Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản Cánh diều Bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thủy sản

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thủy sản sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

BÀI 16. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN

Câu 1. Cho các thông tin sau:

“Thức ăn thủy sản là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, bổ sung vào môi trường nuôi ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản; bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở các dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn và các sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi nhằm tạo thức ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi tăng hiệu quả sử dụng.”

(Nguồn: Trích bài viết “Thức ăn thuỷ sản”, Tạp chí Thuỷ sản)

a) Thức ăn thuỷ sản được chia thành 4 nhóm: thức ăn hỗn hợp, thức ăn bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu thức ăn.

b) Thức ăn thủy sản chỉ tồn tại dưới dạng tươi sống, không có dạng thức ăn đã qua chế biến hoặc bảo quản. 

c) Thức ăn có nguồn gốc thực vật có hàm lượng các chất cao hơn thức ăn có nguồn gốc động vật.

d) Thức ăn thủy sản không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của môi trường nuôi và tạo ra thức ăn tự nhiên cho động vật. 

Đáp án:

- A, D đúng

- C, B sai

Câu 2. Cho các thông tin:

“Trong cùng điều kiện nuôi (môi trường, đối tượng nuôi, các biện pháp kỹ thuật được áp dụng...) thì thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí chung (50 – 75%), có vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng, hiệu quả và là vấn đề cần được quan tâm lưu ý trong nuôi trồng thủy sản. Đồng thời khi cho tôm, cá ăn cần đủ lượng và chất mới nâng cao được năng suất, giảm giá thành sản phẩm.”

(Nguồn: Trích bài viết “Thức ăn thuỷ sản”, Tạp chí Thuỷ sản)

a) Thức ăn có nguồn gốc động vật (bột cá, bột thịt, bột máu,...), thức ăn tươi sống (trùn chỉ, động vật phù du) có hàm lượng protein cao hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật.

b) Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản không ảnh hưởng đáng kể đến năng suất và sản lượng, mà chỉ tác động đến chi phí sản xuất.

c) Chỉ cần cung cấp đủ lượng thức ăn cho tôm, cá mà không cần quan tâm đến chất lượng của thức ăn, điều này không ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản.

d) Thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn thuỷ sản gồm: nước, protein, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng.

Câu 3. Sau khi học xong bài “ Thức ăn thuỷ sản” giáo viên giao cho học sinh thực hành dự án “Tìm hiểu một số loại thức ăn thuỷ sản”, nhóm học sinh khi báo cáo dự án và đưa ra một số câu hỏi thảo luận.

a) Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn hoặc bổ sung vào môi trường nuôi để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho đối tượng nuôi.

b) Thức ăn có nguồn gốc thực vật thường có mùi, vị kém hấp dẫn động vật thuỷ sản và khó tiêu hoá hơn do có chứa các chất kháng dinh dưỡng.

c) Nguyên liệu thức ăn có thể có nguồn gốc từ động vật hoặc từ thực vật hay cũng có thể là chất bổ sung như vitamin, khoáng chất, chất kết dính, chất tạo màu,…

d) Thức ăn hỗn hợp được sản xuất bằng quy trình công nghệ cao có thành phần dinh dưỡng cân đối được gọi là thức ăn công nghiệp.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

=> Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thủy sản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay