương pháp kí hiệu thể hiện đối tượng địa lí như thế nào?

A. Phân bổ rải rác ở khắp nơi trong không gian.

B. Phân bố độc lập.

C. Phân bố theo những điểm cụ thể hay tập trung trên một diện tích nhỏ mà không thể hiện được trên bản đỏ theo tỉ lệ.

D. Có sự di chuyển.

Câu 5: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thể hiện đối tượng, hiện tượng như thế nào?

A. Có sự di chuyển.

B. Phân bố theo những điểm cụ thể.

C. Có ranh giới rõ rệt.

D. Phân tán theo không gian.

Câu 6: Phương pháp chấm điểm được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố như thế nào?

A. Thành từng vùng.

B. Theo luồng di chuyển.

C. Theo những điểm cụ thể.

D. Phân tán lẻ tẻ.

Câu 7: Phương pháp khoanh vùng thể hiện đối tượng có đặc điểm gì?

A. Phân bố theo vị trí cụ thể.

B. Có sự di chuyển trong không gian.

C. Phân bố theo vùng đồng đều trên khắp lãnh thổ.

D. Phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ.

Câu 8: Phương pháp nào thích hợp để thể hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ của đối tượng địa lí?

A. Chấm điểm

B. Kí hiệu

C. Đường chuyển động

D. Khoanh vùng

Câu 9: Để thể hiện được giá trị, số lượng, mức độ phân bố của đối tượng địa lí, chúng ta nên chọn phương pháp nào?

A. Khoanh vùng

B. Đường chuyển động

C. Chấm điểm

D. Bản đồ - biểu đồ

Câu 10: Phương pháp nào phù hợp để biểu hiện không gian phân bố của các đối tượng địa lí?

A. Kí hiệu

B. Khoanh vùng

C. Chấm điểm

D. Đường chuyển động

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Phương pháp đường chuyển động thể hiện được những nội dung nào sau đây của đối tượng địa lí?

A. Vị trí, số lượng, cấu trúc, chất lượng.

B. Hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ.

C. Giá trị, số lượng và mức độ phân bố.

D. Giá trị tổng cộng, sự phân bố trên lãnh thổ.

Câu 2: Tại sao cần phải biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ?

A. Để bản đồ trông đẹp mắt.

B. Để người xem bản đồ thích thú hơn.

C. Để thể hiện sự hơn thua giữa nơi này với nơi kia.

D. Để người đọc, xem bản đồ có thể hình dung ra các đặc điểm, sự phân bố,… của một nơi nào đó và từ đó có thể khai thác các thông tin đó để làm các công việc khác.

Câu 3: Trong phương pháp bản đồ - biểu đồ, để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ, người ta dùng cách gì?

A. Đặt các kí hiệu vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

B. Đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

C. Đặt các điểm chấm vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

D. khoanh vùng các đơn vị lãnh thổ đó.

Câu 4: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Biểu hiện các đối tượng địa lí bằng các dạng kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu hình tượng là cách thức biểu hiện của phương pháp chấm điểm.

B. Các mũi tên có màu sắc và độ dày, mảnh khác nhau thường dùng trong phương pháp đường chuyển động.

C. Dùng các biểu đồ đặt trong không gian lãnh thổ của đối tượng địa lí là cách thức biểu hiện của phương pháp bản đồ - biểu đồ.

D. Phương pháp kí hiệu biểu hiện được vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng,… của đối tượng địa lí.

Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Xác định phạm vi, ranh giới vùng phân bố và đặt vào đó các dạng kí hiệu như nét chải (kẻ vạch) hay các kí hiệu khác là đặc trưng của phương pháp kí hiệu.

B. Các mũi tên có màu sắc và độ dày, mảnh khác nhau thường dùng trong phương pháp đường chuyển động.

C. Các điểm chấm có giá trị lớn, nhỏ khác nhau thường sử dụng cho phương pháp khoanh vùng.

D. Những phương pháp như nền chất lượng, kí hiệu theo đường không phải là những phương pháp tiêu chuẩn để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Câu 6: Câu “Phương pháp kí hiệu thể hiện số lượng của đối tượng thông qua hình dạng của các kí hiệu.” là sai. Hãy chọn phương án mà sửa đúng lại câu này.

A. Phương pháp kí hiệu thể hiện số lượng của đối tượng thông qua độ méo tròn của các kí hiệu.

B. Phương pháp khoanh vùng thể hiện số lượng của đối tượng thông qua hình dạng của các vùng được khoanh.

C. Phương pháp kí hiệu thể hiện số lượng của đối tượng thông qua hình dạng của các đối tượng.

D. Phương pháp kí hiệu thể hiện số lượng của đối tượng thông qua kích thước của các kí hiệu.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Nếu đối tượng địa lí là mỏ khoáng sản thì chúng ta nên dùng phương pháp biểu hiện gì?

A. Phương pháp kí hiệu

B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

C. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

D. Phương pháp chấm điểm

Câu 2: Sử dụng phương pháp nào là hợp lí để thể hiện sự di dân từ nông thôn ra đô thị?

A. Phương pháp kí hiệu

B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

C. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

D. Phương pháp chấm điểm

Câu 3: Phương pháp nào sau đây thích hợp để thể hiện sự phân bố của các loại đất khác nhau?

A. Phương pháp khoanh vùng

B. Phương pháp chấm điểm

C. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

D. Phương pháp đường chuyển động

Câu 4: Phương pháp nào phù hợp để minh hoạ số học sinh các xã, phường, thị trấn trên bản đồ?

A. Phương pháp khoanh vùng

B. Phương pháp chấm điểm

C. Phương pháp kí hiệu

D. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Để thể hiện tổng diện tích và tổng sản lượng lúa của một đơn vị hành chính trên bản đồ, ta nên sử dụng phương pháp nào và trình bày như thế nào cho hợp lý nhất?

A. Sử dụng phương pháp khoanh vùng, trong đó sử dụng màu đậm hơn cho khu vực có sản lượng lúa lớn.
B. Sử dụng phương pháp chấm điểm, trong đó khu vực nào có sản lượng lúa lớn thì chấm to hơn.

C. Sử dụng phương pháp bản đồ - biểu đồ, trong đó ta sử dụng cột đôi, một cột thể hiện diện tích, cột còn lại là sản lượng, độ dài của các cột phải theo một tỉ lệ chung.

D. Sử dụng phương pháp bản đồ - biểu đồ, trong đó ta sử dụng cột chồng, một cột thể hiện diện tích, cột còn lại là sản lượng, độ dài của các cột phải theo một tỉ lệ chung.

=> Giáo án địa lí 10 chân trời bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay