Trắc nghiệm đúng sai Địa lí 7 chân trời Bài 16: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Địa lí 7 Bài 16: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án địa lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 16: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ
Câu 1: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về sự phân hóa tự nhiên theo chiều bắc - nam?
a) Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ phân hoá theo chiều bắc – nam, thể hiện rõ nét ở sự khác biệt về khí hậu và cảnh quan.
b) Đới khí hậu xích đạo: một năm có hai mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt, thảm thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới.
c) Đới khí hậu cận xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.
d) Đới khí hậu nhiệt đới: nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây.
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Sai | d) Đúng |
Câu 2: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về sự phân hóa tự nhiên theo chiều bắc - nam?
a) Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.
b) Đới khí hậu cận xích đạo: một năm có hai mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt, thảm thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới.
c) Đới khí hậu cận nhiệt: mát mẻ quanh năm.
d) Cảnh quan điển hình của đới khí hậu cận nhiệt là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.
Đáp án:
Câu 3: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về sự phân hóa tự nhiên theo chiều bắc - nam?
a) Cảnh quan của đới khí hậu nhiệt đới cũng thay đổi từ rừng nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc.
b) Đới khí hậu cận nhiệt: mùa hạ nóng, mùa đông ấm.
c) Nơi mưa nhiều ở đới khí hậu cận nhiệt có cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.
d) Nơi mưa ít ở đới khí hậu cận nhiệt có thảm thực vật điền hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng.
Đáp án:
Câu 4: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây?
a) Phía đông và các đảo ở Trung Mỹ chủ yếu là xa van, rừng thưa.
b) Phía đông và các đảo ở Trung Mỹ có lượng mưa nhiều hơn phía tây nên thảm rừng mưa nhiệt đới phát triển.
c) Phía tây ở Trung Mỹ khô hạn nên thảm rừng mưa nhiệt đới phát triển.
d) Phía tây ở Trung Mỹ khô hạn nên chủ yếu là xa van, rừng thưa.
Đáp án:
Câu 5: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây?
a) Ở Nam Mỹ, sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây thể hiện rõ nhất ở khí hậu.
b) Ở Nam Mỹ, sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây thể hiện rõ nhất ở địa hình.
c) Phía đông là các sơn nguyên bị bào mòn manh, chủ yếu là đồi núi cao.
d) Phía đông là các sơn nguyên bị bào mòn manh, chủ yếu là đồi núi thấp.
Đáp án:
Câu 6: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây?
a) Sơn nguyên Guy-a-na có khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp.
b) Sơn nguyên Guy-a-na có cảnh quan rừng thưa và xa van là chủ yếu.
c) Sơn nguyên Bra-xin có khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp.
d) Sơn nguyên Bra-xin có khí hậu khô hạn hơn nên cảnh quan rừng thưa và xa van là chủ yếu.
Đáp án:
Câu 7: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây?
a) Phía Tây là miền núi An-đét cao trung bình 3000-5000 m.
b) Phía Tây là miền núi An-đét cao trung bình 1000-2000 m.
c) Phía tây gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên.
d) Phía tây gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các đồng bằng rộng lớn.
Đáp án:
Câu 8: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao?
a) Thiên nhiên ở miền núi An-đét có sự thay đổi rõ rệt theo chiều cao.
b) Ở dưới thấp, vùng Bắc và Trung An-đét cảnh quan phổ biến là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.
c) Ở dưới thấp, vùng Bắc và Trung An-đét cảnh quan phổ biến là rừng xích đạo xanh quanh năm rậm rạp.
d) Vùng Nam An-đét thuộc khí hậu nóng ẩm, rừng nhiệt đới ẩm phát triển.
Đáp án:
=> Giáo án địa lí 7 chân trời bài 16: Thiên nhiên trung và nam mỹ