Trắc nghiệm đúng sai KHTN 7 chân trời Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hóa học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 4: SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Câu 1: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Hiện nay bảng tuần hoàn có tất cả 8 chu kì.
b) Các nguyên tố trong cùng một chu kì được sắp xếp theo hàng dọc.
c) Chu kì nhỏ gồm các chu kì 1, 2, 3.
d) Chu kì lớn gồm các chu kì 4, 5, 6, 7.
Đáp án:
a) Sai | b) Sai | c) Đúng | d) Đúng |
Câu 2: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Các nguyên tố thuộc nhóm IA được gọi là nhóm kim loại kiềm.
b) Hơn 90% các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn là kim loại.
c) Các nguyên tố thuộc nhóm IIA được gọi là nhóm kim loại kiềm thổ.
d) Nguyên tố boron thuộc nhóm IIA nên là nguyên tố kim loại.
Đáp án:
Câu 3: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Các nguyên tố phi kim tập trung ở các nhóm VA, VIA, VIIA.
b) Các nguyên tố kim loại nằm ở nhóm VIIIA.
c) Các nguyên tố kim loại có mặt ở tất cả các nhóm trong bảng tuần hoàn.
d) Các nguyên tố lanthanide và actinide, mỗi họ gồm 14 nguyên tố được xếp riêng thành hai dãy cuối bảng.
Đáp án:
Câu 4: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Ở điều kiện thường, các phi kim có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí.
b) Nhóm nguyên tố phi kim VIA được gọi là nhóm nguyên tố halogen.
c) Các đơn chất thuộc nhóm halogen có màu sắc đậm dần từ fluorine tới iodine.
d) Các đơn chất thuộc nhóm halogen không độc hại đối với các sinh vật.
Đáp án:
Câu 5: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều giảm dần của điện tích hạt nhân.
b) Các nguyên tố phi kim tập trung chủ yếu ở nhóm VIIIA.
c) Cấu trúc của bảng tuần hoàn gồm các ô nguyên tố, chu kì và nhóm.
d) Các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất gần giống nhau.
Đáp án:
Câu 6: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Cho biết các nguyên tử của nguyên tố M có 3 lớp electron và có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
a) M thuộc nhóm IA.
b) M thuộc ô số 11.
c) Nguyên tố M có 13 electron.
d) Nguyên tố M là phi kim.
Đáp án:
Câu 7: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
b) Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.
c) Số thứ tự của chu kì bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.
d) Số lớp electron chính là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Đáp án:
Câu 8: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Biết một nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +8.
a) X thuộc nhóm VA.
b) Nguyên tố X là nguyên tố oxygen.
c) Nguyên tố X tan nhiều trong nước
d) Nguyên tố X duy trì sự sống và sự cháy.
Đáp án:
Câu 9: Nguyên tố magnesium thuộc chu kì 3, nhóm IIA.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Nguyên tố magnesium có 2 lớp electron.
b) Kí hiệu hóa học của nguyên tố magnesium là Mg.
c) Magnesium là nguyên tố kim loại.
d) Nguyên tố magnesium có 3 electron ở lớp ngoài cùng.
Đáp án:
Câu 10: Hydrogen là nguyên tố nhẹ nhất trong tất cả các nguyên tố và phổ biến nhất trong vũ trụ.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Hydrogen kí hiệu hóa học là H.
b) Hydrogen thuộc chu kì 1.
c) Hydrogen thuộc nhóm IIA.
d) Hydrogen là nguyên tố kim loại.
Đáp án:
=> Giáo án KHTN 7 chân trời Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học