Trắc nghiệm đúng sai Địa lí 6 chân trời Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Động đất và núi lửa

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Địa lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Động đất và núi lửa sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án địa lí 6 sách chân trời sáng tạo

BÀI 9: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC MẢNG KIẾN TẠO. ĐỘNG ĐẤT VÀ NÚI LỬA

Câu 1: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về cấu tạo bên trong của Trái Đất?

a) Trái Đất được cấu tạo bởi 4 lớp.

b) Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp.

c) Trái Đất được cấu tạo bởi 2 lớp.

d) Từ ngoài vào trong, Trái Đất bao gồm: Vỏ, man-ti và nhân.

Đáp án:

a) Sai

b) Đúng

c) Sai

d) Đúng

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về động đất?

a) Hiện tượng lớp vỏ Trái Đất bị rung chuyển với nhiều cường độ giống nhau và diễn ra trong một thời gian ngắn gọi là động đất.

b) Hiện tượng lớp vỏ Trái Đất bị rung chuyển với nhiều cường độ khác nhau và diễn ra trong một thời gian dài gọi là động đất.

c) Hiện tượng lớp vỏ Trái Đất bị rung chuyển với nhiều cường độ khác nhau và diễn ra trong một thời gian ngắn gọi là động đất.

d) Cường độ động đất mạnh hay yếu tùy thuộc vào sự sịch chuyển của các mảng kiến tạo.

Đáp án:

Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về đặc điểm của vỏ Trái Đất?

a) Vỏ Trái Đất rắn.

b) Vỏ Trái Đất có độ dày khoảng 100km.

c) Vỏ Trái Đất có độ dày từ 5 – 70km.

d) Càng xuống sâu nhiệt độ càng giảm.

Đáp án:

Câu 4: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về đặc điểm của lớp man-ti?

a) Có độ sâu 2900km tính từ vỏ Trái Đất.

b) Lớp man-ti rất rắn.

c) Tầng manti trên đặc quánh dẻo, tầng manti dưới ở trạng thái rắn

d) Nhiệt độ dưới 1000°C.

Đáp án:

Câu 5: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về đặc điểm của nhân Trái Đất?

a) Độ dày khoảng 3400km.

b) Nhiệt độ dưới 4000°C.

c) Nhân ngoài ở trạng thái lỏng, nhân trong ở trạng thái rắn.

d) Nhân ngoài ở trạng thái rắn, nhân trong ở trạng thái lỏng.

Đáp án:

Câu 6: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai khi nói về các mảng kiến tạo?

a) Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các mảng địa nằm cách xa nhau.

b) Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các mảng địa nằm liền kề nhau.

c) Các mảng địa di chuyển với tốc độ nhanh.

d) Các mảng địa di chuyển với tốc độ rất chậm.

Đáp án:

Câu 7: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai khi nói về các mảng địa chất?

a) Trong khi di chuyển, các địa mảng không thể xô vào nhau.

b) Trong khi di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau.

c) Trong khi di chuyển, các địa mảng có thể tách xa nhau.

d) Trong khi di chuyển, các địa mảng không thể tách xa nhau.

Đáp án:

Câu 8: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai khi nói về núi lửa?

a) Là hiện tượng phun trào măcma bên dưới bề mặt Trái Đất.

b) Là hiện tượng phun trào măcma bên trên bề mặt Trái Đất.

c) Núi lửa thường phân bố lẻ tẻ.

d) Núi lửa thường phân bố theo nhóm và hầu hết nằm dưới đại dương.

Đáp án:

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Địa lí 6 chân trời sáng tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay