Trắc nghiệm đúng sai Địa lí 6 chân trời Bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Địa lí 6 Bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án địa lí 6 sách chân trời sáng tạo
BÀI 3: TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ
Câu 1: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về phương hướng trên bản đồ?
a) Bắc, Nam, Đông, Tây là các hướng chính trên bản đồ.
b) Bắc, Nam, Đông Tây là hướng trung gian trên bản đồ.
c) Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam là hướng chính trên bản đồ.
d) Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam là hướng trung gian trên bản đồ.
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Sai | d) Đúng |
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về phương hướng trên bản đồ?
a) Để xác định phương hướng trên bản đồ, người ta chỉ sử dụng kinh tuyến.
b) Để xác định phương hướng trên bản đồ, người ta chỉ sử dụng vĩ tuyến.
c) Để xác định phương hướng trên bản đồ, người ta sử dụng hệ thống kinh, vĩ tuyến.
d) Có 8 hướng chính: Bắc, Nam, Đông, Tây, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc.
Đáp án:
Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về phương hướng trên bản đồ?
a) Phần chính giữa bản đồ là trung tâm.
b) Phía trên của kinh tuyến chỉ hướng nam.
c) Phía trên của kinh tuyến chỉ hướng bắc.
d) Xác định phương hướng căn cứ vào mũi tên chỉ hướng Nam, sau đó tìm cá hướng khác.
Đáp án:
Câu 4: Trong các phát biểu sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về phương hướng trên bản đồ?
a) Phía dưới của kinh tuyến chỉ hướng bắc.
b) Phía dưới của kinh tuyến chỉ hướng nam.
c) Bên phải của kinh tuyến chỉ hướng đông, bên trái chỉ hướng tây.
d) Bên phải của kinh tuyến chỉ hướng tây, bên phải chỉ hướng đông.
Đáp án:
Câu 5: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai khi nói về tỉ lệ bản đồ?
a) Cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách trên thực địa.
b) Cho biết mức độ phóng to của khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách trên thực địa.
c) Để thể hiện tỉ lệ bản đồ người ta chỉ dùng tỉ lệ số.
d) Để thể hiện tỉ lệ bản đồ người ta dùng tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
Đáp án:
Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về khoảng cách giữa các địa điểm trong bản đồ?
a) Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 100 km. Trên một bản đồ miền Trung, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 2 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ là 1: 5 000 000.
b) Trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 2 000 000, khoảng cách giữa Hà Nội và Bắc Giang là 4 cm thì khoảng cách thực tế giữa hai thành phố là 80 km.
c) Trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 500 000, khoảng cách giữa Hà Nam và Ninh Bình là 8 cm thì khoảng cách thực tế giữa hai thành phố là 40 km.
d) Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 500 km, trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 3 000 000 thì khoảng cách giữa hai địa điểm trên bản đồ là 10 cm.
Đáp án:
Câu 7: Trong các phát biểu sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về cách tìm đường đi trên bản đồ?
a) Có thể dùng thước để tính khoảng cách giữa hai địa điểm trên bản đồ.
b) Khoảng cách trên bản đồ thường được tính theo một đường thẳng.
c) Từ khoảng cách trên bản đồ có thể tính được chính xác hoàn toàn khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm ngoài thực tế.
d) Khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm chỉ có thể tính được thông qua cách dùng thước đo khoảng cách trên bản đồ.
Đáp án: