Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 8 cánh diều Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 8 Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn sách Cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
BÀI 4: XUNG ĐỘT NAM – BẮC TRIỀU, TRỊNH – NGUYỄN
Câu 1: Cho đoạn thông tin về sự ra đời của Vương triều Mạc:
“Vào đầu thế kỉ XVI, triều đại Lê sơ rơi vào khủng hoảng và suy yếu. Quan lại, địa chủ và cường hào lộng hành, khiến nhân dân ở nhiều nơi nổi dậy đấu tranh. Trong bối cảnh đất nước rối ren, các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực, thao túng triều đình, trong đó nổi bật nhất là Mạc Đăng Dung. Năm 1527, Mạc Đăng Dung buộc vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi, chính thức thành lập vương triều Mạc”.
Có một số nhận định như sau:
a) Các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực, gây ra sự bất ổn trong triều đình.
b) Năm 1527, Mạc Đăng Dung buộc vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi, bắt đầu chính thức thành lập vương triều Mạc.
c) Vào đầu thế kỉ XVI, triều đại Lê sơ vẫn duy trì được sự ổn định, không có tình trạng khủng hoảng.
d) Mạc Đăng Dung là người duy nhất có ảnh hưởng lớn trong giai đoạn này, không có sự chống đối.
Câu 2: Cho đoạn thông tin sau:
“(Năm 1570) Bấy giờ nhân dân các huyện ở Thanh Hoá tan tác tháo chạy, ruộng đồng bỏ không cày cấy, nhiều người bị chết đói… (Năm 1571) Năm ấy đất Thanh Hoá mất mùa, dân đói to, nhiều người xiêu giạt… (Năm 1572) Năm ấy, các huyện ở Nghệ An, đồng ruộng bỏ hoang, không thu được hạt thóc nào, dân đói to, lại bị bệng dịch, chết đến quá nửa, nhiều người xiêu giạt, kẻ thì lần vào Nam, người thì giạt ra Bắc, trong hạt rất tiêu điều… (Năm 1589) Ngày 15, mặt trăng phạm vào sao Tuế. Đại hạn, Gạo kém. Nhiều người xiêu tán… (Năm 1592) Tháng 7 ngày mồng 6, lụt thình lình, nước sông chảy tràn, gò đống bị ngập, đạo Thanh Hoá lúa má mất mùa. Ngày 15 lại bị lụt. Dân miền Tây Nam cũng bị đói kém…”
Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 3, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.
Khi thảo luận về hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều, các bạn học sinh đưa ra những ý kiến sau:
a) Các huyện Thanh Hoá, Nghệ An và Hải Dương đều không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong giai đoạn này.
b) Các hiện tượng thiên tai như lũ lụt và hạn hán không xảy ra trong giai đoạn này.
c) Trong các năm từ 1570 đến 1594, các tỉnh miền Bắc Việt Nam chịu nhiều đợt mất mùa và đói kém, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh.
d) Người dân ở các huyện Thanh Hoá và Nghệ An đã phải di cư vào Nam để tìm đất sống sau các năm mất mùa liên tiếp.
Câu 3: Cho bảng thông tin về nguyên nhân bùng nổ xung đột Trịnh – Nguyễn sau:
Thời gian | Sự kiện |
Năm 1558 | Nguyễn Hoàng được Lê Trung Hưng cử làm Trấn thủ Thuận Hóa, sau đó là Quảng Nam. |
Sau 1558 | Quyền lực của Nguyễn Hoàng và họ Nguyễn ở Thuận – Quảng ngày càng lớn. |
Năm 1613 | Nguyễn Hoàng qua đời, mâu thuẫn giữa chính quyền Lê – Trịnh và họ Nguyễn gia tăng. |
Năm 1627 | Nhà Lê trung hưng đưa quân đánh vào Thuận Hóa, xung đột Trịnh – Nguyễn bùng nổ. |
Năm 1672 | Hai bên ngừng chiến. |
Các bạn đưa ra một số ý kiến:
a) Nguyễn Hoàng được nhà Lê trung hưng cử vào làm Trấn thủ Thuận Hoá trong bối cảnh xung đột Nam – Bắc triều.
b) Sau khi Nguyễn Hoàng qua đời, mâu thuẫn giữa chính quyền Lê – Trịnh và họ Nguyễn giảm đi đáng kể.
c) Xung đột giữa Trịnh và Nguyễn chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và không có ảnh hưởng lâu dài.
d) Đến năm 1672, hai bên Trịnh – Nguyễn đã ngừng chiến tranh sau nhiều năm xung đột.
=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn