Trắc nghiệm đúng sai Địa lí 6 chân trời Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Địa lí 6 Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án địa lí 6 sách chân trời sáng tạo

BÀI 2: KÍ HIỆU VÀ CHÚ GIẢI TRÊN MỘT SỐ BẢN ĐỒ THÔNG DỤNG

Câu 1: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về kí hiệu bản đồ?

a) Kí hiệu bản đồ là phương tiện để thể hiện các nội dung bản đồ.

b) Kí hiệu bản đồ là hình thức để qua đó người ta nhận biết được mức độ tổng quát hoá nội dung bản đồ.

c) Kí hiệu bản đồ gồm hai dạng.

d) Kí hiệu bản đồ có thể có hoặc không khi sử dụng bản đồ.

Đáp án:

a) Đúng

b) Đúng

c) Sai

d) Sai

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về bảng chú giải?

a) Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ.

b) Bảng chú giải là phần giải nghĩa các kí hiệu trên bản đồ.

c) Bảng chú giải có thể có hoặc không khi sử dụng bản đồ.

d) Bảng chú giải bắt buộc phải thể hiện tất cả các đối tượng địa lí có trên bản đồ.

Đáp án:

Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về cách đọc bản đồ?

a) Đọc tên bản đồ để biết nội dung và lãnh thổ được thể hiện.

b) Biết tỉ lệ bản đồ chưa chắc đã đo được khoảng cách giữa các đối tượng.

c) Để tính khoảng cách giữa hai địa điểm, không nhất thiết phải có tỉ lệ bản đồ.

d) Biết tỉ lệ bản đồ có thể đo tính khoảng cách giữa các đối tượng.

Đáp án:

Câu 4: Trong các phát biểu sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về cách đọc bản đồ?

a) Đọc kí hiệu trong bảng chú giải để nhận biết các đối tượng trên bản đồ.

b) Chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ, các yếu tố cơ bản nhất có trong bản đồ.

c) Đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.

d) Chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ, bỏ qua các yếu tố có trong bản đồ.

Đáp án:

Câu 5: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai khi nói về cách đọc bản đồ?

a) Bảng chú giải, kí hiệu, tỉ lệ là những yếu tố bắt buộc phải có khi đọc bản đồ.

b) Bảng chú giải bắt buộc phải có, tỉ lệ không cần thiết.

c) Bảng chú giải không cần thiết, kí hiệu phải có.

d) Bảng chú giải biểu hiện các đối tượng địa lí có trên bản đồ.

Đáp án:

Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về các loại kí hiệu bản đồ?

a) Kí hiệu bản đồ có nhiều loại khác nhau.

b) Là phương tiện để thể hiện nội dung bản đồ.

c) Bản đồ không cần thiết phải có kí hiệu bản đồ.

d) Kí hiệu bản đồ chỉ thể hiện được ví trí của đối tượng địa lí.

Đáp án:

Câu 7: Trong các phát biểu sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về các loại kí hiệu bản đồ?

a) Chỉ thể hiện được đặc điểm của đối tượng địa lí.

b) Chỉ thể hiện được số lượng của đối tượng địa lí.

c) Là hình thức để nhận biết được mức độ tổng quát hóa nội dung bản đồ.

d) Là ngôn ngữ của bản đồ.

Đáp án:

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Địa lí 6 chân trời sáng tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay