Trắc nghiệm địa lí 10 chân trời bài 4: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
1. NHẬN BIẾT (13 câu)
Câu 1: Khoáng vật được hình thành do kết quả của quá trình nào sau đây?
A. Địa mạo.
B. Địa chất.
C. Địa hào.
D. Địa lũy.
Câu 2: Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá biến chất?
A. Đá ba-dan.
B. Đá gơ-nai.
C. Đá gra-nit.
D. Đá Hoa.
Câu 3: Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá trầm tích?
A. Đá Hoa.
B. Đá ba-dan.
C. Đá gơ-nai.
D. Đá Sét.
Câu 4: Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá mac-ma?
A. Đá Hoa.
B. Đá Sét.
C. Đá ba-dan.
D. Đá gơ-nai.
Câu 5: Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá trầm tích?
A. Đá ba-dan.
B. Đá Vôi.
C. Đá gơ-nai.
D. Đá gra-nit.
Câu 6: Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá biến chất?
A. Đá gra-nit.
B. Đá Vôi.
C. Đá ba-dan.
D. Đá gơ-nai.
Câu 7: Ở đại dương trong lớp vỏ Trái Đất không có tầng nào sau đây?
A. Trầm tích.
B. Granit.
C. Macma.
D. Badan.
Câu 8: Nguồn gốc của Trái Đất liên quan chặt chẽ với sự hình thành của cái gì?
A. Hệ Mặt Trời.
B. Vũ Trụ.
C. Mặt Trăng.
D. Sự sống.
Câu 9: Theo nguồn gốc, đá được phân chia hành ba nhóm là những nhóm nào?
A. Macma, trầm tích, biến chất.
B. Macma, granit, badan.
C. Trầm tích, granit, badan.
D. Đá gơnai, đá hoa, đá phiền.
Câu 10: Theo quan niệm chung nhất, vật chất để hình thành lên Trái Đất là gì?
A. Một đám mây bụi và khí lạnh hình dĩa với các vành xoắn ốc quay tương đối chậm.
B. Một hố đen trong vũ trụ.
C. Một đồ vật của Chúa.
D. Các vật thể, đá, bụi, nguyên tử ở dạng plasma từ Mặt trời.
Câu 11: Khi Trái Đất đã có khối lượng lớn gần như hiện nay thì điều gì xảy ra trong lòng Trái Đất?
A. Quá trình giảm nhiệt
B. Quá trình chuyển đổi vật chất
C. Quá trình cô đọng
D. Quá trình tăng nhiệt
Câu 12: Đâu không phải là một lớp của cấu trúc Trái Đất?
A. Nước
B. Vỏ Trái Đất
C. Man-ti
D. Nhân
Câu 13: Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường là nơi như thế nào?
A. Có cảnh quan rất đa dạng.
B. Vùng bất ổn của Trái Đất.
C. Con người tập trung đông.
D. Tập trung nhiều đồng bằng.
2. THÔNG HIỂU (8 câu)
Câu 1: Tầng đá trầm tích không có đặc điểm nào sau đây?
A. Do các vật liệu vụn, nhỏ tạo thành.
B. Phân bố thành một lớp liên tục.
C. Có nơi mỏng, nơi dày.
D. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không đúng với thuyết kiến tạo mảng?
A. Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ
B. Tất cả các mảng kiến tạo đều có vỏ lục địa và vỏ đại dương
C. Vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn định của vỏ Trái Đất.
D. Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên của lớp man-ti.
Câu 3: Sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương được hình thành do sự tiếp xúc giữa những mảng kiến tạo nào sau đây?
A. Mảng Phi và mảng Nam Cực
B. Mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ
C. Mảng Âu-Á và mảng Bắc Mỹ
D. Mảng Âu-Á và mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a
Câu 4: Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở đâu?
A. Trung tâm các lục địa
B. Ngoài khơi đại dương
C. Trên các dãy núi cao ở vùng nhiệt đới
D. Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo
Câu 5: Giới hạn của vỏ Trái Đất là đâu tới đâu?
A. Từ lớp ô-dôn xuống đến đáy đại dương.
B. Từ vỏ ngoài của Trái Đất xuống tới bề mặt Mô-hô.
C. Từ vỏ ngoài của Trái Đất đến manti trên.
D. Từ vỏ ngoài của Trái Đất đến manti dưới.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vỏ Trái Đất?
A. Độ dày dao động từ 5 — 70 km.
B. Chia thành hai kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
C. Cấu tạo bởi ba tầng: macma, trầm tích, biến chất.
D. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá.
Câu 7: Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất bao gồm?
A. Đất, nước
B. Đá, đất
C. Khoáng vật, đá
D. Than, khoáng vật
Câu 8: A.Wegener đã dựa vào đâu để cho ra đời thuyết mảng kiến tạo?
A. Trí tưởng tượng
B. Những thông tin có được từ du hành thời gian
C. Sự ăn khớp giữa các lục địa
D. Sự ăn khớp về hình thái bờ biển, địa chất, di tích hoá thạch ở các bờ lục địa
3. VẬN DỤNG (8 câu)
Câu 1: Chuỗi Hồ Lớn ở cao nguyên Đông Phi được hình thành do tác động từ đâu?
A. Sự vận động nâng lên, hạ xuống.
B. Động đất, thiên tai và con người.
C. Các khúc uốn của sông, địa hình.
D. Các vận động đứt gãy, tách giãn.
Câu 2: Ở nước ta, vùng nào tập trung nhiều đá ba-dan nhất cả nước?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Tây Bắc.
D. Đông Bắc.
Câu 3: Ở nước ta, vùng nào tập trung nhiều đá vôi nhất cả nước?
A. Tây Nguyên.
B. Đông Bắc.
C. Tây Bắc.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 4: Dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào sau đây?
A. Mảng Âu-Á và mảng Nam Cực.
B. Mảng Âu-Á và mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.
C. Mảng Âu-Á và mảng Phi-lip-pin.
D. Mảng Âu-Á và mảng Thái Bình Dương.
Câu 5: Dãy núi trẻ An-đet ở Nam Mĩ được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào sau đây?
A. Mảng Nam Mĩ và mảng Na-xca.
B. Mảng Nam Mĩ và mảng Âu-Á.
C. Mảng Nam Mĩ và mảng Bắc Mĩ.
D. Mảng Nam Mĩ và mảng Phi-lip-pin.
Câu 6: Sự hình thành của dãy núi trẻ Rôc-ki ở Bắc Mĩ do tác động của hai mảng kiến tạo nào sau đây?
A. Mảng Bắc Mĩ và mảng Âu-Á.
B. Mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ.
C. Mảng Bắc Mĩ và mảng Na-xca.
D. Mảng Bắc Mĩ và mảng Phi.
Câu 7: Các mảng kiến tạo có thể di chuyển là do đâu?
A. Các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo trong lớp man-ti trên
B. Lực hút mạnh mẽ từ các thiên thể mà chủ yếu là Mặt Trời
C. Trái Đất luôn tự quay quanh trục của chính nó
D. Trái Đất bị nghiêng và quay quanh Mặt Trời
Câu 8: Câu nào sau đây không đúng khi nói về sự hình thành Trái Đất theo quan niệm chung?
A. Trong quá trình chuyển động, các hạt bụi va chạm lẫn nhau, nóng lên, dính kết với nhau.
B. Những hạt bụi ở phía ngoài cùng dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của từ trường và trở thành các hành tinh.
C. Những vành xoắn ốc ở phía ngoài cùng dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh.
D. Đám mây bụi và khí lạnh xung quanh Mặt trời hình thành các hành tinh.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Người ta phân vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương dựa vào đâu?
A. Sự phân tách rõ ràng của lục địa và đại dương khi nhìn trên bản đồ và trên thực tế.
B. Sự khác biệt về cấu tạo địa chất, độ dày,…
C. Yêu cầu của ngành Địa lí nhằm giúp ích cho nghiên cứu khoa học.
D. Những tác động qua lại giữa đại dương và lục địa.
Câu 2: Ý nghĩa của việc tìm ra nguồn gốc hình thành Trái Đất và sự biến đổi của nó đến ngày nay là gì?
A. Giúp cho những nhà làm phim, viết chuyện có thêm nhiều ý tưởng.
B. Nhất quán những quan niệm về nguồn gốc hình thành Trái Đất và những gì tồn tại trên Trái Đất.
C. Nâng tầm ngành Địa lí học.
D. Hiểu thêm về lịch sử của Trái Đất, từ đó đặt ra những cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu sau này.
=> Giáo án địa lí 10 chân trời bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng (2 tiết)