Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 8 cánh diều Bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 8 Bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII sách Cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: =>

BÀI 7: PHONG TRÀO TÂY SƠN THẾ KỈ XVIII

Câu 1: Cho thông tin dưới đây: 

 PHONG TRÀO TÂY SƠN THẾ KỈ XVIII

Trong buổi thảo luận về nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII, các bạn học sinh đưa ra một số ý kiến như sau:

a) Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng lớn mạnh, được lòng dân.

b) Tầng lớp quý tộc, quan lại ở Đàng Trong chủ yếu lo ăn chơi, hưởng thụ hơn là chăm lo cho đất nước.

c) Do chính sách cai trị tốt, Đàng Trong không gặp phải nạn thiên tai, mất mùa hay đói kém.

d) Nhân dân Đàng Trong phải chịu chế độ thuế khoá nặng nề, đời sống vô cùng khó khăn.

Câu 2: Cho bảng thông tin sau:

Trong buổi thảo luận về “Một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII”, có một số nhận định như sau:

a) Năm 1777, quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, Nguyễn Ánh chạy thoát.

b) Quân Tây Sơn khởi nghĩa từ Quy Nhơn và từng bước mở rộng kiểm soát từ Bình Thuận đến Quảng Nam.

c) Năm 1786, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lật đổ chúa Trịnh, sau đó giao chính quyền Đàng Ngoài cho vua Lê.

d) Năm 1787, vua Lê Chiêu Thống chạy lên phía Bắc cầu viện nhà Minh để đối phó với quân Tây Sơn.

Câu 3: Cho đoạn thông tin sau:

“Phong trào Tây Sơn giành thắng lợi nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức, tinh thần yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc. Sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân cùng tài chỉ huy xuất sắc của bộ chỉ huy nghĩa quân, đặc biệt là Nguyễn Huệ – Quang Trung, đã góp phần quyết định vào thành công của phong trào. Những thắng lợi này không chỉ khẳng định sức mạnh của quần chúng mà còn đặt nền móng cho sự thống nhất đất nước, xóa bỏ chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh – Lê. Đặc biệt, chiến thắng trước quân Xiêm và quân Thanh đã bảo vệ vững chắc nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và để lại nhiều bài học giá trị về nghệ thuật quân sự.”

Các bạn học sinh đưa ra một số nhận định như sau:

a) Nguyễn Huệ – Quang Trung là một trong những nhà chỉ huy xuất sắc, có công lớn trong thành công của phong trào Tây Sơn.

b) Phong trào Tây Sơn giành thắng lợi chủ yếu nhờ sự hỗ trợ của các thế lực nước ngoài.

c) Phong trào Tây Sơn chỉ nhằm lật đổ chính quyền phong kiến mà không có mục tiêu thống nhất đất nước.

d) Những chiến thắng trước quân Xiêm và quân Thanh giúp bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 8 cánh diều cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay