Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ thiết kế 10 cánh diều Bài 19. Vai trò, ý nghĩa và các nguyên tắc của hoạt động thiết kế kỹ thuật
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ thiết kế 10 cánh diều Bài 19. Vai trò, ý nghĩa và các nguyên tắc của hoạt động thiết kế kỹ thuật. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều (bản word)
BÀI 19. VAI TRÒ, Ý NGHĨA VÀ CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KĨ THUẬT
Câu 1: Một nhóm sinh viên tham gia cuộc thi thiết kế sản phẩm công nghệ. Mỗi nhóm đưa ra một ý tưởng khác nhau:
- Nhóm 1 thiết kế một chiếc quạt không cánh để tăng tính an toàn và thẩm mỹ.
- Nhóm 2 tạo ra một loại chai nhựa có thể gấp gọn sau khi sử dụng nhằm tiết kiệm không gian khi vận chuyển.
- Nhóm 3 phát triển một dòng điện thoại có màn hình uốn cong nhưng giá thành cao hơn đáng kể so với điện thoại thông thường.
- Nhóm 4 đề xuất sản xuất một loại ghế nhựa có thiết kế tối giản, dễ gia công để giảm giá thành.
Theo các nguyên tắc thiết kế kỹ thuật, nhận xét về các phương án:
a. Nhóm 1 và Nhóm 2 vì tăng tính an toàn, tiện lợi và tối ưu không gian.
b. Nhóm 3 sai vì giá thành quá cao không phù hợp với nguyên tắc tối thiểu tài chính.
c. Nhóm 4 hợp lý vì thiết kế đơn giản giúp giảm chi phí sản xuất.
d. Nhóm 3 đúng vì công nghệ màn hình uốn cong là sáng tạo và có giá trị thương mại cao.
Câu 2: Một công ty sản xuất ô tô điện đang cải tiến mẫu xe mới nhưng gặp phải một số sai sót trong thiết kế:
- Sai sót 1: Động cơ có công suất lớn giúp xe chạy nhanh hơn nhưng tiêu hao nhiều điện năng.
- Sai sót 2: Bộ khung xe làm bằng thép dày để tăng độ bền nhưng làm trọng lượng xe nặng hơn, gây tốn năng lượng hơn khi di chuyển.
- Sai sót 3: Hệ thống điều khiển phức tạp, cần nhiều linh kiện điện tử, khiến giá thành sản phẩm tăng cao.
Theo nguyên tắc thiết kế kỹ thuật, dưới đây là các sai sót dưới đây cần khắc phục:
a. Chỉ có sai sót 1 vì tiêu hao nhiều điện năng đi ngược với nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên.
b. Sai sót 2 và 3 vì xe nặng hơn làm giảm hiệu suất và giá thành cao không phù hợp với nguyên tắc tối thiểu tài chính.
c. Cả ba sai sót đều cần khắc phục vì chúng làm giảm tính tối ưu của sản phẩm.
d. Không sai sót nào nghiêm trọng vì sản phẩm vẫn có thể bán trên thị trường.
Câu 3: Một công ty điện tử muốn phát triển một dòng máy lọc nước thông minh, vừa tiết kiệm năng lượng, vừa thân thiện với môi trường. Sau khi phân tích, họ đưa ra các phương án sau:
- Phương án 1: Sử dụng hệ thống lọc nước không dùng điện, tận dụng áp lực nước tự nhiên để hoạt động.
- Phương án 2: Dùng nhựa tái chế để sản xuất vỏ máy, giảm tác động đến môi trường.
- Phương án 3: Thiết kế bộ lọc có tuổi thọ cao, giúp người dùng không cần thay thế thường xuyên, tiết kiệm chi phí.
- Phương án 4: Tích hợp công nghệ lọc nước bằng tia UV nhưng giá thành sản phẩm tăng gấp đôi.
Nhận xét về các phương án:
a. Phương án 1 và 2 vì giúp tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.
b. Phương án 3 hợp lý vì giúp giảm chi phí sử dụng cho người dùng.
c. Phương án 4 không phù hợp vì giá thành quá cao, không đảm bảo nguyên tắc tối ưu tài chính.
d. Cả bốn phương án đều hợp lý vì có thể áp dụng cho các nhóm khách hàng khác nhau.