Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản Cánh diều Bài 6: Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Bài 6: Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
BÀI 6. Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ CỦA VIỆC BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG BỀN VỮNG
Câu 1. Cho các thông tin sau:
“Tại tỉnh Cao Bằng cũng đang đề ra Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2020 – 2025 và định hướng đến năm 2030 xác định mục tiêu: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; quản lý, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả, đảm bảo quy định của pháp luật diện tích rừng hiện có, đặc biệt là rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị dịch vụ môi trường rừng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển rừng gắn với chế biến và thương mại lâm sản, du lịch sinh thái và từng bước gia tăng giá trị ngành lâm nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp; tạo việc làm, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia...”
(Nguồn: Trích bài viết “Phát triển rừng bền vững gắn với bảo vệ môi trường”, Kinh tế Môi trường)
a) Bảo vệ rừng bền vững là trách nhiệm riêng của ngành lâm nghiệp, không liên quan đến vấn đề an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
b) Việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì các giá trị dịch vụ môi trường và bảo vệ môi trường sinh thái.
c) Việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững chỉ tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế mà không quan tâm đến các yếu tố môi trường và xã hội.
d) Phát triển rừng bền vững góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng và thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp.
Đáp án:
- B, D đúng
- A, C sai
Câu 2. Cho các thông tin sau:
“Nhận thấy những tiềm năng to lớn mà rừng đem lại, những năm qua, nhiều tỉnh, thành đã mạnh dạn xác định phát triển kinh tế đồi rừng, coi đây là giải pháp giảm nghèo và hướng tới làm giàu bền vững cho người dân và góp phần bảo vệ rừng.
Với tư duy sản xuất lâm nghiệp chuyển từ “bảo vệ và phát triển rừng” sang “phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học”, hoặc “phát triển kinh tế đồi rừng theo hướng bền vững”, kinh tế đồi rừng phát triển theo hướng đa dụng, ngoài sản phẩm là gỗ, thì lâm sản ngoài gỗ và các giá trị của hệ sinh thái rừng được khai thác ngày càng hiệu quả, như du lịch sinh thái gắn với rừng, dịch vụ môi trường rừng và tiến tới là tín chỉ cácbon.”
(Nguồn: Trích bài viết “Giải pháp phát triển rừng bền vững”, Tạp chí Kinh tế Nông thôn)
a) Phát triển kinh tế đồi rừng là giải pháp hiệu quả vừa giúp giảm nghèo bền vững cho người dân, vừa góp phần bảo vệ rừng.
b) Phương hướng phát triển lâm nghiệp hiện nay vẫn chỉ dừng lại ở việc "bảo vệ và phát triển rừng" đơn thuần, chưa gắn với phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học.
c) Việc phát triển kinh tế đồi rừng chỉ tập trung vào khai thác gỗ và lâm sản để tạo thu nhập cho người dân.
d) Kinh tế đồi rừng hiện nay phát triển đa dạng, không chỉ khai thác gỗ mà còn tận dụng được các giá trị khác như du lịch sinh thái, dịch vụ môi trường rừng và tín chỉ cácbon.
Câu 3. Cho các thông tin sau:
“Trên lý thuyết, có thế nói, bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân chứ không phải chỉ riêng các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ rừng và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, khi để xảy ra mất rừng, cần phải đề cập đến trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương là người chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý, hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; xử lý nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp.”
(Nguồn: Trích bài viết “Giải pháp phát triển rừng bền vững”, Tạp chí Kinh tế Nông thôn)
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chỉ cần chịu trách nhiệm về các vụ phá rừng, không cần chịu trách nhiệm khi cấp dưới vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng.
b) Bảo vệ rừng là trách nhiệm chung của toàn dân, không chỉ giới hạn ở lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương.
c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và địa phương phải chịu trách nhiệm chính khi xảy ra các vụ phá rừng, cháy rừng trong phạm vi quản lý của mình.
d) Khi xảy ra mất rừng, chỉ cần xử lý trách nhiệm của người trực tiếp phá rừng mà không cần xem xét trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương.
--------------- Còn tiếp ---------------