Trắc nghiệm đúng sai KHTN 7 chân trời Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án hóa học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Câu 1: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện 6 kĩ năng.

b) Để biết được quy luật biến đổi của tín hiệu âm truyền tới theo thời gian ta dùng cổng quang điện để đo.

c) Cấu tạo đồng hồ đo thời gian dùng cổng quang điện gồm hai bộ phận chính: đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

d) Thiết bị hoạt động như một đồng hồ bấm giây nhưng được điều khiển bằng cổng quang là đồng hồ đo thời gian hiện số.

Đáp án:

a) Sai

b) Sai

c) Đúng

d) Đúng

Câu 2: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Cổng quang điện hay còn được gọi là mắt thần.

b) Khi nghiên cứu vấn đề “Nhiệt độ cần thiết để cây đậu phát triển nhanh nhất”, biến số cần đo là độ ẩm của không khí.

c) Cổng quang điện có trong các thiết bị như: hệ thống đếm sản phẩm; hệ thống phát hiện người, vật chuyển động.

d) Cổng quang điện có chức năng hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian.

Đáp án:

Câu 3: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Nghiên cứu các sự vật và hiện tượng tự nhiên không  nhằm mục đích giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.

b) Kĩ năng đo được hình thành và phát triển không theo trình tự.

c) Các kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên gồm: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.

d) Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm các bước: đề xuất vấn đề, đưa ra dự đoán, lập kế hoạch kiểm tra dự đoán, thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán, viết báo cáo, đề xuất ý kiến (nếu có).

Đáp án:

Câu 4: Cho một cốc nước ấm để trong điều kiện nhiệt độ phòng.

Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Dùng kĩ năng đo để đo nhiệt độ và khối lượng của cốc nước.

b) Để đo nhiệt độ nước trong cốc ta sử dụng cân.

c) Sau 10 phút, nhiệt độ của nước trong cốc nước giảm.

d) Để đo khối lượng nước trong cốc em sử dụng nhiệt kế.

Đáp án:

Câu 5: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Kĩ năng dự báo là kĩ năng đề xuất điểu gì sẽ xảy ra dựa trên các quan sát, kiến thức, sự hiểu biết và sự suy luận của con người về sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.

b) Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người, … về các sự vật, hiện tượng.

c) Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu.

d) Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước lập kế hoạch của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

Đáp án:

Câu 6: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Người ta sử dụng kim loại đồng làm dây dẫn điện do đồng là kim loại nhẹ.

b) Thời tiết nồm ẩm vào cuối mùa xuân có bản chất là hiện tượng ngưng tụ hơi nước.

c) Yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ thiu, hỏng của thức ăn là áp suất.

d) Nước biển dâng lên là hệ quả trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

Đáp án:

Câu 7: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng đo.

b) Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là tìm hiểu về thế giới con người, mối quan hệ của con người với môi trường.

c) Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề là một trong những bước làm của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

d) Hiện tượng mưa acid là hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu do con người gây ra.

Đáp án:

Câu 8: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:

Trong hình dưới đây, ban đầu bình a chứa nước, bình b chứa một vật rắn không thấm nước. Khi đổ hết nước từ bình a sang bình b thì mức nước trong bình b được vẽ trong hình. 

BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

a) Không thể tính được thể tích của vật rắn.

b) Thể tích nước trong ống a là 37 mL.

c) Mức nước dâng lên trong ống b đến vạch là 75 mL.

d) Thể tích của vật rắn là 33 mL.

Đáp án:

Câu 9: Rót vào hai ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 2 ml. Thêm vào ống nghiệm thứ nhất một ít muối ăn, ống nghiệm thứ hai một ít bột đá vôi sau đó lắc đều hai ống nghiệm trong vài phút. Sau khi lắc đều, ống nghiệm thứ nhất trở nên trong suốt còn ống nghiệm thứ hai có vẩn đục. 

Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Muối ăn không tan trong nước.

b) Đá vôi không tan trong nước.

c) Khi thay muối ăn ở ống nghiệm thứ nhất bằng đường thì hiện tượng xảy ra là giống nhau.

d) Khi thay đá vôi ở ống nghiệm thứ hai bằng bột phấn thì hiện tượng xảy ra là khác nhau.

Đáp án:

Câu 10: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Nước mưa có khi trời mưa.

b) Một số loài thực vật rụng là vào mùa đông.

c) Trời nắng do có ánh sáng từ Mặt Trời.

d) Phân bón làm thực vật không sinh trưởng được.

Đáp án:

=> Giáo án KHTN 7 chân trời Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Hoá học 7 chân trời sáng tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay