Kênh giáo viên » Hóa học 7 » Giáo án hóa học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

Giáo án hóa học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

Dưới đây là giáo án bản word môn hóa học lớp 7 bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hóa học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án hóa học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án hóa học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án hóa học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án hóa học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án hóa học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án hóa học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án hóa học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án hóa học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

Bản xem trước: Giáo án hóa học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

Một số tài liệu quan tâm khác

Soạn giáo án Hoá học 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 4. SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN

CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Học xong bài này, HS có thể:

- Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

- Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì

- Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/ nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/ nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiểm trong bảng tuần hoàn.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.

+ Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

- Năng lực môn hóa học: Nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và các biểu tượng hóa học…

  1. Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Giáo án.

- Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  1. Đối với học sinh:

- Sách giáo khoa

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

 

=> Giáo án word hóa học 6 chân trơi và giáo án điện tử hóa học 6 chân trời đã được Kenhgiaovien biên soạn đầy đủ chi tiết tất cả các bài trong chương trình giảng dạy. Bộ giáo án tải về và chỉnh sửa được sẽ giúp thầy cô rút ngắn thời gian soạn. Kenhgiaovien soạn đầy đủ tất cả các môn của các bộ lớp 6 sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới.
  3. Nội dung: GV cho HS xem video sự ra đời của bảng nguyên tố hóa học.
  4. Sản phẩm học tập: Thái độ học tập của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu video sự ra đời của bảng nguyên tố hóa học : https://www.youtube.com/watch?v=S0A2ccUGh3o

- Sau khi xem xong video, GV đặt vấn đề: Khi nghiên cứu quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố, các nhà khoa học đã tìm cách sắp xếp các nguyên tố vào một bảng theo nguyên tắc nhất định, gọi là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc nào? Chúng ta biết được thông tin gì từ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học? Chúng ta cùng đến với bài 4 : Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

=> Đây là nội dung bài xem trước, còn có thêm nhiều bài soạn chi tiết hóa học 7 chân trời sáng tạo đủ cả năm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  1. Mục tiêu: Trình bày được nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
  2. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu cho HS: Cơ sở chính để sắp xếp các nguyên tố hóa học vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là dựa vào điện tích hạt nhân nguyên tử.

- GV yêu cầu HS thảo luận, trả lời: Quan sát hình 4.1, em hãy cho biết:

a. Nguyên tử của những nguyên tố nào có cùng số lớp electron.

b. Nguyên tử của những nguyên tố nào có số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau?

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mở rộng sgk và trả lời câu hỏi luyện tập: Dựa vào cơ sở nào để sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn? và đưa ra kết luận.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện 2- 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời

- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

1. Nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

*Thảo luận:

a. Các nguyên tử của các nguyên tố có cùng số lớp electron là:

+ 1 lớp: H, He

+ 2 lớp: Li, Be, B, C, N, O, F, Ne

+ 3 lớp: Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar

+ 4 lớp: K, Ca

b. Nguyên tử các nguyên tố có số lớp electron lớp ngoài cùng bằng nhau:

+ 1 electron: H, Li, Na, K

+ 2 electron: Be, Mg, Ca, He

+ 3 electron: B, Al

+ 4 electron: C, Si

+ 5 electron: N, P

+ 6 electron: O, S

+ 7 electron: F, Cl

+ 8 lectron: Ne, Ar

Riêng He chỉ có 2 electron ở lớp ngoài cùng, lại được xếp vào nhóm VIIIA.

*Kết luận:

- Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử.

- Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

- Các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau được xếp thành một cột.

=> Giáo viên có thể xem bất kì bài giáo án hóa học 7 trong chương trình: giáo án word hóa học 7 chân trời và giáo án điện tử hóa học 7 chân trời . Hệ thống có đầy đủ tất cả các bài soạn  giáo viên củng cố kiến thức thêm cho học sinh

Hoạt động 2. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  1. Mục tiêu:

- Biết cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Biết các thông tin cơ bản trong một ô nguyên tố hóa học

- Biết về chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Biết các nhóm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

  1. Nội dung: GV trình bày, đặt câu hỏi, HS trả lời
  2. Sản phẩm học tập: HS nắm vững kiến thức, trả lời câu hỏi
  3. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Mô tả cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu bảng tuần hoàn 4.2, yêu cầu HS tìm hiểu, trả lời câu hỏi: Dựa vào thông tin được cung cấp về hình 4.2, em hãy cho biết bảng tuần hoàn được cấu tạo như thế nào?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát, tiếp nhận câu hỏi, trả lời

- GV quan sát và hướng dẫn HS thực hiện

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày câu trả lời, ghi chép

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

 

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu ô nguyên tố trrong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình 4.3 và đặt câu hỏi: Có những thông tin cơ bản nào trong một ô nguyên tố hóa học?

+ Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố hóa học cho biết những thông tin gì về nguyên tố đó?

- GV giải thích về số hiệu nguyên tử cho HS nắm rõ.

- GV yêu cầu HS làm bài luyện tập: Cho biết những thông tin cơ bản về nguyên tố hóa học đã cho dưới đây:

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát, tiếp nhận câu hỏi, trả lời

- GV quan sát và hướng dẫn HS thực hiện

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày câu trả lời, ghi chép

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

 

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trả lời câu hỏi:

+ Chu kì là gì? Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học có mấy chu kì? Bao nhiêu chu kì lớn, bao nhiêu chu kì nhỏ?

- GV kết luận, yêu cầu HS quan sát hình 4.4, trả lời câu hỏi:

+ Mỗi chu kì bắt đầu từ nhóm nào và kết thúc ở nhóm nào?

+ Em hãy chỉ sự tuần hoàn ở mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát, tiếp nhận câu hỏi, trả lời

- GV quan sát và hướng dẫn HS thực hiện

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày câu trả lời, ghi chép

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

 

Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu về nhóm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu: Quan sát hình 4.5, cho biết những nguyên tố nào có tính chất tương tự nhau?

- GV yêu cầu HS làm bài tập luyện tập: Dựa vào hình 4.2, hãy hoàn thành các thông tin còn thiếu trong bảng sau:

Nguyên tố

Kí hiệu hóa học

Nhóm

Chu kì

Calcium

?

?

?

?

P

?

?

Xenon

?

?

?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát, tiếp nhận câu hỏi, trả lời

- GV quan sát và hướng dẫn HS thực hiện

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày câu trả lời, ghi chép

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

2. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

a. Mô tả cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Cấu tạo bảng tuần hoàn :

+ Bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố hóa học mà vị trí được đặc trưng bởi ô nguyên tố, chu kì và nhóm

+ Các nguyên tố họ lanthnide và họ actinide được xếp riêng thành 2 hàng ở cuối bảng tuần hoàn

 

 

 

 

 

 

 

b. Tìm hiểu ô nguyên tố trrong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Các thông tin trong một ô nguyên tố hóa học gồm:

+ Số hiệu nguyên tử

+ Kí hiệu nguyên tố hóa học

+ Tên nguyên tố

+ Khối lượng nguyên tử

- Số hiệu nguyên tử cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân và số electron trong nguyên tử.

*BT luyện tập:

Những thông tin cơ bản về nguyên tố Oxygen:

+ Số hiệu nguyên tử: 8

+ Kí hiệu nguyên tố hóa học: O

+ Tên nguyên tố: oxygen

+ Khối lượng nguyên tử: 16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Tìm hiểu về chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Chu kì là tập hợp các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử theo hàng ngang.

- Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.

 

*Thảo luận:

+ Mỗi chu kì bắt đầu từ nhóm IA và kết thúc ở nhóm VIIIA

+ Trong mỗi chu kì các nguyên tố được xếp thành hàng tăng dần điện tích hạt nhân. Mỗi chu kì bắt đầu bằng nguyên tố có 1 electron lớp ngoài cùng, tiếp theo là nguyên tố có 2 electron lớp ngoài cùng và cứ thế kết thúc chu kì bằng 1 nguyên tố có 8 electron lớp ngoài cùng và tiếp tục một chu kì mới.

 

 

 

 

 

 

 

d. Tìm hiểu về nhóm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Nhóm là tập hợp các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau và được xếp thành cột, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân.

*Thảo luận:

Những nguyên tố có tính chất tương tự nhau là:

·        H, Li, Na, K, Rb, Cs, Fr

·        F, Cl, Br, I, At, Ts

·        He, Ne, Ar, Kr, Xe, Rn, Og

*BT luyện tập:

Nguyên tố

Kí hiệu hóa học

Nhóm

Chu kì

Calcium

Ca

IIA

4

?

P

VA

2

Xenon

Xe

VIIIA

5

Hoạt động 3. Các nguyên tố kim loại

  1. Mục tiêu: Biết được các thông tin về nguyên tố kim loại nhóm A và nguyên tố kim loại nhóm B.
  2. Nội dung: GV tổ chức tìm hiểu theo nhóm, tìm hiểu, thảo luận và trả lời câu hỏi
  3. Sản phẩm học tập: HS nắm rõ kiến thức
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm:

+ Nhóm 1. Tìm hiểu các nguyên tố kim loại nhóm A và thảo luận trả lời câu hỏi: Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết vị trí (nhóm, chu kì) của các nguyên tố K, Mg, Al?

+ Nhóm 2. Tìm hiểu các nguyên tố kim loại nhóm B và thảo luận trả lời câu hỏi: Một kim loại ở thể lỏng trong điều kiện thường, được ứng dụng để chế tạo nhiệt kế. Đó là kim loại nào? Cho biết vị trí (chu kì, nhóm) của các nguyên tố kim loại đó.

- GV đưa ra kết luận chung, yêu cầu HS thảo luận, trả lời bài tập vận dụng: Mỗi kim loại đều có vai trò và ứng dụng khác nhau trong đời sống, em hãy cho biết những kim loại nào thường được dùng để làm trang sức. Dựa vào hình 4.2, em hãy cho biết vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, tiếp nhận câu hỏi, trả lời

- GV phân tích và hướng dẫn vấn đề HS còn chưa nắm được.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày câu trả lời, ghi chép nội dung chính.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

3. Các nguyên tố kim loại

a. Tìm hiểu các nguyên tố kim loại nhóm A

- Nguyên tố kim loại nhóm A gồm nhóm IA, IIA (trừ nguyên tố hydrogen), IIIA (trừ nguyên tố boron)...

+ Nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA được gọi là nhóm kim loại kiềm.

+ Nguyên tố kim loại thuộc nhóm IIA gọi là nhóm kim loại kiềm thổ.

*Thảo luận:

+ Nguyên tố K nhóm chu kì IA, chu kì 4

+ Nguyên tố Mg nhóm IIA, chu kì 2

+ Nguyên tố Al nhóm IIIA, chu kì 3

 

b. Tìm hiểu các nguyên tố kim loại nhóm B

- Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.

- Một số kim loại nhóm B có ứng dụng rộng rãi: iron, copper, silver,...

*Thảo luận: Kim loại đó là Mercury (thủy ngân), kí hiệu hóa học là Hg, thuộc nhóm IIB, chu kì 6.

=> Kết luận chung:

Hơn 80% các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn là kim loại, bao gồm một số nguyên tố nhóm A và tất cả các nguyên tố nhóm B.

*BT vận dụng:

Một số kim loại được làm đồ trang sức:

+ Gold (vàng) kí hiệu hóa học Au, ô 79, chu kì 6, nhóm IB

+ Silver (bạc) kí hiệu hóa học Ag, ô 47, chu kì 5, nhóm IB


Hoạt động 4. Các nguyên tố phi kim

  1. Mục tiêu: Chỉ ra được vị trí của nhóm nguyên tố phi kim
  2. Nội dung: GV trình bày, đặt câu hỏi, HS trả lời
  3. Sản phẩm học tập: HS chỉ được vị trí của nhóm nguyên tố phi kim
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu thảo luận, trả lời câu hỏi: Carbon, nitrogen, oxygen và chlorine là những nguyên tố phí kim phổ biến và gần gũi trong đời sống. Em hãy cho biết vị trí (nhóm, chu kì) của chúng trong bảng tuần hoàn?

- Từ kết quả thảo luận, GV chốt lại vị trí của nhóm nguyên tố phi kim, mở rộng kiến thức (sgk).

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập vận dụng: Tìm hiểu qua thực tế, hãy cho biết nguyên tố phi kim nào có trong thành phần của kem đánh răng? Nguyên tố phi kim nào có trong thành phần muối ăn? Chúng thuộc chu kì và nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin sgk, trao đổi, thảo luận

- GV quan sát quá trình HS thực hiện

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung luyện tập.

4. Các nguyên tố phi kim

*Thảo luận:

Tên nguyên tố

Nhóm

Chu kì

Carbon

IVA

2

Nitrogen

VA

2

Oxygen

VIA

2

Chlorine

VIIA

3

*Kết luận:

Các nguyên tố phi kim bao gồm:

+ Nguyên tố hydrogen ở nhóm IA

+ Một số nguyên tố nhóm IIIA và IVA

+ Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA và VIIA.

*BT vận dụng:

+ Nguyên tố Fluorine (F) có trong thành phần kem đánh răng

+ Chlorine (Cl) có trong thành phần muối ăn.

+ F thuộc nhóm VIIA, chu kì 2

+ Cl thuộc nhóm VIIA, chu kì 3

 

Hoạt động 5. Nhóm các nguyên tố khí hiếm

  1. Mục tiêu: Chỉ ra được vị trí của nhóm nguyên tố khí hiếm.
  2. Nội dung: GV trình bày, đặt câu hỏi, HS trả lời
  3. Sản phẩm học tập: HS nắm vững kiến thức
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu các nguyên tố khí hiếm trong nhóm VIIIA. GV đặt câu hỏi: Em hãy nhận xét về số electon lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm?

- GV kết luận, yêu cầu HS hoàn thành bài tập vận dụng: Vào những dịp Tết hay lễ hội ở một số thành phố hoặc khu vui chơi giải trí công cộng, chúng ta thường nhìn thấy những khinh khí cầu đủ màu sắc bay trên bầu trời. Theo em, người ta đã bơm khí nào vào khinh khí cầu? Vì sao?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát bảng nguyên tố, trao đổi, thảo luận. GV quan sát quá trình HS thực hiện

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung luyện tập.

5. Nhóm các nguyên tố khí hiếm

*Thảo luận: Nguyên tử các nguyên tố khí hiếm có 8 electron ở lớp ngoài cùng (riêng He chỉ có 2 electron).

*Kết luận:

Nhóm cuối cùng trong bảng tuần hoàn là nhóm các nguyên tố khí hiếm (nhóm VIIIA).

*BT vận dụng:

Người ta bơm khí helium vào khinh khí cầu vì nó nhẹ, ở điều kiện thường heli trơ, không hỗ trợ sự cháy, không màu không độc.

 

 

 

 

 

 

 

=> Bắt đầu từ năm học 2023 -2024. Chương trình hóa học lớp 8 thay đổi chương trình mới. Giáo án hóa học 8 chân trời đã được soạn chi tiết: Giáo án word và giáo án Powerpoint. Ngoài ra, kenhgiaovien có đủ giáo án của các môn của 3 bộ sách: Kết nối, Chân trời, Cánh diều

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học
  3. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi câu hỏi trắc nghiệm:
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện :

- GV trình chiếu câu hỏi:

Câu 1. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo:

  1. Thứ tự chữ cái trong từ điển
  2. Thứ tự tăng dần điện tích hạt nhân
  3. Thứ tự tăng dần số hạt electron lớp ngoài cùng
  4. Thứ tự tăng dần số hạt neutron

Câu 2. Ô nguyê tố hóa học cho biết mấy thông tin cơ bản:

  1. 2 B. 3 C. 4            D. 5

Câu 3. Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần ?

  1. K, Na, Li, Rb B. Li, K, Rb, Na
  2. Na, Li, Rb, K D. Li, Na, K, Rb

Câu 4. Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm?

  1. O, S, Se B. N, O, F C. Na, Mg, K        D. Ne, Na, Mg

Câu 5. Những nguyê tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một chu kì?

  1. Li, Si, Ne B. Mg, P, Ar C. K, Fe, Ag       D. B, Al, In

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả lời:

- GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung tiếp theo.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: giúp HS vận dụng kiến thức đã vào áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 4,5 sgk:

Câu 4. Cho các nguyên tố sau : Ge, S, Br, Pb, C, Mo, Ba, Ar, Hg. Hãy sắp xếp chúng vào bảng dưới đây :

Câu 5. Hãy xác định vị trí (ô nguyên tố, chu kì, nhóm) của các nguyên tố sau trong bảng tuần hoàn:

  1. Magnesium (Mg)
  2. Neon (Ne)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành và báo cáo kết quả:

 => Ngoài ra, Hệ thống có sãn trọn bộ đầy đủ cả năm của cả giáo án hóa học word 9 , powepoint hóa học 9. Bộ giáo án được soạn đầy đủ tất cả các bài sách giáo khoa và thêm nhiều bài tập củng cố kiến thức.

4.

Kim loại

Phi kim

Khí  hiếm

Ge, Pb, Mo, Ba, Hg

S, Br, C

Ar

  1. a) Mg
  • Ô nguyên tố: 12
  • Chu kì: 3
  • Nhóm: IIA
  1. b) Ne
  • Ô nguyên tố: 10
  • Chu kì: 2
  • Nhóm: VIIIA

- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc bài học.

*Hướng dẫn về nhà:

- Ôn tập và ghi nhớ kiến thức vừa học.

- Hoàn thành bài tập sgk

- Tìm hiểu nội dung bài 3.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

 

Giáo án hóa học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án hóa học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: giáo án hóa học 7, giáo án hóa học 7 chân trời, giáo án lớp 7 CTST, giáo án chân trời hóa học 7

Tài liệu giảng dạy môn Hóa học THCS

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay