Trắc nghiệm đúng sai Hoá học 10 chân trời Bài 7: Định luật tuần hoàn – Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Hoá học 10 Bài 7: Định luật tuần hoàn – Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hóa học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 7: ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN – Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Câu 1: Nguyên tố Ca có số hiệu nguyên tử là 20. Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố Ca là 20.
b) Vỏ của nguyên tử Ca có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron.
c) Lớp vỏ của nguyên tử Ca có 20 proton.
d) Nguyên tố Ca là một phi kim.
Đáp án:
a) Đúng | b) Đúng | c) Sai | d) Sai |
Câu 2: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Hai nguyên tố X và Y thuộc nhóm A, tạo thành hai oxide cao nhất có công thức tương tự nhau. Khi tan trong nước, các oxide này tạo dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Khối lượng nguyên tử của X nhỏ hơn của Y. Hãy cho biết những phát biểu nào sau đây về X và Y là đúng.
a) X, Y là phi kim.
b) X, Y thuộc cùng một nhóm.
c) X, Y thuộc cùng một chu kì.
d) X, Y thuộc cùng một nhóm.
Đáp án:
Câu 3: Cấu hình electron của chlorine (Cl) là: 1s22s22p63s23p5. Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Nguyên tử Cl có số hiệu nguyên tử là 17
b) Nguyên tử Cl ở chu kì 3, nhóm VA
c) Cl là nguyên tố phi kim
d) Oxide cao nhất là Cl2O5
Đáp án:
Câu 4: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cho biết cấu hình electron nguyên tử.
b) Cấu hình electron nguyên tử quyết định tính chất của các nguyên tố.
c) Không thể dự đoán được tính chất hóa học của các nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn hay cấu hình electron của nó.
d) Số thứ tự nhóm A bằng số lớp electron.
Đáp án:
Câu 5: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33.
a) Hydroxide cao nhất của X có tính acid yếu hơn hydroxide cao nhất của Y.
b) Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.
c) Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 7 electron.
d) Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.
Đáp án:
Câu 6: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Tổng số electron trên phân lớp p (ở trạng thái cơ bản) của hai nguyên tử nguyên tố X và Y là 15. X ở chu kỳ 3, nhóm VIA. Khi X tác dụng với Y tạo ra hợp chất Z.
a) Trong Z có 6 cặp electron chung.
b) X có độ âm điện lớn hơn Y.
c) Hợp chất với hydrogen của X và Y đều có tính acid mạnh.
d) X có số thứ tự lớn hơn Y.
Đáp án:
Câu 7: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Nguyên tố X nằm ở chu kỳ 3 của bảng tuần hoàn và M là nguyên tố s có electron lớp ngoài cùng là ns1. X có công thức oxide tương ứng với hoá trị cao nhất là XO3. Một hợp chất của M và X, trong đó M chiếm 58,97% về khối lượng, là một hoá chất công nghiệp quan trọng, được sử dụng trong sản xuất giất Kraft, thuốc nhuộm, thuộc da, dầu mỏ, xử lý ô nhiễm kim loại nặng…
a) X là nguyên tố sulfur (16S).
b) M là nguyên tố magnesium (12Mg).
c) Hợp chất của M và X là MOH.
d) Công thức hydroxide cao nhất của X là H2XO4.
Đáp án: