Giáo án Hoá học 11 cánh diều Bài 9: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

Giáo án Bài 9: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ sách Hoá học 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Hoá học 11 cánh diều Bài 9: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 9: PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIỆT VÀ TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ: chưng cất, chiết, kết tinh và sơ lược về sắc kí cột.
  • Thực hiện được các thí nghiệm về chưng cất thường, chiết
  • Vận dụng được các phương pháp: chưng cất thường, chiết, kết tinh để tách biệt và tinh chế một số hợp chất hữu cơ trong cuộc sống
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày được nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm đề xuất phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ

Năng lực hóa học: 

  • Năng lực nhận thức hóa học: Trình bày được nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ như chưng cất, chiết, kết tinh và sơ lược về sắc kí cột
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thực hiện được thí nghiệm về chưng cất thường, chiết
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các phương pháp như chưng cất thường, chiết, kết tinh để tách và tinh chế một số hợp chất hữu cơ thường gặp trong cuộc sống
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần).
  • Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

 Để tách và tinh chế một chất từ hỗn hợp của chất đó với những chất khác, cần sử dụng các phương pháp khác nhau. Theo em:

  1. a) Làm thế nào để thu được ethyl alcohol từ hỗn hợp tạo thành sau khi lên men tinh bột?
  2. b) Làm thế nào để thu được đường saccharose (sucrose) từ nước ép mía?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học – Bài 9: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương pháp kết tinh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nguyên tắc và cách thức tiến hành phương pháp kết tinh.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc hiểu mục I trang 57 – 58 SGK; thảo luận trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 57
  3. Sản phẩm học tập: Nguyên tắc, cách thức tiến hành phương pháp kết tinh; Câu trả lời cho Câu hỏi 1 SGK trang 57.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS đọc thông tin mục I SGK trang 57 – 58, thảo luận:

+ Phương pháp kết tinh dùng để tách biệt và tinh chết những chất hữu cơ ở dạng gì?

+ Nêu nguyên tắc của phương pháp kết tinh

+ Quan sát Hình 9.1 và nêu các bước thực hiện phương pháp kết tinh

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 52:

Độ tan trong nước của monosodium glutamate (mì chính hay bột ngọt) ở 60 oC là 112 g/100 g nước; ở 25 oC là 74g/ 100 g nước. Tính khối lượng monosodium glutamate kết tinh khi làm nguội 212 g dung dịch monosodium glutamate bão hòa ở 60 oC xuống 25 oC.   

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tìm hiểu mục I SGK trang 52; trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 52.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận; Trình bày câu trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 52.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết nguyên tắc, cách tiến hành phương pháp kết tinh.

I. Phương pháp kết tinh

- Kết tinh là phương pháp quan trọng để tách biệt và tinh chế những chất hữu cơ ở dạng rắn

- Nguyên tắc: chất rắn tách ra từ dung dịch bão hòa của chất đó khi thay đổi điều kiện hòa tan (dung môi, nhiệt độ)

- Cách thức tiến hành:

+ Hòa tan hỗn hợp chất rắn ở nhiệt độ sôi của dung môi (nước) để tạo dung dịch bão hòa

+ Lọc nóng để loại bỏ phần chất rắn không tan

+ Để nguội phần dung dịch sau khi lọc

+ Lọc lấy chất rắn kết tinh

Trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 52:

+ Khối lượng monosodium glutamate có trong 212 g dung dịch bão hòa ở 60 oC là:

 (gam)

+ Khối lượng monosodium glutamate có trong 212 g dung dịch bão hòa ở 25 oC là:

 (gam)

+ Khối lượng monosodium glutamate kết tinh khi làm nguội 212 g dung dịch monosodium glutamate bão hòa ở 60 oC xuống 25 oC là:

m = 112 – 90,16 = 21,84 (gam)

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương pháp chiết

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nguyên tắc và cách thức tiến hành phương pháp chiết.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc hiểu mục II SGK trang 58; thực hiện thí nghiệm 1; hoàn thành Phiếu học tập số 1.
  3. Sản phẩm học tập: Nguyên tắc, cách thức tiến hành phương pháp chiết; Kết quả thực hiện thí nghiệm 1 và Phiếu học tập số 1
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS đọc thông tin mục II SGK trang 58, quan sát Hình 9.2, thảo luận tìm hiểu về nguyên tắc phương pháp kết tinh, cách tiến hành phương pháp chiết lỏng – rắnchiết lỏng – lỏng.

- GV đặt câu hỏi: Trong phương pháp chiết lỏng – lỏng, dung môi dùng để chiết có đặc điểm gì? (dung môi có khả năng hòa tan tốt chất cần chiết và không tan trong dung dịch ban đầu – thường là dung dịch chất tan trong nước)

- GV cho HS hoạt động nhóm, phát cho các nhóm bộ dụng cụ hóa chất, Phiếu học tập số 1, yêu cầu các nhóm thực hiện Thí nghiệm 1. Chiết tinh dầu và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

(Phiếu học tập số 1 bên dưới hoạt động 2)

- GV gợi ý HS quan sát sơ đồ sản xuất đường kính từ nước ép mía để trả lời Câu hỏi 2 trong Phiếu học tập số 1:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc hiểu mục II SGK trang 58; Thực hành thí nghiệm 1; Trả lời Phiếu học tập số 1

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận; Kết quả thí nghiệm 1 và Phiếu học tập số 1

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về phương pháp tách

II. Phương pháp chiết

- Nguyên tắc: mỗi chất có sự phân bố khác nhau trong hai môi trường không hòa tan vào nhau

- Chiết chất từ môi trường rắn (chiết lỏng – rắn): Ngâm hoặc đun hỗn hợp chất rắn với dung môi thích hợp. Sau đó loại bỏ phần chất rắn không tan, thu lấy ‘‘dịch chiết’’ chứa chất cần phân tích

- Chiết chất từ môi trường lỏng (chiết lỏng – lỏng):

+ Cho dung dịch chứa chất cần chiết vào phễu chiết, thêm dung môi dùng để chiết vào.

+ Lắc đều phễu chiết rồi để yên, hỗn hợp sẽ tách thành hai lớp

+ Mở khóa phễu chiết và lần lượt thu lấy từng lớp chất lỏng riêng biệt.

+ Làm bay hơi dung môi từ dịch chiết để được chất tan cần phân tách

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Thí nghiệm 1. Chiết tinh dầu

Chuẩn bị: Hỗn hợp tinh dầu (tinh dầu sả, tinh dầu tràm, tinh dầu bưởi,...) và nước, hexane, phễu chiết, bình tam giác, phễu thủy tinh, đũa thủy tinh, giá thí nghiệm (bao gồm vòng đỡ phễu chiết).

Tiến hành: Cho khoảng 30 mL hỗn hợp tinh dầu lẫn nước vào phễu chiết 60 mL, thêm tiếp khoảng 15 mL hexane. Đậy nắp phễu chiết, lắc đều rồi để phễu chiết lên giá, mở nắp phễu chiết rồi đậy lại ngay. Sau khi để yên khoảng 5 phút, mở nắp phễu chiết rồi mở khóa phễu chiết. Khi toàn bộ lớp chất lỏng phía dưới (lớp nước) chảy xuống bình hứng thì khóa phễu chiết và thu lấy lớp chất lỏng ở phía trên.

Yêu cầu:

1. Tách được tinh dầu. Cho biết vai trò của hexane trong thí nghiệm trên

.......................................................................................................................................

2. Trả lời Câu hỏi 2 SGK trang 58: Nước ép mía là dung dịch chưa bão hòa với thành phần chất tan chủ yếu là đường (còn gọi là đường kính, saccharose). Cần sử dụng phương pháp nào để thu được đường kính từ nước mía?

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

 Đáp án Phiếu học tập số 1:

  1. Vai trò của hexane trong thí nghiệm: dung môi chiết
  2. Để thu được đường kính từ nước mía, cần sử dụng phương pháp kết tinh và phương pháp lọc

Hoạt động 3: Tìm hiểu về phương pháp chưng cất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày nguyên tắc và cách thức tiến hành phương pháp chưng cất
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc mục III SGK trang 59 – 60; Thực hiện thí nghiệm 2; Hoàn thành Phiếu học tập số 2.
  3. Sản phẩm học tập: Nguyên tắc và cách thức tiến hành phương pháp chưng cất; Kết quả thực hiện thí nghiệm 2; Kết quả Phiếu học tập số 2
  4. Tổ chức hoạt động:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 11 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HÓA HỌC 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. NITROGEN VÀ SULFUR

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. HYDROCARBON

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. DẪN XUẤT HALOGEN - ALCOHOL - PHENOL

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. NITROGEN VÀ SULFUR

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. HYDROCARBON

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN BÓN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ

Chat hỗ trợ
Chat ngay