Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 8 cánh diều Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 8 Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX sách Cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
BÀI 15: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:
“Năm 1792, sau khi vua Quang Trung qua đời, con trưởng là Quang Toản lên ngôi nhưng triều đình Tây Sơn nhanh chóng suy yếu do mâu thuẫn nội bộ. Tận dụng thời cơ, năm 1801, Nguyễn Ánh dẫn quân đánh chiếm Phú Xuân (Huế), buộc Quang Toản phải chạy ra Bắc Hà. Đến giữa năm 1802, Nguyễn Ánh tiến quân ra Bắc, lật đổ triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn với niên hiệu Gia Long và chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô. Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước thành Việt Nam.”
Khi thảo luận về sự ra đời của nhà Nguyễn, các bạn học sinh đưa ra một số ý kiến như sau:
a) Nguyễn Ánh đã lợi dụng tình hình triều Tây Sơn suy yếu, năm 1801 tiến quân đánh chiếm Thăng Long, buộc Quang Toản phải chạy vào Nam.
b) Sau khi lên ngôi, Gia Long chọn Thăng Long làm kinh đô của triều Nguyễn.
c) Mâu thuẫn nội bộ triều Tây Sơn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu và sụp đổ của triều đại này.
d) Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn và lập ra triều Nguyễn với niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô.
Câu 2: Cho thông tin sau:

Khi thảo luận về quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nhà Nguyễn, có một số nhận định như sau:
a) Năm 1803, triều Nguyễn tái lập Đội Hoàng Sa với nhiệm vụ đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ.
b) Năm 1833, nhà Nguyễn cho quân đội ra đóng giữ Hoàng Sa để bảo vệ ngư dân.
c) Năm 1869, vua Minh Mạng ra lệnh hằng năm phải cử người ra Hoàng Sa cắm mốc, dựng bia chủ quyền.
d) Năm 1816, vua Gia Long chính thức xác lập chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bằng cách cắm cờ.
Câu 3: Cho bảng thông tin:
Lĩnh vực | Chính sách và kết quả | Hạn chế |
Nông nghiệp | Khai hoang, tu sửa đê điều, mở rộng đất canh tác (năm 1847 đạt gần 4,3 triệu mẫu), lập đồn điền ở Nam Kì. | Ruộng đất tập trung vào địa chủ, nông dân thiếu đất, lũ lụt, hạn hán thường xuyên. |
Thủ công nghiệp | Lập xưởng đúc tiền, sản xuất vũ khí, duy trì làng nghề truyền thống (gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc,...). | Chế độ công tượng hà khắc, thuế nặng, sản xuất kém phát triển. |
Thương nghiệp | Thống nhất đất nước, mở rộng chợ, sửa đường sá, duy trì buôn bán với Trung Quốc, Xiêm, Mã Lai,... | Hạn chế giao thương với phương Tây, kìm hãm buôn bán tư nhân. |
Các bạn học sinh đưa ra ý kiến như sau:
a) Trong nông nghiệp, nhà nước đã thực hiện khai hoang, tu sửa đê điều, mở rộng đất canh tác và lập đồn điền ở Nam Kì.
b) Thủ công nghiệp có sự phát triển với việc duy trì làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc và thành lập các xưởng đúc tiền, sản xuất vũ khí.
c) Nông nghiệp phát triển đồng đều, ruộng đất được phân chia công bằng giữa nông dân và địa chủ.
d) Thương nghiệp hoàn toàn tự do, không bị hạn chế trong giao thương với phương Tây và không bị kiểm soát bởi chính quyền.
=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX