Trắc nghiệm đúng sai KHTN 9 chân trời Bài 8: Điện trở. Định luật Ohm

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) Bài 8: Điện trở. Định luật Ohm sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo

BÀI 8: ĐIỆN TRỞ. ĐỊNH LUẬT OHM

Câu 1: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện là bao nhiêu? 

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Điện trở của dây dẫn là 40V.

b) Hiệu điện thế sau khi giảm là 10A..

c) Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là 0,2A.

d) Hiệu điện thế sau khi giảm là 8V.

Đáp án:

a) Sai

b) Sai 

c) Đúng

d) Đúng 

Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Đơn vị của điện trở suất là Ôm mét (Ω.m).

b) Điện trở suất là một đại lượng đặc trưng cho khả năng dẫn điện của vật liệu.

c) Điện trở của một dây dẫn kim loại chỉ phụ thuộc vào chiều dài của dây.

d) Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với tiết diện của dây.

Đáp án:

Câu 3: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Vật liệu có điện trở suất càng lớn thì khả năng dẫn điện càng tốt.

b) Công thức tính điện trở của dây dẫn là R = ρL/S, trong đó R là điện trở, ρ là điện trở suất, L là chiều dài và S là tiết diện.

c) Một dây dẫn có điện trở suất lớn hơn sẽ có điện trở nhỏ hơn một dây dẫn khác có cùng chiều dài và tiết diện.

d) Đơn vị của tiết diện dây dẫn trong công thức tính điện trở là mét vuông (m²).  

Đáp án:

Câu 4: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?

a) Biến trở con chạy là một dụng cụ dùng để thay đổi điện trở trong mạch điện.

b) Sợi dây quấn quanh lõi biến trở thường làm bằng đồng.

c) Lõi của biến trở thường được làm bằng sứ.

d) Khi lắp đặt biến trở, ta nên đặt con chạy C ở vị trí gần đầu dây hơn để đảm bảo an toàn.

Đáp án:

Câu 5: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Điện trở được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch điện.

b) Các dây dẫn điện có điện trở rất nhỏ.

c) Điện trở là một đại lượng vật lý không đổi.

d) Đơn vị của điện trở là Ampe (A).

Đáp án:

Câu 6: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?

a) Khi sử dụng biến trở, cần chú ý đến công suất định mức của nó để tránh bị cháy.

b) Biến trở được sử dụng rộng rãi trong các mạch điện điều khiển tốc độ động cơ.

c) Biến trở chỉ có thể được sử dụng trong các mạch điện một chiều.

d) Điện trở suất của vật liệu làm dây quấn biến trở càng lớn thì biến trở càng dễ điều chỉnh.

Đáp án:

Câu 7: Biết điện trở suất của nhôm là  2,8.10-8Ωm , của vonfram là 5,5.10-8 Ωm, của sắt là  12.10-8Ωm. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Sắt dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn nhôm.

b) Nhôm dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện kém hơn vonfram.

c) Vonfram dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn nhôm.

d) Nhôm dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn sắt.

Đáp án:

Câu 8: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Cường độ dòng điện không những phụ thuộc vào hiệu điện thế mà còn phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.

b) Cường độ dòng điện không phụ thuộc vào vào hiệu điện thế và cũng không phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.

c) Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở electron của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

d) Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

Đáp án:

Câu 9: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?

a) Điện trở giúp dòng điện chạy qua dễ dàng hơn.

b) Điện trở khác nhau có tác dụng cản trở dòng điện khác nhau.

c) Điện trở càng nhỏ thì hiệu suất của mạch điện càng cao.

d) Điện trở càng lớn thì dòng điện chạy qua càng mạnh.

Đáp án:

Câu 10: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?

a) 1 kiloOhm bằng 1000 Ohm.

b) Theo định luật Ohm, cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn.

c) Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.

d) Điện trở tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện.

Đáp án:

=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 8: Điện trở. Định luật Ohm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Vật lí 9 chân trời sáng tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay