Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 8 cánh diều Bài 9: Các nước Âu – Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 8 Bài 9: Các nước Âu – Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX sách Cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
BÀI 9: CÁC NƯỚC ÂU – MỸ TỪ CUỐI THỂ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
Câu 1: Cho bảng thông tin sau:
Nước đế quốc | Thuộc địa chính |
Anh | Ấn Độ, Ai Cập, Sudan, Nigeria, Kenya, Nam Phi, Canada, Úc, New Zealand, Myanmar, Malaysia, Singapore, Hồng Kông. |
Pháp | Việt Nam, Lào, Campuchia (Đông Dương), Algeria, Tunisia, Maroc, Madagascar, Tây Phi thuộc Pháp (gồm nhiều quốc gia như Senegal, Mali, Bờ Biển Ngà), Syria, Liban. |
Đức | Cameroon, Togo, Namibia (Tây Nam Phi thuộc Đức), Tanzania (Đông Phi thuộc Đức), một phần Papua New Guinea. |
Mỹ | Philippines, Puerto Rico, Guam, Quần đảo Hawaii (sáp nhập năm 1898), Quần đảo Samoa thuộc Mỹ. |
Trong buổi thảo luận về những thuộc địa của một số nước đế quốc đầu thế kỉ XX, các bạn học sinh đưa ra một số ý kiến như sau:
a) Anh có thuộc địa trải dài trên nhiều châu lục, bao gồm cả Canada, Úc, New Zealand và một số nước châu Phi như Sudan và Nigeria.
b) Mỹ từng chiếm đóng Philippines và kiểm soát Guam.
c) Pháp chỉ có thuộc địa duy nhất ở khu vực Đông Dương, gồm Việt Nam, Lào và Campuchia.
d) Đức sở hữu nhiều thuộc địa lớn ở châu Á, bao gồm cả Myanmar và Malaysia.
Câu 2: Cho đoạn thông tin sau:
“Đế quốc Anh được gọi là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất trải rộng khắp thế giới với khoảng 33 triệu km2 với 400 triệu dân, chiếm ¼ diện tích và dân số thế giới, gấp 3 lần thuộc địa của Pháp và 12 lần thuộc địa của Đức.”
a) Đế quốc Anh được gọi là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất, chiếm ¼ diện tích và dân số thế giới.
b) Đế quốc Anh tập trung phát triển công nghiệp trong nước thay vì khai thác tài nguyên từ thuộc địa.
c) Chính sách cai trị của Anh ở các thuộc địa chủ yếu theo mô hình trực tiếp, kiểm soát chặt chẽ về hành chính.
d) Hệ thống thuộc địa của Anh rộng khoảng 33 triệu km2 với 400 triệu dân.
Câu 3: Cho thông tin sau đây:
Trong buổi thảo luận về những chuyển biến văn hoá Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII, các bạn học sinh lần lượt đưa ra ý kiến như sau:
a) Các tổ chức độc quyền (tơ-rớt) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Mỹ, tiêu biểu là Rốc-co-phe-lơ (dầu mỏ), Moóc-gan (thép), Pho (ô tô).
b) Sản lượng công nghiệp của Mỹ vào cuối thế kỷ 19 vẫn xếp sau Anh và Pháp, chưa thể vươn lên hàng đầu thế giới.
c) Học thuyết Môn-rô được Mỹ thực hiện nhằm mở rộng ảnh hưởng ở Mỹ Latinh.
d) Trong chính trị đối nội, Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền, bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân.
=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 9: Các nước Âu – Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX