Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 8 cánh diều Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 8 Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII sách Cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
BÀI 6: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII
Câu 1: Cho đoạn thông tin dưới đây:
“Giữa thế kỷ XVIII, chính quyền Đàng Ngoài rơi vào khủng hoảng. Chúa Trịnh Giang mê hưởng lạc, quan lại tham nhũng, bóc lột dân chúng. Ruộng đất bị địa chủ chiếm đoạt, nông nghiệp suy yếu, thủ công nghiệp và thương nghiệp sa sút do thuế nặng. Thiên tai liên tiếp xảy ra, gây mất mùa, đói kém tràn lan.”
Khi thảo luận về bối cảnh lịch sử ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII, các bạn học sinh đưa ra một số ý kiến như sau:
a) Chúa Trịnh Giang là một người có tài trị quốc, cải cách mạnh mẽ để đưa Đàng Ngoài phát triển.
b) Ruộng đất được phân chia công bằng cho nông dân, giúp nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
c) Quan lại thời kỳ này tham nhũng, bóc lột dân chúng, khiến đời sống nhân dân ngày càng khổ cực.
d) Do chính sách thuế nặng, thủ công nghiệp và thương nghiệp Đàng Ngoài rơi vào tình trạng sa sút.
Câu 2: Cho bảng thông tin sau:
Trong buổi thảo luận về “Một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII”, có một số nhận định như sau:
a) Sau khi Hoàng Công Chất qua đời, con trai ông tiếp tục chỉ huy khởi nghĩa đến năm 1769.
b) Cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo bắt đầu vào năm 1751 và kết thúc năm 1769.
c) Cả ba cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương và Nguyễn Hữu Cầu đều kết thúc vào năm 1751.
d) Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo khởi nghĩa từ năm 1741, và hoạt động của nghĩa quân lan rộng đến nhiều vùng như Kinh Bắc, Sơn Nam, Nghệ An.
Câu 3: Cho bảng thông tin dưới đây:
Nội dung | Thông tin |
Ý nghĩa | - Phản ánh ý chí đấu tranh chống áp bức, chống cường quyền của nhân dân. - Thể hiện sức mạnh quần chúng trong lịch sử đấu tranh xã hội. |
Tác động | - Báo hiệu sự suy yếu không thể cứu vãn của chính quyền Lê – Trịnh. - Góp phần làm lung lay nền thống trị của chính quyền Lê – Trịnh. - Buộc chính quyền phải điều chỉnh chính sách như giảm nhẹ thuế khóa, tu sửa đê điều,... |
Các bạn học sinh đưa ra một số ý kiến như sau:
a) Phong trào nông dân đã thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, chống cường quyền của nhân dân lao động, đồng thời báo hiệu sự suy yếu của chính quyền Lê – Trịnh.
b) Những cuộc nổi dậy của nông dân đã gây áp lực buộc chính quyền phải thực hiện một số chính sách nhượng bộ như giảm thuế, sửa đê điều để trấn an dân chúng.
c) Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn giữa các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực.
d) Phong trào khởi nghĩa nông dân không có tác động gì đến sự thay đổi xã hội, vì cuối cùng chính quyền Lê – Trịnh vẫn tiếp tục duy trì sự cai trị ổn định.
=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII