Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 8 cánh diều Bài 8: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 8 Bài 8: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII sách Cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
BÀI 8: KINH TẾ, VĂN HOÁ VÀ TÔN GIÁO ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII
Câu 1: Cho thông tin dưới đây:
“Trong các thế kỷ XVI – XVII, mặc dù chịu ảnh hưởng từ các cuộc xung đột, nông nghiệp ở Đàng Ngoài vẫn tiếp tục phát triển nhờ công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích canh tác và xây dựng hệ thống đê điều. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ XVIII, nông nghiệp suy thoái nghiêm trọng, nhiều ruộng đất bị bỏ hoang, đê điều hư hỏng và mất mùa xảy ra trên diện rộng. Trong khi đó, ở Đàng Trong, chính quyền các chúa Nguyễn tích cực thực hiện các chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp và khai hoang lập làng, giúp kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ với diện tích canh tác ngày càng mở rộng.”
Trong buổi thảo luận về tình hình nông nghiệp trong các thế kỉ XVI - XVIII, các bạn học sinh đưa ra một số ý kiến như sau:
a) Chính quyền Lê - Trịnh có những chính sách khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt và xây dựng đê điều để phát triển nông nghiệp.
b) Trong thế kỷ XVI – XVII, nông nghiệp ở Đàng Ngoài vẫn phát triển nhờ khai hoang và hệ thống đê điều, chỉ đến thế kỷ XVIII mới suy thoái nghiêm trọng.
c) Đến đầu thế kỷ XVIII, nông nghiệp Đàng Ngoài suy thoái, nhiều ruộng đất bị bỏ hoang, đê điều hư hỏng, mất mùa xảy ra.
d) Các chúa Nguyễn thực hiện chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích canh tác và khai hoang lập làng.
Câu 2: Cho bảng thông tin sau:
Khu vực | Nội dung |
Trong nước | - Ở vùng đồng bằng và ven biển, nhiều chợ, phố xá hình thành. - Xuất hiện thêm một số đô thị: Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam)... |
Nước ngoài | - Thế kỉ XVII: + Nhiều thương nhân châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á) và thương nhân châu Âu (Bồ Đào Nha, Hà Lan,...) đến buôn bán, lập thương điếm. + Sản phẩm trao đổi đa dạng như len, dạ, đồ trang sức, tơ tằm, trầm hương, ngà voi, đường, hương liệu quý,... - Đầu thế kỉ XVIII: + Trao đổi, buôn bán với các nước phương Tây dần sa sút. + Chủ yếu duy trì buôn bán với thương nhân Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á. |
Có một số nhận định như sau:
a) Sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp đã thúc đẩy hoạt động thương mại, làm xuất hiện nhiều chợ và đô thị như Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An.
b) Các thương nhân nước ngoài đến Đại Việt chủ yếu đến từ châu Âu như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh.
c) Sản phẩm trao đổi trong thời kỳ này rất đa dạng, bao gồm cả hàng xa xỉ như trầm hương, ngà voi, tơ lụa, và đồ trang sức.
d) Hoạt động thương mại quốc tế của Đại Việt phát triển mạnh hơn vào đầu thế kỷ XVIII so với thế kỷ XVII.
Câu 3: Trong buổi thảo luận về những chuyển biến văn hoá Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII, các bạn học sinh lần lượt đưa ra ý kiến như sau:
a) Khi sự chuyển biến trong tôn giáo diễn ra khi một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền bá Thiên Chúa giáo, dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiết Tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ.
b) Ở làng xã, các tín ngưỡng truyền thống được duy trì như thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu,…
c) Dòng văn chữ Hán chiếm ưu thế, dòng văn chữ Nôm phát triển hơn trước, gồm nhiều thể loại như thơ, truyện,… là những chuyển biến về nghệ thuật.
d) Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu là điêu khắc gỗ trong các đình, chùa với những nét chạm khắc tinh xảo, sống động.