Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản Cánh diều Bài 2: Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Bài 2: Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
BÀI 2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP
Câu 1. Cho các thông tin sau:
“Trong sản xuất lâm nghiệp luôn luôn diễn ra hai quá trình xen kẽ, đó là quá trình tái sản xuất tự nhiên và quá trình tái sản xuất kinh tế.
Tái sản xuất tự nhiên đó là quá trình sinh trưởng, phát triển của cây rừng bắt đầu từ quá trình gieo hạt tự nhiên, cây rừng nẩy mầm, lớn lên, ra hoa kết quả rồi lại tiếp tục lặp đi lặp lại quá trình đó và tuân thủ theo quy luật sinh học (quá trình tái sinh tự nhiên). Như vậy quá trình tái sản xuất tự nhiên là quá trình tái sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tuân theo quy luật sinh học mà không cần sự can thiệp của con người.
Tái sản xuất kinh tế được hiểu là quá trình lặp đi lặp lại sự phát triển của cây rừng dưới sự tác động của con người như bón phân, làm cỏ...(thâm canh rừng, làm giầu rừng) nhằm thoả mãn mục đích nào đó của con người.”
(Nguồn: Giáo trình Kinh tế lâm nghiệp)
a) Quá trình tái sản xuất tự nhiên và quá trình tái sản xuất kinh tế luôn diễn ra xen kẽ nhau trong sản xuất lâm nghiệp.
b) Trong quá trình tái sản xuất tự nhiên, con người phải thường xuyên chăm sóc và can thiệp vào sự phát triển của cây rừng.
c) Tái sản xuất kinh tế chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và không lặp đi lặp lại.
d) Tái sản xuất kinh tế là quá trình phát triển của cây rừng có sự can thiệp của con người thông qua các hoạt động như bón phân, làm cỏ nhằm đạt được mục đích nhất định.
Đáp án:
- A, D đúng
- C, B sai
Câu 2. Cho các thông tin sau:
“Sản xuất lâm nghiệp tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có những điều kiện tự nhiên phức tạp, điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn.
Hiện nay diện tích đất lâm nghiệp quản lý khoảng trên 19 triệu ha chiếm gần 60% diện tích tự nhiên toàn quốc, với 75% diện tích là đồi núi, dốc cao, địa hình chia cắt phức tạp, hiểm trở, đất đai thường bị xói mòn và ngay ở vùng ven biển thì đất lâm nghiệp cũng là những loại đất cát hoặc đất chua mặn không có khả năng canh tác nông nghiệp. Trên các điều kiện tự nhiên đó, hoạt động sản xuất lâm nghiệp lại chủ yếu tiến hành ở ngoài trời, cự ly hoạt động ngày một xa... nên thu nhập thấp, đời sống của người làm nghề rừng gặp rất nhiều khó khăn.
Về mặt xã hội vì điều kiện tự nhiên phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, nên điều kiện phát triển kinh tế cũng bị hạn chế. Mặt khác, nguồn lao động lâm nghiệp chủ yếu là đân tộc ít người, trình độ dân trí thấp kém, canh tác lạc hậu ( du canh, du cư phá rừng làm nương rẫy...) đã ảnh hưởng lớn đến phát triển lâm nghiệp. Đồng thời trên điều kiện địa bàn rộng lớn như vậy rất khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ thành quả lao động, vì vậy tính rủi ro trong sản xuất lâm nghiệp rất cao.”
(Nguồn: Giáo trình Kinh tế lâm nghiệp)
a) Công tác quản lý và bảo vệ trong lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, điều kiện hạ tầng kém phát triển, dẫn đến tính rủi ro trong sản xuất cao.
b) Địa hình hoạt động sản xuất lâm nghiệp có tính đặc thù cao, với 75% diện tích là đồi núi dốc, địa hình chia cắt phức tạp, kể cả vùng ven biển cũng chủ yếu là đất cát hoặc đất chua mặn không thích hợp canh tác nông nghiệp.
c) Những khó khăn về điều kiện tự nhiên và xã hội khiến ngành lâm nghiệp không thể áp dụng khoa học công nghệ hiện đại.
d) Nguồn lao động trong ngành lâm nghiệp chủ yếu là đân tộc ít người, trình độ dân trí thấp kém.
Câu 3. Cho các thông tin sau:
“Tính thời vụ được hiểu là tình hình sản xuất được tập trung vào một khoảng thời gian nào đó trong năm và lặp đi lặp lại có tính quy luật.
Trong sản xuất lâm nghiệp, tính thời vụ là đặc trưng của ngành sản xuất sinh học, do đặc tính sinh lý, sinh thái của cây rừng, do đòi hỏi của công nghệ (đặc biệt là công nghệ khai thác, vận chuyển) mà tình hình sản xuất diễn ra tập trung vào một số tháng trong năm, hiện tượng đó gọi là tính thời vụ.
Do điều kiện sản xuất phải tập trung nên tình hình tổ chức sản xuất, đặc biệt là tổ chức về lao động cũng gặp khó nhăn nhất định. Để loại bỏ tính thời vụ là không thể thực hiện được, trong thực tế chúng ta chỉ có thể tìm các giải pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của nó bằng cách chủ động trước về lao động, vốn, máy móc thiết bị... phát triển sản xuất tổng hợp, đa dạng hoá ngành nghề hoặc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để tuyển chọn, lai tạo các giống cây trồng mới có khả năng thích nghi cao, có biên độ sống rộng.”
(Nguồn: Giáo trình Kinh tế lâm nghiệp)
a) Tính thời vụ trong sản xuất lâm nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố công nghệ khai thác và vận chuyển và không liên quan đến đặc tính sinh học của cây rừng.
b) Tính thời vụ trong sản xuất lâm nghiệp xuất phát từ đặc tính sinh lý, sinh thái của cây rừng và đòi hỏi của công nghệ, khiến hoạt động sản xuất tập trung vào một số tháng nhất định trong năm.
c) Hiện nay Nhà nước đã và đang triển khai nhiều biện pháp để loại bỏ tính thời vụ trong sản xuất lâm nghiệp.
d) Không thể hoàn toàn loại bỏ tính thời vụ trong sản xuất lâm nghiệp, chỉ có thể hạn chế ảnh hưởng của nó thông qua các giải pháp như chủ động về lao động, vốn, máy móc và đa dạng hóa ngành nghề.
--------------- Còn tiếp ---------------