Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 8 cánh diều Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 8 Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản sách Cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: =>

BÀI 13: TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN

Câu 1: Cho bảng thông tin sau: 

 TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN

Khi buổi thảo luận về Cách mạng Tân Hợi, các bạn học sinh đưa ra một số ý kiến như sau:

a) Cách mạng Tân Hợi bùng nổ vào ngày 10/10/1911 tại Vũ Xương và nhanh chóng giành thắng lợi.

b) Ngày 1/1/1912, chính phủ lâm thời Trung Hoa Dân Quốc được thành lập tại Bắc Kinh, Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống.

c) Sau khi khởi nghĩa Vũ Xương thắng lợi, cách mạng tiếp tục lan rộng ra các khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên và miền Bắc Trung Quốc vào tháng 12/1911.

d) Tháng 2/1912, Tôn Trung Sơn nhường chức Tổng thống cho Viên Thế Khải, đánh dấu sự kết thúc hoàn toàn của chế độ quân chủ ở Trung Quốc.

Câu 2: Cho đoạn thông tin sau:

“Cách mạng Tân Hợi đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền cộng hoà, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc. Cuộc cách mạng này còn ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.”

a) Sau Cách mạng Tân Hợi, Trung Quốc ngay lập tức trở thành một quốc gia dân chủ và ổn định về chính trị.

b) Cách mạng Tân Hợi đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc và thiết lập nền cộng hoà đầu tiên trong lịch sử nước này.

c) Sau Cách mạng Tân Hợi, Trung Quốc nhanh chóng trở thành một quốc gia thuộc địa của các nước phương Tây.

d) Cách mạng Tân Hợi tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

Câu 3: Cho thông tin:

 

“Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản hình thành rõ nét qua sự xuất hiện các công ty độc quyền và chính sách xâm lược thuộc địa. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, đặc biệt trong công nghiệp, thương nghiệp, đường sắt và hàng hải, dẫn đến sự ra đời của các tập đoàn lớn như Mitsui, Mitsubishi, chi phối cả kinh tế và chính trị. Sức mạnh kinh tế tạo điều kiện để Nhật Bản thực hiện chính sách bành trướng, với các thắng lợi trong các cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1894–1895), xâm lược Đài Loan (1895), Nga-Nhật (1904–1905), đồng thời mở rộng đầu tư và khai thác tài nguyên ở nước ngoài.”

Khi bàn về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản, các bạn học sinh đưa ra ý kiến như sau:

a) Các tập đoàn lớn như Mitsui và Mitsubishi chỉ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và không có ảnh hưởng đến chính trị Nhật Bản.

b) Chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản hình thành rõ nét qua sự xuất hiện các công ty độc quyền và chính sách xâm lược thuộc địa vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

c) Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Nhật Bản thể hiện rõ trong các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, đường sắt và hàng hải.

d) Nhật Bản chỉ tập trung phát triển kinh tế trong nước mà không mở rộng đầu tư và khai thác tài nguyên ở nước ngoài.

=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 8 cánh diều cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay