Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản Cánh diều Bài 13: Xử li môi trường nuôi thuỷ sản
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Bài 13: Xử li môi trường nuôi thuỷ sản sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
BÀI 13. XỬ LÍ MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN
Câu 1. Cho các thông tin sau:
“Mô hình “Ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý, cải tạo môi trường ao nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản” đã tạo điều kiện để các hộ tham gia mô hình và các hộ nuôi thả thủy sản tại địa phương áp dụng quy trình xử lý môi trường ao nuôi bằng chế phẩm sinh học, hạn chế ô nhiễm môi trường ao nuôi, mầm bệnh lây lan, thuận lợi cho việc quản lý nguồn nước trong ao. Ngoài ra, mô hình còn giúp các hộ nuôi cá trong vùng nắm bắt kỹ thuật, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả, sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường.”
(Nguồn: Trích bài viết “Ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi thủy sản”, Báo Hưng Yên)
a) Mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học giúp cải tạo môi trường ao nuôi, hạn chế ô nhiễm và mầm bệnh.
b) Các hộ nuôi thả thủy sản tham gia mô hình phải chi phí cao hơn do sử dụng chế phẩm sinh học.
c) Việc áp dụng chế phẩm sinh học trong mô hình này giúp các hộ nuôi giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.
d) Việc áp dụng chế phẩm sinh học trong ao nuôi không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi.
Đáp án:
- A, C, D đúng
- B sai
Câu 2. Cho các thông tin sau:
“Chất thải trong nuôi trồng thủy sản có thể là nước thải, bùn thải... được hình thành chủ yếu do phân của tôm, cá, thức ăn thừa, xác tảo tàn, hóa chất (vôi, zeolite...) sử dụng trong quá trình nuôi.
Khi chất thải trong ao nhiều đến một mức độ nhất định sẽ tạo ra những nguy cơ rất lớn về dịch bệnh cho vật nuôi. Với một khối lượng lớn các chất thải tích tụ trong ao sẽ làm tăng nhu cầu ôxy và gây cạn kiệt ôxy ở đáy ao, khiến vật nuôi bị căng thẳng và dễ nhiễm bệnh. Đồng thời, khi chất thải phân hủy cũng làm tiêu hao một lượng lớn ôxy trong ao, từ đó làm lượng khí độc tăng lên, tôm, cá bị thiếu khí, gây sốc thậm chí là chết hàng loạt. Mặt khác, bùn thải cũng là nguyên nhân chính làm phát sinh một số loại khí độc cho sức khỏe vật nuôi như H2S, NH3... Các loại khí độc không những ảnh hưởng đến tính thèm ăn của vật nuôi, làm tăng hệ số chuyển đổi thức ăn và suy giảm chất lượng nước ao mà còn có thể gây chết đối với vật nuôi.”
(Nguồn: Trích bài viết “Giải pháp quản lý chất thải ao nuôi thuỷ sản”, Tạp chí Thuỷ sản Việt Nam)
a) Chất thải trong ao không ảnh hưởng đến việc điều chỉnh ôxy hòa tan và không gây tác động nghiêm trọng đến sự phát triển của vật nuôi, bởi vì quá trình phân hủy chất thải sẽ tự cân bằng ôxy trong ao mà không gây hại.
b) Chất thải trong nuôi trồng thủy sản, như phân tôm, cá, thức ăn thừa và bùn thải, sẽ làm tăng nhu cầu ôxy trong ao, gây cạn kiệt ôxy ở đáy ao, ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.
c) Khi bùn thải phân hủy, nó sẽ tạo ra khí độc như H2S, NH3, làm suy giảm chất lượng nước và có thể gây chết cho tôm, cá.
d) Quá trình phân hủy bùn là tự nhiên và không gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe vật nuôi, miễn là có sự quản lý hợp lý.
Câu 3. Cho các thông tin sau:
“Chất thải trong ao nuôi cần được xử lý từ trước, trong và sau khi nuôi để đảm bảo chất lượng môi trường nuôi. Trước khi bước vào vụ nuôi mới, cần phải xử lý các chất thải đã tích tụ trong ao của suốt vụ nuôi trước. Bằng cách phơi khô hoặc phương pháp ướt.
Phơi khô: Được sử dụng khi các đáy ao có thể được phơi khô hoàn toàn. Các ao phải được tháo cạn nước hoàn toàn, để khô dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian 10 – 30 ngày. Sau đó, chất thải trong ao được loại bỏ có thể - bằng tay hoặc bằng máy và vận chuyển đến nơi quy định hoặc bùn thải có thể được dùng để đắp lên cây ăn quả.
Phương pháp ướt: Được dùng ở những ao không thể phơi khô hoàn toàn, có thể sử dụng các máy bơm/hút áp lực để loại bỏ chất thải.”
(Nguồn: Trích bài viết “Giải pháp quản lý chất thải ao nuôi thuỷ sản”, Tạp chí Thuỷ sản Việt Nam)
a) Việc xử lí chất thải trong ao nuôi trước, trong và sau khi nuôi giúp giảm ô nhiễm, duy trì cần bằng sinh thái trong ao và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thuỷ sản.
b) Việc xử lý chất thải chỉ nên thực hiện sau khi kết thúc vụ nuôi, vì chất thải sẽ tự phân hủy trong quá trình nuôi.
c) Phương pháp phơi khô được sử dụng khi các đáy ao có thể phơi khô hoàn toàn.
d) Phương pháp ướt không thể áp dụng cho ao có độ sâu lớn, vì nó chỉ hiệu quả đối với ao nông hoặc ao có khả năng phơi khô hoàn toàn.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 13: Xử li môi trường nuôi thuỷ sản